Bướu cổ

Bướu cổ

Bệnh bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyến giáp trạng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bướu cổ, nhưng nguyên nhân điển hình nhất vẫn là tình trạng thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn uống hàng ngày. 

Liên hệ đặt khám bướu cổ với bác sĩ Bình theo số 0886006167 

1. Bệnh bướu cổ là gì

2. Triệu chứng của bệnh bướu cổ

3. Tác hại của bệnh bướu cổ

4. Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ

5. Biến chứng của bệnh bướu cổ

6. Điều trị bệnh bướu cổ

7. Địa chỉ khám bướu cổ

8. Bác sĩ điều trị

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

1. Bệnh bướu cổ là gì?

Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp, là tình trạng tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường. Sự tăng thể tích của tuyến giáp trạng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy bằng mắt thường. Bướu cổ được phân làm 2 loại là: bướu giáp lan tỏa và bướu giáp nhân (đa nhân và đơn nhân).

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh bướu cổ

Bướu cổ thường nhận dạng thông qua kích thước:

  • Bướu nhỏ: thường phát hiện tình cờ qua dấu hiệu sưng, có thể thấy rõ ràng khi bạn cạo râu hoặc trang điểm, hoặc khám lâm sàng hay thông qua phương tiện chẩn đoán hình ảnh
  • Bướu lớn: Cảm giác như cổ bị chèn ép, tức cổ, ho, khàn tiếng, khó nuốt, khó thở

Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.

Nếu phát hiện ra triệu chứng bệnh nguy hiểm khi bướu giáp xưng to, và có các triệu chứng bất thường trên, bạn cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị như xạ trị hoặc phẫu thuật.

Chú ý rằng: khi có các triệu chứng hãy liên hệ khám ngay với bác sĩ. Bệnh được điều trị càng sớm, các tác hại của bệnh càng được giảm thiểu. Vì mục tiêu mang sức khỏe đến cuộc sống, bạn nên kiểm tra tránh nguy cơ phát hiện muộn ung thư.

3. Tác hại của bệnh bướu cổ

Đừng chủ quan với bệnh bướu cổ, bởi vì nó đem đến cho bạn khá nhiều phiền toái, thậm chí là nguy hiểm. Các tác hại có thể kể đến bao gồm:

- Bướu cổ khiến cho tuyến giáp lồi ra gây mất thẩm mỹ cho người bệnh

- Bướu cổ khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt, ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh

- Khi suy giáp, sẽ gây nên nhiều triệu chứng có hại cho người bệnh như: yếu cơ, giảm trí nhớ, da khô, táo bón, da nhám, tăng cân, rụng tóc, nói chậm, khó thở, phù mi mắt, phù ngoại, sợ lạnh, khàn giọng, giảm tiết mồ hôi, chán ăn, da lạnh, rối loạn tâm thần, lưỡi to, rong kinh, phù mặt, điếc, tóc khô, đau vùng trước ngực, da tái nhợt.

- Khi cường giáp sẽ gây cho người bệnh những triệu chứng như giảm cân đột ngột, nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, tăng sự thèm ăn, căng thẳng, lo lắng và khó chịu, run – thường là run rẩy tay và các ngón tay, ra mồ hôi, thay đổi kinh nguyệt, tăng nhạy cảm với nhiệt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, yếu cơ, khó ngủ, lồi nhãn cầu, hoặc mắt sưng đỏ, quá rát hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.

- Trong trường hợp xấu nhất, bướu giáp ác tính nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ lan ra gây di căn đến nhiều cơ quan và khiến cho người bệnh tử vong.

Để được chẩn đoán và điều trị bệnh bướu cổ, hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246

4. Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bướu cổ, như là:

  • Thiếu i-ốt: i-ốt là yếu tố cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp, thiếu i-ốt sẽ gây ra bệnh bướu cổ. 
  • Bệnh Graves: Đây là tình trạng hormone tuyến giáp dư thừa hay còn gọi là cường giáp.
  • Bệnh Hashimoto: kết quả của việc suy tuyến giáp
  • Bướu cổ Multinodular
  • Bướu độc tuyến giáp
  • Viêm nhiễm
  • Ung thư tuyến giáp

Các yếu tố nguy cơ dễ gây ra bướu cổ

Bướu cổ có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Chúng có thể có mặt ngay khi bạn sinh ra và xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời. Một số những tác nhân chính gây ra bướu cổ:

  • Thiếu i-ot: Những người sống ở những nơi thiếu iốt và những người không bổ sung đủ iốt sẽ có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ cao.
  • Là phụ nữ: Bởi vì phụ nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn, họ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh bướu cổ.
  • Tuổi tác: Bướu cổ thường gặp hơn sau tuổi 40.
  • Tiền sử bệnh: Trong gia đình hoặc bản thân bạn có tiền sử bệnh tự miễn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ
  • Mang thai và mãn kinh: Vì những lý do không hoàn toàn rõ ràng, các vấn đề về tuyến giáp có nhiều khả năng xảy ra hơn trong thai kỳ và mãn kinh.
  • Một số loại thuốc: Một số điều trị y tế, bao gồm thuốc tim và thuốc thần kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Tiếp xúc với bức xạ: Nguy cơ mắc bệnh bướu cổ tăng cao nếu như bạn tiếp xúc quá nhiều với bức xạ như: xạ trị vùng cổ, ngực, phơi nhiễm phóng xạ do làm việc tại các khu hạt nhân...

5. Biến chứng của bệnh bướu cổ

Những bướu nhỏ sẽ không gây ra các vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ, bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên khi các bướu lớn hơn có thể làm cho bạn khó thở hoặc khó nuốt và có thể gây ho và khàn tiếng. Ngoài ra, bướu cổ có nguyên nhân từ một vài điều kiện đặc biệt có thể liên quan đến vài triệu chứng, từ sự mệt mỏi và tăng cân đến việc giảm cân không mong muốn, khó chịu và khó ngủ.

6. Điều trị bệnh bướu cổ

Chuẩn đoán

Bác sĩ có thể chuẩn đoán ra bạn bị bướu cổ hay thông cảm giác ở cổ và nuốt xuống của bạn trong một cuộc khám sức khoẻ định kỳ hoặc các xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp như:

  • Siêu âm tuyến giáp
  • Xét nghiệm hormone
  • Xét nghiệm kháng thể
  • Quét tuyến giáp
  • Sinh thiết

Điều trị

Điều trị bệnh Bướu cổ tùy thuộc vào kích thước của các bệnh, dấu hiệu và triệu chứng, nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh. Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:

  • Phẫu thuật 
    • Nghi ngờ trong chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, tế bào học)
    • Nhân ác tính
    • Kích thước lớn hơn 40mm
  • Nội khoa: Theo dõi thông qua việc sử dụng thuốc liên tục 6 tháng đến 1 năm

Chú ý không nên tự ý điều trị theo các thông tin đọc được, tất cả các thông tin như vậy chỉ mang tính tham khảo, hãy tuân theo chỉ dẫn từ các bác sĩ.

Lời khuyên: Để điều trị bướu cổ hiệu quả, bạn nên hẹn khám tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bình là một chuyên gia hàng đầu trong điều trị bướu cổ với hơn 25 năm kinh nghiệm. 

Chi phí khám, điều trị, mổ bướu cổ là bao nhiêu tiền?

Bệnh bướu cổ thường điều trị bằng ngoại khoa hoặc nội khoa. Bởi vậy không có câu trả lời cụ thể cho chi phí khám, trị liệu bệnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, Hello Doctor muốn nhấn mạnh rằng, để an toàn cho bản thân, KHÔNG tự ý dùng thuốc hay không điều trị, hãy gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán, lên phác đồ, liệu trình điều trị cho phù hợp càng sớm càng tốt. 

Các thông tin nên đọc:

7. Địa chỉ phòng khám bướu cổ

HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ : 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10

Điện thoại: 028 7305 0022

 

HÀ NỘI

Địa chỉ :Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa

Điện thoại: 024 7305 0022

Bướu cổ nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Liên hệ đặt khám bướu cổ theo số 1900 1246

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Xuân Trường

    Tôi từng tự ti và khổ sở vì bướu cổ. Sau khi phẫu thuật với bác sĩ Bình, đến nay tôi đã được trị khỏi. Cảm ơn bác sĩ.

    24/10/2017
  • Trung Hiếu

    Trước đây tôi bị bướu cổ, cục bướu to đi đâu cũng bị người ta nhìn với ánh mắt hiếu kỳ, cảm giác như mình là sinh vật kỳ lạ. Mong mọi người bị đều khỏi bệnh và trở lại bình thường.

    16/10/2017
  • Nguyễn Hồng Hà

    Trước đây nghĩ rằng chỉ ăn thiếu mối iốt mới bị bướu cổ. Đến khi mắc bệnh rồi đi khám bác sĩ nói mới biết do rối loạn tuyến giáp.

    05/10/2017
  • Nguyễn Thành

    Tôi được biết phải ăn muối I-ốt mới không bị bướu cổ, vậy ăn bao nhiêu thì đủ ạ

    29/09/2017
  • Lò Tiến Lực

    Tôi bị bệnh bướu cổ và đã điều trị với bác sĩ Bình. Đến giờ tôi đã khỏi hẳn rồi. Vì vậy ai đang bị bệnh thì nên đi điều trị ngay đi ạ.

    21/09/2017
Xem thêm đánh giá

Nguyễn văn phú (03/05/2019)
Mẹ tôi 82t bị bướu đa nhân hai thuỳ chụp ct chèn nhẹ đường thở tôi muốn khám bs HOÀNG BÌNH xin cho đ/c phòng khám . Cám Ơn nhiều !!!
Hello Doctor (04/05/2019)
Chào bạn Phú, để khám bệnh với bác sĩ Hoàng Bình, bạn có thể đến hai địa chỉ 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh hoặc Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể liên hệ đặt khám trước với bác sĩ theo số điện thoại 1900 1246.
Bui văn điện(05/04/2019)
BS cho em hỏi e bị bướu giáp nhân thùy p 22.8*13.5mm cho e hỏi có cách trị nào khác ngoài mổ k ạ?
Mai Hà Trang (14/11/2018)
Da chào bs e mới sinh được hơn 3 tháng .gan đây đi khám ma bs nói e bị cường giáp phải uống thuốc và cho con cai sữa.nhung về nhà con e khó quá e k cái sữa được với lại bé còn quá nhỏ nên k bỏ bú được.vay bs có phương pháp nào điều trị cho e k
Hello Doctor (17/11/2018)
Chào bạn Trang, do mức độ bệnh của bạn chúng tôi không năm được, nên không thể đưa ra kết luận gì. Bạn nên đến gặp bác sĩ của bạn để hỏi xem có thể thử phương pháp không. Nếu bác sĩ vẫn khẳng định phải sử dụng thuốc thì bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Nguyễn thị thuý hằng(10/08/2018)
Chào BS. E đang bị nổi j ngay dưới hàm... Sờ vào đau.. Mà thấy nó có cục y như hạch mà to ạ dài nữa... E k bít mình đang bị j? Xin bs giúp e với ạ
HỒ HỮU HÀ (09/10/2018)
Xin chào bác sĩ, cho e hỏi e bị bứu cổ tuyến giáp phình giáp hạt vùng eo. Có đi khám ở bệnh viện gia định rồi và cũng khám ở bệnh viện ung bứu, chỉ cho e thuốc uống thôi ạ. Do e ở xa điều kiện và kinh tế đi lại khó khăn, bệnh của e có thể mổ ngay được không ạ, xin bác sĩ có thể tư vấn giúp e. Và chữa bệnh cho e ạ. E xin cảm ơn ạ
Đặng văn Hiền (27/05/2018)
Tôi năm nay 19 đang nuôi con nhỏ.khám bs bảo bị biếu cổ người gầy yếu da nhợt nhạt muốn hỏi bs là phải bị biếu cổ k và chữa như thế nào ạ
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?
Bướu cổ
U tuyến giáp lành tính nên mổ khi bướu giáp to ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hoặc có chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn thêm về...
Xét nghiệm bướu cổ chính xác ở đâu, khi nào cần làm xét nghiệm bướu cổ?
Bướu cổ
Xét nghiệm bướu cổ chính xác gồm những xét nghiệm sau: T3, T4, FT3, FT4, FSH. Các chỉ số bất thường phản ảnh việc bướu giáp bị cường giáp hoặc suy...
Bệnh bướu giáp đơn nhân, dấu hiệu, biểu hiện và cách điều trị
Triệu trứng
Đa số bệnh nhân đến khám bệnh tuyến giáp có biểu hiện lâm sàng là do bướu giáp đơn nhân, và một phần trong số này được chỉ...
Bệnh bướu giáp đa nhân - dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị
Triệu trứng
Bệnh bướu cổ được phân làm 2 loại là: bướu giáp lan tỏa và bướu giáp nhân (đơn nhân hoặc đa nhân), trong đó đặc biệt nguy hiểm...
Dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng và biến chứng bệnh bướu cổ
Triệu trứng
Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng điển hình của bệnh bướu cổ là việc có một bướu to ở cổ và ngày một lớn dần. Trong một số trường hợp, nếu...
Xem thêm tin liên quan