Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing là căn bệnh khiến cho việc sản xuất cortisol gặp phải vấn đề, từ đó khiến cho bệnh nhân có những triệu chứng như xuất hiện bướu mỡ.

1. Hội chứng Cushing là gì

2. Triệu chứng của hội chứng Cushing

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing

4. Biến chứng của hội chứng Cushing

5. Điều trị của hội chứng Cushing

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Hội chứng Cushing là gì?

Hội chứng Cushing xảy ra khi cơ thể bạn tiếp xúc với lượng hormone Cortisol cao trong một thời gian dài. Hội chứng Cushing, đôi khi được gọi là Hypercortisolism, có thể do sử dụng thuốc Corticosteroid đường uống. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi cơ thể bạn tự tạo ra quá nhiều cortisol.

Quá nhiều Cortisol có thể tạo ra một số dấu hiệu nổi bật của hội chứng Cushing - bướu mỡ giữa vai, mặt tròn, và vết rạn da màu hồng hoặc tím trên da. Hội chứng Cushing cũng có thể gây ra huyết áp cao, mất xương và, đôi khi là bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Các phương pháp điều trị hội chứng Cushing có thể làm cho việc sản xuất cortisol của cơ thể trở lại bình thường và cải thiện đáng kể các triệu chứng. Việc điều trị bắt đầu càng sớm thì cơ hội phục hồi càng cao.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của hội chứng Cushing

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Cushing có thể khác nhau tùy thuộc vào mức cortisol thừa.

Dấu hiệu và triệu chứng thông thường liên quan đến béo phì và thay đổi da như:

  • Sự tăng cân và sự tích tụ mô mỡ, đặc biệt ở vùng trung tâm và lưng trên, mặt (mặt trăng tròn), và giữa hai vai (bướu trâu)
  • Dấu hiệu căng da hồng hoặc tím (striae) trên da vùng bụng, đùi, vú và cánh tay
  • Da mỏng, nhạy cảm và dễ bầm tím
  • Chậm lành vết cắt, vết côn trùng cắn và nhiễm trùng
  • Mụn trứng cá

Phụ nữ có hội chứng Cushing có thể gặp:

Đàn ông có hội chứng Cushing có thể gặp:

Triệu chứng của hội chứng Cushing

Các triệu chứng của hội chứng Cushing

Các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm:

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng liên quan đến hội chứng Cushing, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc Corticosteroid để điều trị một bệnh như hen, viêm khớp hoặc viêm đại tràng.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing

Nồng độ hormone cortisol cao gây ra hội chứng Cushing. Cortisol, được tạo ra trong tuyến thượng thận, đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Ví dụ, cortisol giúp điều chỉnh huyết áp và giữ cho hệ thống tim mạch hoạt động bình thường.

Cortisol cũng giúp cơ thể phản ứng lại căng thẳng và điều chỉnh chuyển hóa protein, carbohydrate và chất béo từ việc ăn uống thành năng lượng sử dụng được. Tuy nhiên, khi mức cortisol quá cao trong cơ thể, bạn có thể bị hội chứng Cushing.

Vai trò của thuốc Corticosteroid

Hội chứng Cushing có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bên ngoài cơ thể (hội chứng Cushing ngoại sinh). Một ví dụ là dùng thuốc Corticosteroid đường uống với liều cao trong một khoảng thời gian dài. Những thuốc này, như prednisone, có tác dụng tương tự trong cơ thể cũng như cortisol được sản xuất bởi cơ thể.

Các thuốc Corticosteroid đường uống cần thiết để điều trị các bệnh viêm, như viêm khớp dạng thấp, lupus và hen suyễn, hoặc để ngăn cơ thể bạn đào thải cơ quan cấy ghép. Vì liều điều trị thường cao hơn lượng cortisol mà cơ thể bạn cần mỗi ngày nên có thể xảy ra phản ứng phụ từ cortisol thừa.

Hội chứng Cushing cũng có thể bắt nguồn từ corticosteroids tiêm - ví dụ như tiêm lặp lại cho đau khớp, viêm bao hoạt dịch và đau lưng. Các loại thuốc steroid dạng hít (dùng cho bệnh hen) và các loại kem bôi ngoài da steroid (được sử dụng cho các chứng rối loạn da như chàm) thường không gây hội chứng Cushing nhiều như corticosteroid đường uống. Tuy nhiên, ở một số người, các thuốc này có thể gây ra hội chứng Cushing, đặc biệt nếu dùng liều cao.

Sự sản xuất quá mức của cơ thể

Tình trạng này cũng có thể là do cơ thể của bạn sản xuất quá nhiều cortisol (hội chứng Cushing nội sinh). Điều này có thể xảy ra do sản xuất dư thừa bởi một hoặc cả hai tuyến thượng thận, hoặc sản xuất quá nhiều hoocmon adrenocorticotropic (ACTH), thường điều tiết sản xuất cortisol, Trong những trường hợp này, hội chứng Cushing có thể liên quan đến:

U tuyến yên: U lành tính của tuyến yên, nằm ở đáy não, tiết ra một lượng ACTH dư thừa, qua đó kích thích tuyến thượng thận tạo ra cortisol nhiều hơn. Khi dạng hội chứng này phát triển, nó được gọi là bệnh Cushing. Nó xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ và là hình thức phổ biến nhất của hội chứng Cushing nội sinh. (Để biết thêm thông tin về bênh u tuyến yên, bạn có thể tham khảo tại u tuyến yên)

Khối u tiết ACTH lạc chỗ: Đôi khi, khối u phát triển trong cơ quan thông thường không sản sinh ACTH, khối u sẽ bắt đầu tiết ra quá nhiều hormone này, dẫn đến hội chứng Cushing. Những khối u này, có thể không ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính), thường gặp ở phổi, tuyến tụy, tuyến giáp hoặc tuyến ức.

Bệnh tuyến thượng thận nguyên phát; Ở một số người, nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing là sự tiết ra cortisol thừa mà không phụ thuộc vào kích thích từ ACTH và liên quan đến rối loạn tuyến thượng thận. Phổ biến nhất của những rối loạn này là khối u không ung thư của vỏ thượng thận, được gọi là adenoma tuyến thượng thận.

Các khối u ung thư của vỏ thượng thận (adrenocortical carcinomas) rất hiếm, nhưng cũng có thể gây hội chứng Cushing. Thỉnh thoảng, phì đại dạng nốt lành tính của tuyến thượng thận có thể dẫn đến hội chứng Cushing.

Hội chứng Cushing Gia đình: Đôi  khi, người ta thừa hưởng khuynh hướng phát triển khối u trên một hoặc nhiều tuyến nội tiết, ảnh hưởng đến mức cortisol và gây ra hội chứng Cushing.

4. Biến chứng của hội chứng Cushing

Nếu không điều trị, các biến chứng của hội chứng Cushing có thể bao gồm

  • Loãng xương, có thể gây gãy xương bất thường, như gãy xương sườn và gãy xương ở chân
  • Tăng huyết áp 
  • Đái tháo đường tuýp 2
  • Nhiễm trùng thường xuyên hoặc bất thường
  • Nhược cơ

Biến chứng của hội chứng Cushing

Biến chứng của hội chứng Cushing

5. Các phương pháp điều trị hội chứng Cushing

Chẩn đoán

Hội chứng Cushing có thể rất khó để chẩn đoán, đặc biệt là hội chứng Cushing nội sinh, bởi vì các tình trạng khác có chung các dấu hiệu và triệu chứng. Chẩn đoán hội chứng Cushing có thể là một quá trình lâu dài. Bạn sẽ không có bất kỳ câu trả lời chắc chắn nào về tình trạng của bạn cho đến khi được thăm khám nhiều lần.

Thăm khám sức khỏe

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khoẻ, tìm kiếm các dấu hiệu của hội chứng Cushing. Bác sĩ có thể nghi ngờ hội chứng Cushing nếu bạn có dấu hiệu như mặt trăng tròn, mô mỡ giữa hai vai và cổ (bướu trâu) và da mỏng có vết thâm tím, vết rạn da.

Nếu bạn đã dùng thuốc corticosteroid trong một thời gian dài, bác sĩ có thể nghi ngờ rằng thuốc là nguyên nhân gây nên hội chứng Cushing. Nếu bạn không sử dụng thuốc corticosteroid, các xét nghiệm chẩn đoán này có thể giúp xác định nguyên nhân:

Xét nghiệm nước tiểu và máu

Những xét nghiệm này đo lượng hormone trong nước tiểu và máu, để xem cơ thể có đang sản xuất cortisol quá mức hay không. Đối với xét nghiệm nước tiểu, bạn có thể được yêu cầu lấy nước tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ. Cả hai mẫu nước tiểu và mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để được phân tích mức cortisol.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm đặc hiệu khác để đánh giá máu và nước tiểu giúp xác định xem hội chứng Cushing có xuất hiện hay không và giúp xác định nguồn gốc của việc sản xuất hormone quá mức.

Những xét nghiệm này thường liên quan đến việc đo nồng độ cortisol trước và sau khi kích thích hoặc ức chế bằng các loại thuốc hormone khác.

Xét nghiệm nước bọt 

Mức Cortisol thường tăng giảm trong suốt cả ngày. Ở những người không có hội chứng Cushing, mức độ cortisol giảm đáng kể vào buổi tối. Bằng cách phân tích nồng độ cortisol từ một mẫu nước bọt nhỏ được lấy vào đêm khuya, các bác sĩ có thể xem liệu nồng độ cortisol quá cao hay không, để chẩn đoán hội chứng Cushing.

Chuẩn đoán hình ảnh

Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ có thể cung cấp hình ảnh tuyến yên và tuyến thượng thận của bạn để phát hiện những bất thường, chẳng hạn như khối u.

Mẫu máu xoang đá.

Thử nghiệm này có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing nội sinh có nguồn gốc từ tuyến yên hay nơi khác. Đối với xét nghiệm, các mẫu máu được lấy từ các xoang đá - tĩnh mạch dẫn từ tuyến yên ra.

Một ống mỏng được chèn vào vùng đùi trên hoặc vùng háng trong khi bạn đang nằm thả lỏng, và luồn tới các xoang đá. Các mức ACTH được đo từ mẫu lấy ở xoang đá, và từ một mẫu máu lấy từ cẳng tay.

Nếu mức ACTH trong mẫu xoang đá cao hơn, thì vấn đề xuất phát từ tuyến yên. Nếu mức ACTH tương tự giữa xoang đá và cẳng tay, nguyên nhân của vấn đề nằm ở ngoài tuyến yên.

Những thử nghiệm này không chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán hội chứng Cushing, chúng cũng có thể giúp loại trừ các tình trạng bệnh lý khác với các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Ví dụ, hội chứng buồng trứng đa nang - một rối loạn hoóc môn ở phụ nữ có buồng trứng phì đại - có một số dấu hiệu và triệu chứng tương tự như Cushing, như tăng trưởng lông tóc quá mức và thời kỳ kinh nguyệt bất thường. Trầm cảm, rối loạn ăn uống và nghiện rượu cũng có thể giống với hội chứng Cushing một vài phần.

Điều trị

Mục đích của việc điều trị hội chứng Cushing là để hạ thấp nồng độ cortisol trong cơ thể. Cách điều trị tốt nhất phụ thuộc vào nguyên nhân của hội chứng. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

Giảm sử dụng corticosteroid: Nếu nguyên nhân của hội chứng Cushing là do sử dụng lâu dài các thuốc corticosteroid, bác sĩ có thể giữ các dấu hiệu và các triệu chứng Cushing dưới sự kiểm soát bằng cách giảm liều thuốc trong một khoảng thời gian, trong khi vẫn điều trị đầy đủ bệnh hen, viêm khớp hoặc các tình trạng khác. Đối với các vấn đề về y tế, bác sĩ có thể kê toa thuốc không corticosteroid, điều này sẽ cho phép giảm liều hoặc loại trừ việc sử dụng corticosteroid hoàn toàn.

Không tự giảm liều thuốc corticosteroid hoặc ngừng dùng chúng. Chỉ làm vậy dưới sự giám sát của bác sĩ. Đột ngưng ngừng các thuốc này có thể dẫn đến thiếu cortisol. Từ từ giảm dần các thuốc corticosteroid cho phép cơ thể tiếp tục sản xuất cortisol bình thường.

Phẫu thuật: Nếu nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing là khối u, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật. Các khối u tuyến yên được bác sĩ giải phẫu thần kinh loại bỏ, người có thể thực hiện thủ thuật thông qua mũi của bạn. Nếu khối u có ở tuyến thượng thận, phổi hoặc tuyến tụy, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ nó thông qua một phẫu thuật tiêu chuẩn hoặc trong một số trường hợp bằng cách sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, với các vết mổ nhỏ hơn.

Sau khi phẫu thuật, bạn cần phải dùng thuốc thay thế cortisol để cung cấp cho cơ thể lượng cortisol hợp lý. Trong hầu hết các trường hợp, cuối cùng việc sản xuất hoocmon tuyến thượng thận của cơ thể sẽ trở lại bình thường, và bác sĩ có thể giảm các loại thuốc thay thế.

Tuy nhiên, quá trình này có thể mất đến một năm hoặc lâu hơn. Trong một số trường hợp, những người bị hội chứng Cushing không bao giờ hồi phục lại chức năng thượng thận bình thường; nên họ cần phương pháp thay thế suốt đời.

Xạ trị: Nếu bác sĩ phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn khối u tuyến yên, họ thường sẽ đề nghị liệu pháp xạ trị kết hợp với phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị có thể được sử dụng cho những người không thích hợp để phẫu thuật.

Xạ trị có thể được tiêm liều nhỏ trong khoảng thời gian sáu tuần, hoặc bằng một kỹ thuật được gọi là xạ phẩu đích (dao phẫu thuật Gamma). Trong thủ thuật này, với một lần điều trị duy nhất, một liều phóng xạ lớn được đưa đến khối u, sẽ giảm thiệu sự phơi nhiễm phóng xạ đối với các mô xung quanh.

Thuốc: Thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát sản xuất cortisol khi phẫu thuật và xạ trị không hoạt động.

Điều trị hội chứng Cushing bằng thuốc

Lưu ý: Những loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân khi sử dụng thuốc phải thông qua bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc dưới mọi hình thức.

Nếu không có lựa chọn điều trị nào phù hợp hoặc có hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận (phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận hai bên). Thủ thuật này sẽ chữa khỏi sự sản sinh cortisol dư thừa, nhưng sẽ cần đến thuốc thay thế suốt đời.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Thời gian hồi phục của bạn từ hội chứng Cushing sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Hãy kiên nhẫn. Bạn không phát triển hội chứng Cushing chỉ sau một đêm, nên các triệu chứng của bạn cũng sẽ không biến mất chỉ sau một đêm. Trong thời gian chờ đợi, những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn trong cuộc hành trình lấy lại sức khoẻ.

  • Tăng hoạt động thể lực từ từ: Bạn có thể vội vã quay lại nhịp sống cũ của mình khiến bản thân gặp khó khăn, do những cơ bắp còn yếu của bạn cần thời gian để phụ hồi. Nên tập thể dục hoặc hoạt động ở mức độ hợp lý để cảm thấy thoải mái mà không quá sức. Bạn sẽ cải thiện từng chút một, và sự kiên trì của bạn sẽ được đền đáp.
  • Ăn uống hợp lý: Thực phẩm dinh dưỡng, bổ dưỡng cung cấp một nguồn nhiên liệu tốt cho cơ thể đang hồi phục của bạn và có thể giúp bạn giảm lượng cân đã tăng do hội chứng Cushing. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ canxi và vitamin D. Cả hai giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp củng cố xương, chống lại sự thiếu hụt mật độ xương thường xảy ra trong hội chứng Cushing.
  • Theo dõi sức khoẻ tâm lý của bạn: Trầm cảm có thể là một tác dụng phụ của hội chứng Cushing, nhưng nó cũng có thể kéo dài hoặc phát triển sau khi bắt đầu điều trị. Đừng bỏ qua hoặc chờ chứng trầm cảm tự hết. Nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc bác sĩ trị liệu nếu bạn bị trầm cảm, bị choáng ngợp hoặc gặp khó khăn trong quá trình hồi phục.
  • Làm dịu đau nhức: Bồn tắm nước nóng, mát-xa và các bài tập có tác động nhẹ, chẳng hạn như thể dục nhịp điệu dưới nước và thái cực quyền, có thể giúp làm giảm bớt chứng đau cơ khớp đi kèm với phục hồi hội chứng Cushing.

Các nhóm hỗ trợ có thể giúp ích trong việc đối mặt với bệnh tật và giúp người bệnh hồi phục sức khỏe từ các biến chứng do hội chứng Cushing. Họ mang bạn đến với những người đang phải đối phó với cùng một loại thách thức, gắn kết cả gia đình và bạn bè, cung cấp một môi trường mà bạn có thể chia sẻ những vấn đề chung.

Hội chứng Cushing nên được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Quang Liêm

    Bị cushing lúc nào cũng nặng nề, mặt mũi thì kiểu như uống rượu, làm gì cũng cảm thấy nặng nhọc.

    16/10/2017
  • Lê Thị Huyền Trang

    Nhờ bài viết mà tôi đã biết thêm thông tin về căn bệnh mới . Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

    05/10/2017
Lê thị khánh ly (01/12/2019)
Em biết đc mình bị hội chứng này do thuốc, vì thấy hầy nên e dùng thuốc tăg cân, sau khi sử dụng thì nhanh chóng tăng cân, thấy ăn ngon hơn, khoẻ hơn, nhưg mập k đều, mập mặt tròn vo, phần cơ thể bụng to, tay chân thì vẫn ốm. Khi ngưng thuốc thì mệt mỏi và không ăn được. Vậy, e có thể chữa khỏi bệnh, cơ thể có thể phát triển cân đối lại được không ạ?
Nguyễn duy tuyền (01/04/2018)
Con em bị cushing do thuoc. Bs giúp em voi. Cháu đang điều trị bằng hydro corticoi. Vậy có dc k ạ. Điều trị bằng cacha nào tốt nhất. Giup cháu với ạ.
Hello Doctor (17/04/2018)
Chào bạn Tuyền, Vì tôi không biết liều điều trị nên không thể nói tốt hay không. Nhưng điều trị Cushing với corticoid là đúng. Bạn hãy tin tưởng bác sĩ, theo dõi diễn tiến đáp ứng điều trị của con bạn nhé.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...