Nhuyễn xương

Nhuyễn xương

Bệnh nhuyễn xương là căn bệnh mà hiện nay còn ít người biết đến. Trên thực tế, đây là căn bệnh nguy hiểm và khiến cho người bệnh gặp không ít khó khăn trong cuộc sống.

1. Bệnh nhuyễn xương là gì?

2. Triệu chứng của bệnh nhuyễn xương

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhuyễn xương

4. Biến chứng của bệnh nhuyễn xương

5. Điều trị bệnh nhuyễn xương

6. Phòng chống bệnh nhuyễn xương

7. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh nhuyễn xương là gì?

Nhuyễn xương (tên tiếng Anh là Osteomalacia) là tình trạng xương bị suy yếu. Các vấn đề liên quan đến sự hình thành xương hay quá trình hình thành cấu trúc xương là các nguyên nhân dẫn tới bệnh nhuyễn xương.

Nhuyễn xương khác với bệnh loãng xương. Loãng xương là sự suy yếu của xương đã được hình thành hoàn chỉnh và đang được tu sửa.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhuyễn xương

Các triệu chứng của bệnh nhuyễn xương bao gồm:

- Triệu chứng thường gặp nhất là xương dễ gãy.

- Một triệu chứng khác là suy nhược cơ. Điều này xảy ra là do bất thường tại vị trí cơ bám xương. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi đi bộ và có thể có dáng đi lạch bạch.

- Đau nhức trong xương, nhất là các xương hông, cũng là một triệu chứng rất thường gặp. Cơn đau âm ỉ, dai dẳng này có thể lan từ hông xuống thắt lưng, khung chậu, cẳng chân và thậm chí xương sườn.

Nếu bạn có mức độ calcium máu thấp, bạn còn có thể bị:

Hình ảnh chụp của bệnh nhân bị nhuyễn xương

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh nhuyễn xương, bạn nên đi khám bác sĩ để sớm được chẩn đoán và điều trị bệnh.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhuyễn xương

Nguyên nhân phổ biến gây nhuyễn xương thường do thiếu hụt vitamin D. Vitamin D là một chất quan trọng giúp bạn hấp thu calcium từ dạ dày.

Vitamin D còn giúp cân bằng mức calcium và phosphate cho sự hình thành xương hợp lý. Chất này được sản xuất từ sự tiếp xúc với tia UV trong ánh sáng mặt trời. Ngoài ra nó còn được hấp thu từ thức ăn như các sản phẩm bơ sữa và cá.

Thiếu vitamin D khiến cơ thể bạn không thể chuyển hóa calcium cần thiết cho việc tạo cấu trúc xương vững chắc. Điều này có thể là hậu quả từ chế độ ăn không hợp lý, thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời, hoặc vấn đề liên quan đến đường ruột.

Nếu bạn từng bị phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hay ruột non, bạn cũng có thể có vấn đề trong việc hấp thu vitamin D và sự phân giải thức ăn.

Những tình trạng sau có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin D:

  • Bệnh Celiac có thể phá hủy thành ruột và ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D.
  • Một số loại ung thư có thể làm rối loạn quá trình xử lý tổng hợp vitamin D.
  • Rối loạn thận và gan có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa vitamin D
  • Chế độ ăn thiếu phosphate có thể gây thiếu hụt phosphate, có thể sẽ dẫn đến bệnh nhuyễn xương.
  • Phenytoin và phenobarbital là các thuốc chữa trị động kinh, cũng có thể gây ra bệnh nhuyễn xương

Yếu tố nguy cơ gây bệnh nhuyễn xương

Nguy cơ bị bệnh nhuyễn xương cao nhất với những người vừa thiếu vitamin D trong chế độ ăn uống vừa ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chẳng hạn người lớn tuổi và người bệnh không thể ra khỏi nhà hoặc nhập viện.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh nhuyễn xương

Nếu bạn bị chứng nhuyễn xương, bạn có nhiều khả năng dễ bị gãy xương, đặc biệt là xương sườn, cột sống và cẳng chân.

5. Các phương pháp điều trị bệnh nhuyễn xương

Chuẩn bị trước khi đi khám

Hãy lập một danh sách bao gồm:

  • Các triệu chứng bạn gặp phải, kể cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến lý do bạn đi khám bệnh.
  • Thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm tình trạng sức khỏe, tiền căn gia đình
  • Tất cả các loại thuốc, vitamin hay các thực phẩm chức năng khác hiện đang dùng và liều lượng của chúng.
  • Những thắc mắc bạn muốn hỏi bác sĩ.

Về bệnh nhuyễn xương, những câu hỏi cơ bản cần hỏi bác sĩ gồm có:

  • Nguyên nhân gây ra những triệu chứng của tôi có thể là gì?
  • Tôi cần làm những kiểm tra gì?
  • Phương pháp điều trị nào thích hợp cho tôi?
  • Tôi có cần thay đổi chế độ ăn và lối sống như thế nào?
  • Tôi có nguy cơ gặp phải những biến chứng lâu dài từ tình trạng hiện tại không?
  • Có những tài liệu hay website nào về bệnh này nào tôi có thể đọc không?
  • Đừng ngần ngại hỏi những câu hỏi khác.

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn những câu hỏi sau:

  • Bạn thấy đau chỗ nào?
  • Từ khi nào bạn bị đau, và nó có tiến triển không?
  • Có chỗ nào đau khi ấn không?
  • Bạn bị đau liên tục hay gián đoạn lúc có lúc không?
  • Có yếu tố nào làm tăng hay giảm đau không?
  • Bạn có từng được phẫu thuật cầu nối dạ dày hay các phẫu thuật đường ruột khác.
  • Bạn đã có thử những điều trị nào cho đến giờ? Nó có giúp ích gì không?

Chẩn đoán

Xét nghiệm máu có những bất thường sau có thể gợi ý bạn có khả năng bị nhuyễn xương hoặc một rối loạn xương khác:

  • Hàm lượng vitamin D thấp
  • Hàm lượng calcium thấp
  • Hàm lượng phosphorus thấp

Bạn có thể còn được kiểm tra về isoenzyme phosphatase kiềm. Mức độ cao của những enzyme này báo hiệu bệnh nhuyễn xương.

Một loại xét nghiệm máu khác để kiểm tra mức độ hormone cận giáp. Mức độ cao của hormone này gợi ý sự thiếu hụt vitamin D và các vấn đề liên quan khác.

X quang và các loại chẩn đoán hình ảnh khác có thể cho thấy các vết nứt nhỏ của xương trên cơ thể bạn. Những vết nứt này được gọi là vùng chuyển dạng Looser. Vết nứt có thể bắt đầu bởi thậm chí những vết thương nhỏ.

Sinh thiết xương có thể cần làm để chẩn đoán xác định bệnh nhuyễn xương. Một cây kim sẽ được đâm xuyên qua da và cơ bắp bạn, đến xương để thu thập mẫu mô. Mẫu này sẽ đường cắt lát và kiểm tra qua kính hiển vi.
Thường thì X quang và xét nghiệm máu là đủ để chẩn đoán và sinh thiết xương là không cần thiết.

Điều trị

Nếu nhuyễn xương được phát hiện sớm, điều trị có thể đơn giản bằng thuốc uống bổ sung vitamin D, calcium và phosphate.

Nếu bạn có vấn đề về hấp thu do chấn thương ruột hay phẫu thuật, hoặc nếu bạn có chế độ ăn ít dinh dưỡng, đây có thể là lộ trình điều trị đầu tiên. Trong những trường hợp hiếm, bạn có dùng vitamin D qua đường tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch ở tay.

Bạn có thể sẽ được yêu cầu dành nhiều thời gian ra ngoài nhà để tiếp xúc ánh sáng mặt trời cho cơ thể sản xuất đủ vitamin D dưới làn da bạn.

Nếu bạn có tình trạng tiềm ẩn khác ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin D, chúng cần được điều trị. Xơ gan và suy thận cần được điều trị để giảm nhẹ bệnh nhuyễn xương.

Trong những ca bệnh nhuyễn xương hoặc còi xương nặng, trẻ em có thể phải mặc bộ đồ hỗ trợ hoặc phẫu thuật để sửa chữa xương biến dạng.

Với mức độ vitamin D, calcium và phosphorus tăng cao, sự cải thiện có thể thấy được trong một vài tuần. Sự hồi phục hoàn toàn của xương mất khoảng 6 tháng.

Thực phẩm nhiều vitamin D người nhuyễn xương nên ăn

Biện pháp khắc phục và tự chăm sóc

Nếu bạn bị nhuyễn xương do chế độ ăn thiếu vitamin D, bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn bằng những loại thức ăn giàu chất đó, chẳng hạn:

  • Ngũ cốc
  • Phô mai
  • Trứng
  • Cá (cá hồi, cá ngừ, …)
  • Gan
  • Sữa
  • Nước cam ép (có bổ sung vitamin D)
  • Yogurt

Ngoài ra bạn có thể ra ngoài trời để gặp ánh nắng nhiều hơn.

6. Cách phòng chống bệnh nhuyễn xương

Nhuyễn xương gây ra bởi chế độ ăn nghèo vitamin D hoặc ít ra ngoài ánh nắng thường có thể được ngăn ngừa bằng cách: 

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D. 
  • Uống viên bổ sung, nếu cần thiết. Nếu bạn không có đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hoặc bạn có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sự hấp thu của hệ tiêu hóa, hãy đề nghị bác sĩ cho bạn liều bổ sung vitamin D và calcium nếu cần.

Việc phơi nhiễm không an toàn dưới ánh nắng có thể tăng nguy cơ bị ung thư da. Chưa có sự thống nhất giữa các chuyên gia về mức độ phơi nắng bao nhiêu là an toàn và đủ để phòng ngừa bệnh nhuyễn xương.

Bệnh nhuyễn xương nên được phát hiện sớm để bệnh nhân có phương pháp điều trị bệnh kịp thời và cảnh giac với những nguy cơ gây tổn thương đến xương. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...