Phát ban và phù mạch

Phát ban và phù mạch

Phát ban và phù mạch là những bệnh về da liễu thường gặp trong cuộc sống. Bệnh có thể được điều trị với nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là dùng thuốc.

1. Phát ban và phù mạch là gì

2. Triệu chứng của bệnh phát ban và phù mạch

3. Nguyên nhân gây ra bệnh phát ban và phù mạch

4. Biến chứng của bệnh phát ban và phù mạch

5. Điều trị phát ban và phù mạch

6. Phòng chống bệnh phát ban và phù mạch

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh phát ban và phù mạch là gì?

Phát ban – hay còn gọi là mày đay – là phản ứng của da gây nên hiện tượng ngứa, nó có thể tạo nên những chấm nhỏ đến những đốm lớn có đường kính vài inch. Phát ban có thế được gây ra do dị ứng với các loại thực phẩm, thuốc hoặc một chất khác.

Phù mạch là sự sưng lên, ảnh hưởng đến mô dưới da, thường xảy ra ở mặt và môi. Trong đa số trường hợp, phát ban và phù mạch không có hại và không để lại dấu hiệu lâu dài, thậm chí không cần điều trị.

Cách điều trị phổ biến nhất của phát ban và phù mạch là sử dụng thuốc kháng histamine. Phù mạch nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu sưng xảy ra ở cổ họng hay lưỡi, dẫn đến cản trở đường thở.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh phát ban và phù mạch

Phát ban

Các đốm do phát ban gây ra thường:

  • Có màu đỏ hoặc nâu đỏ
  • Ngứa dữ dội
  • Có hình bầu dục hoặc hình dạng như con giun
  • Nhỏ hơn một inch đến trên vài inch

Hầu hết phát ban sẽ biến mất trong vòng 24 giờ. Các phát ban mạn tính có thể kéo dài nhiều tháng hoặc đến nhiều năm. 

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh phát ban

Phù mạch

Phù mạch có triệu chứng tương tự như phát ban, ảnh hưởng đến các mô dưới da. Bệnh thường xuất hiện ở xung quanh mắt, má hoặc môi. Phát ban và phù mạch có thể xảy ra riêng lẽ hoặc cùng một lúc.

Dấu hiệu và triệu chứng của phù mạch:

  • Các vết lớn, dày, cứng chắc nổi lên  ở da
  • Sưng lên và ửng đỏ
  • Đau hoặc ấm ở vùng da bị phù mạch

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh phù mạch

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn có thể điều trị phát ban và phù mạch ngay tại nhà. Hãy đến bác sĩ nếu triệu chứng vẫn kéo dài đến vài ngày sau đó. Cần cấp cứu ngay nếu bạn thấy cổ họng bạn sưng lên hoặc bạn cảm thấy khó thở.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh phát ban và phù mạch

Phát ban và phù mạch có thể được gây ra bởi:

Thức ăn: nhiều loại thức ăn gây ra bệnh với những người bị dị ứng với các loại thức ăn này. Động vật có vỏ, cá, đậu phộng, hạt, trứng và sữa là các tác nhân gây bệnh.

Thuốc: hầu như loại thuốc nào cũng có thể gây ra bệnh.

Chất gây dị ứng thường gặp: các chất khác cũng có thể gây ra phát ban và phù mạch như phấn hoa, lông động vật, nhựa và côn trùng.

Yếu tố môi trường: ví dụ như nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời, nước, căng thẳng tinh thần và lo âu.

Tình trạng y khoa: phát ban và phù mạch đôi khi xuất hiện do việc truyền máu, rối loạn hệ miễn dịch như bệnh Lupus, một số loại bệnh ung thư như u lympho, các bệnh liên quan đến tuyến giáp và nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus như là viêm gan, HIV, virut cự bào và virut Epstein-Barr.

Yếu tố di truyền: Phù mạch do di truyền là dạng di truyền hiếm gặp của bệnh này. Nó ảnh hưởng do nồng độ thấp hoặc chức năng bất thường của một số protein trong máu, chúng đóng vai trò quy định chức năng của hệ miễn dịch.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh phát ban và phù mạch

Phát ban và phù mạch rất dễ mắc phải. Bạn có nguy cơ phát ban và phù mạch nếu:

  • Đã bị phát ban và phù mạch trước đó
  • Bị dị ứng với một số tác nhân
  • Bị các rối loạn liên quan đến phát ban và phù mạch, chẳng hạn như bệnh Lupus ban đỏ, u Lympho hoặc bệnh về tuyến giáp
  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh phát ban, phù mạch hoặc phù mạch di truyền

4. Biến chứng và tác hại của bệnh phát ban và phù mạch

Phát ban và phù mạch là những bệnh gây ảnh hưởng tới các mô dưới da. Bệnh gây ra các triệu trứng khiến cho bệnh nhân khó chịu, mất thẩm mỹ và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng.

Phù mạch nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bị sưng lên ở vùng cổ hoặc lưỡi thì có thể gây tắt đường thở.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

5. Các cách iều trị bệnh phát ban và phù mạch

Chẩn đoán

Phù mạch nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bị sưng lên ở vùng cổ hoặc lưỡi thì có thể gây tắt đường thở. Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng do bệnh gây ra hoặc vùng bị sưng lên nếu chúng xuất hiện trên cơ thể quá lâu và xác định tiền sử của bệnh nhân cẩn thận để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được đề nghị làm thử nghiệm đánh giá dị ứng ở da. Bệnh nhân có thể được mời đi xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ và chức năng của các protein trong máu nếu được chuẩn đoán là phù mạch di truyền.

Điều trị

Nếu bệnh của bạn nhẹ, bạn không cần thiết phải điều trị. Nhiều trường hợp phát ban và phù mạch sẽ tự khỏi hẳn. Nhưng điều trị giúp giảm nhẹ cảm giác ngứa dữ dội, khó chịu hoặc triệu chứng còn đang kéo dài

Các loại thuốc điều trị

Điều trị phát ban và phù mạch gồm những loại thuốc theo toa sau:

  • Thuốc trị ngứa: Loại thuộc trị phát ban và phù mạch thường  dùng là thuốc kháng Histamine, các loại thuốc giảm ngứa, sưng hoặc triệu chứng dị ứng khác.
  • Thuốc chống viêm: Đối trường hợp phát ban và phù mạch, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tổng hợp Corticosteroid để giảm sưng, ửng đỏ và ngứa.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Nếu như thuốc kháng Histamine và Conrticosteroid không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc có khả năng làm ức chế hệ miễn dịch đang hoạt động quá mức.
  • Thuốc giảm đau và sưng: phát ban và phù mạch kéo dài có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng viêm gọi là thuốc kháng Leukotriene.
  • Kiểm soát protein trong máu: Nếu bị phù mạch di truyền, có nhiều loại thuốc có thể quy định nồng độ protein trong máu và làm giảm các dấu hiệu, triệu chứng.

Đối phó trong tình huống khẩn cấp

Trong trường hợp phát ban và phù mạch trở nên nặng hơn, bạn cần được cấp cứu kịp thời và tiêm Epinephrine – còn gọi là Adrenaline. Nếu bạn từng bị bệnh phát ban và phù mạch nghiêm trọng hoặc bệnh lại tái phát, bác sĩ sẽ đưa cho bạn một thiết bị giống cây viết, nó sẽ giúp bạn tự tiêm Epinephrine trong trường hợp khẩn cấp.

Điều trị tại nhà

Nếu bạn bị phát bạn và phù mạch nhẹ, những cách sau có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng bệnh:

  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh: Chúng có thể là thức ăn, thuốc, phấn hóa, lông vật nuôi, nhựa và côn trùng.
  • Sử dụng các loại thuốc trị ngứa: Thuốc kháng Histamine có thể giúp giảm ngứa.
  • Sử dụng khăn lạnh, ướt: Che vùng bị ảnh hưởng bằng khăn lạnh có thể giúp làm đỡ đau và ngăn các tác động lên da.
  • Đi tắm với nước mát: để giảm ngứa, rắc vào nước tắm những chất như baking soda, bột yến mạch chưa nấu hoặc yến mạch dạng keo – loại yến mạch dành cho việc tắm (Aveeno,…).
  • Mặc quần áo rộng rãi, chọn những trang phục trơn, mịn: tránh mặc quần áo nhám, quá chặt, có khả năng làm xước da hoặc làm từ len. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị kích ứng da.

6. Phòng chống bệnh phát ban và phù mạch

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh các tác nhân gây bệnh đã biết: chúng có thể là thức ăn, thuốc và điều kiện sống chẳng hạn như nhiệt độ thay đổi, điều đó sẽ gây ra phát ban và phù mạch đã bị mắc trước đó.
  • Ghi nhật ký: Nếu bạn nghi ngờ thức ăn gây ra bệnh nhưng không chắc món ăn nào gây ra bệnh, hãy ghi lại các món ăn và triệu chứng của bạn.

Hãy liên hệ dặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh phát ban và phù mạch. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn điều trị khỏi bệnh và có những tư vấn tốt nhất.

Bác sĩ khám, điều trị

Phạm Ngọc Trâm

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm

Khoa: Da liễu

Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hồng Sơn

    Nhiều bệnh mà bản thân người bệnh cũng không biết nó là bệnh gì cho đến khi đi khám gặp bác sĩ. Bản thân tôi tìm hiểu về bệnh này cũng là bác sĩ giới thiệu mới biết. Lúc đầu chỉ nghĩ đâu nó là bị dị ứng mần ngứa.

    16/10/2017
  • Lê Thị Thúy

    Con tôi bị phát ban, tôi có cho cháu tắm lá nhưng không đỡ nên phải đưa cháu đi khám và phát hiện mắc bệnh này. Sau khi điều trị con của tôi đã đỡ hơn rất nhiều. Ai đang mắc bệnh thì nên điều trị sớm đi nhé

    05/10/2017
  • Nguyễn Văn Vinh

    Phát ban và phù mạch là 2 bệnh khác nhau hay là một ạ

    28/09/2017
  • Lý Hải

    Trước đây tôi thường nhầm lẫn bệnh này với bệnh Lupus ban đỏ, đến lúc tìm hiểu mới biết không phải. Nhưng dù là bệnh nào đi nữa thì cũng đều nguy hiểm.

    12/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...