Rối loạn kéo tóc

Rối loạn kéo tóc

Rối loạn kéo tóc là tình trạng mong muốn kéo căng tóc mà không kiểm soát được. Ở một số người, áp lực kéo tóc thúc đẩy rất mạnh mẽ và khiến cho người bệnh không tự chủ mà thực hiện hành vi kéo tóc.

1. Bệnh rối loạn kéo tóc là gì?

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn kéo tóc

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kéo tóc

4. Biến chứng của bệnh rối loạn kéo tóc

5. Điều trị bệnh rối loạn kéo tóc

6. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh rối loạn kéo tóc là gì?

Rối loạn kéo tóc (tên tiếng Anh là Trichotillomania) là một rối loạn thần kinh liên quan tới sự thúc giục mà không cưỡng lại được việc kéo căng lông, tóc từ da đầu, chân mày hoặc các phần khác của cơ thể, mặc dù bạn rất cố gắng không làm việc đó.

Kéo tóc ở da đầu thường để lại những vết trọc tóc loang lổ, đây là nguyên nhân gây ra vấn đề lo âu và có thể ảnh hưởng tới hoạt động xã hội của người bệnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn kéo tóc

Dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Lặp đi lặp lại việc kéo lông, tóc ở da đầu, lông mày, mi mắt, thỉnh thoảng ở một số vị trí khác trên cơ thể.
  • Cố gắng làm căng lông, tóc trước khi kéo hoặc trước khi cố chống lại việc kéo lông tóc.
  • Có cảm giác dễ chịu sau khi kéo tóc.
  • Luôn chú ý những nơi lông, tóc đã mất, như là ở vùng da đầu có vùng tóc ngắn, mỏng hoặc trọc, lông mi lông mày thưa.
  • Thích các kiểu tóc đặc biệt.
  • Cắn, nhai hoặc ăn tóc bị kéo.
  • Chơi với tóc bị kéo hoặc quét tóc giữa môi hoặc quét lên mặt.
  • Cố gắng ngưng hành động kéo tóc nhưng thường là không thành công.
  • Có dấu hiệu lo âu hoặc trở ngại với công việc, học hành trong xã hội do ảnh hưởng của việc kéo tóc.

Nhiều người có rối loạn kéo tóc cũng kèm kéo da, cắn móng tay hoặc cắn môi. Thỉnh thoảng kéo lông, tóc các con vật cưng hoặc búp bê hoặc đồ vật khác như là quần áo, mền. Hầu hết người rối loạn kéo tóc có tính chất cá nhân và cố che giấu chứng kéo tóc.

Kéo tóc có thể do bị:

- Tập trung: một số người chú ý vào việc kéo tóc nhằm làm giảm tình trạng căng thẳng hoặc lo âu. Một số người khác có thể phát triển những hình thức phức tạp của việc kéo tóc, như là chỉ tìm tóc bên phải hoặc chỉ cắn tóc bị kéo.

- Vô thức: vài người kéo tóc mà không nhận biết rằng họ đang làm việc đó, lúc họ đang buồn chán, đọc sách hoặc xem tivi. 

Một vài người có cả tập trung và vô thức, phụ thuộc vào tình trạng và tâm trạng. Rối loạn kéo tóc có thể liên quan tới cảm xúc: 

- Cảm xúc tiêu cực: nhiều người rối loạn kéo tóc, hành động kéo tóc của họ là cách để đương đầu với cảm giác không thoải mái, cảm giác tiêu cực như là căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, buồn chán, áp lực.

- Cảm giác tích cực: kéo tóc giúp người rối loạn cảm thấy thỏa mãn. Vì thế, họ tiếp tục kéo tóc để duy trì cảm giác tích cực này.

Rối loạn kéo tóc là một rối loạn mãn tính. Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian. Ở một số người, nếu không được điều trị, triệu chứng có thể đến rồi đi trong vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Rối loạn này hiếm khi kết thúc trong một vài năm sau khi bắt đầu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Triệu chứng của bệnh rối loạn kéo tóc

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn không thể ngưng việc kéo tóc, hãy nói chuyện với bác sĩ. Kéo tóc không chỉ là thói quen xấu, còn là rối loạn tâm thần và nó sẽ tệ hơn nếu không được điều trị.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kéo tóc

Nguyên nhân rối loạn kéo tóc chưa được biết rõ ràng, nhưng giống nhiều rối loạn phức tạp khác, rối loạn kéo tóc chắc chắn là sự kết hợp của các yếu tố gen và môi trường.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ gây bệnh rối loạn kéo tóc

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

- Tiền sử gia đình: gen đóng vai trò trong sự phát triển của rối loạn này, rối loạn xảy ra ở những người có người thân bị rối loạn.

- Tuổi: rối loạn thường xảy ra ở tuổi trẻ - hầu hết giữa 10 và 13 tuổi – rối loạn thường gây ra trở ngại kéo dài.

- Những rối loạn khác: người có rối loạn kéo tóc kèm theo các rối loạn khác như là trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh.

- Áp lực: một số tình trạng căng thẳng rất dễ gây rối loạn kéo tóc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Biến chứng và tác hại của bệnh rối loạn kéo tóc

Dù rằng không thấy các tình trạng nặng đặc hiệu, nhưng rối loạn kéo tóc ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống của bạn:

- Cảm giác buồn bã, lo âu: nhiều người nói rằng họ ngượng ngùng, lúng túng. Các tình trạng này làm họ bị trầm cảm, lo lắng, phải uống rượu hoặc dùng chất kích thích.

- Trở ngại trong xã hội: ngượng ngùng do mất một số tóc làm bạn tránh các hoạt động xã hội. Người rối loạn có thể mang tóc giả để che khuyết điểm trọc tóc ở một số vùng trên da đầu. Họ cố tránh thân mật với người khác vì sợ bị phát hiện chứng rối loạn.

- Hư da và tóc: kéo tóc có thể để lại sẹo hoặc hư hại da.

- Búi tóc: ăn nhiều tóc lâu ngày hình thành nhiều búi tóc lớn trong đường tiêu hóa, gây sụt cân, ói mửa, tắc nghẽn đường tiêu hóa.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Biến chứng của bệnh rối loạn kéo tóc

5. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn kéo tóc

Chuẩn bị trước khi đi khám

Đầu tiên nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ của bạn, họ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia tâm thần.

Bạn có thể làm gì

Liệt kê:

  • Tất cả triệu chứng bạn mắc phải, thậm chí triệu chứng không liên quan. Rối loạn kéo tóc có thể do tâm lý hoặc tình trạng thể chất của bạn. Chú ý các yếu tố nhạy cảm đến việc kéo tóc, cách bạn đương đầu với tình trạng này và các yếu tố làm tình trạng kéo tóc nặng hơn hoặc khả quan hơn.
  • Thông tin cá nhân quan trọng chẳng hạn như các vấn đề căng thẳng gần đây, biến động trong cuộc sống, gia đình có ai bị rối loạn kéo tóc không.
  • Tất cả các thuốc đang dùng: ghi ra liều và thời gian bạn sử dụng các vitamin, thảo dược, thực phẩm chức năng.
  • Đặt câu hỏi: đưa ra nhiều câu hỏi liên quan.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chẩn đoán

Đánh giá để quyết định bạn có rối loạn kéo tóc hay không có thể bao gồm:

  • Khám xem tóc bạn mất nhiều hay ít
  • Đặt câu hỏi và bàn bạc về số tóc mất
  • Loại bỏ những nguyên nhân có thể khác mà gây ra tình trạng kéo tóc hoặc mất tóc
  • Xác định những vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể liên quan đến kéo tóc
  • Bác sĩ sử dụng công cụ đặc biệt để chẩn đoán.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Số lượng nghiên cứu về điều trị rối loạn kéo tóc còn hạn chế. Tuy nhiên, một số lựa chọn điều trị có thể giúp giảm tình trạng này.

Các liệu pháp

Có vài liệu pháp có thể hữu ích:

  • Tập bỏ dần thói quen kéo tóc: đây là cách điều trị chính. Bạn được học cách nhận thức tình huống khi bạn sắp kéo tóc và cách đưa ra hành động thay thế. Ví dụ bạn sẽ nắm chặt bàn tay của bạn để ngăn hành động lại.
  • Liệu pháp nhận thức: giúp bạn xác định và tìm các suy nghĩ không hợp lý có liên quan tới việc kéo tóc.
  • Liệu pháp chấp nhận: việc này giúp bạn học cách chấp nhận việc kéo tóc mà không làm gì.

Thuốc

FDA chưa công nhận thuốc đặc trị cho rối loạn kéo tóc, nhưng có một số thuốc có thể kiểm soát triệu chứng khá tốt.

Bác sĩ có thể cho thuốc chống trầm cảm hoặc một số thuốc khác. Nói chuyện với bác sĩ về các thuốc được cho, luôn luôn cân bằng giữa tác dụng có lợi và tác dụng phụ của thuốc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi lối sống

Nhiều người có rối loạn kéo tóc nói rằng họ cảm thấy đơn độc. Bạn nên tìm kiếm các nhóm hỗ trợ, nhóm này chia sẻ kinh nghiệm liên quan tới rối loạn kéo tóc với bạn. Tìm hiểu các trang thông tin mạng chính thống để có thêm thông tin cần thiết.

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh rối loạn kéo tóc, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...