Sảy thai

Sảy thai

Sảy thai tương đối phổ biến, nhưng thật không dễ dàng khi phải trải qua. Một bước quan trọng để chữa lành tổn thương cảm xúc là hiểu lý do của việc sảy thai, các nguy cơ và các chăm sóc y tế cần thiết.

1. Sảy thai là gì

2. Triệu chứng của sảy thai

3. Nguyên nhân gây ra sảy thai liên tiếp

4. Biến chứng của sảy thai

5. Điều trị sảy thai

6. Bác sĩ khám chữa sảy thai

7. Chia sẻ của bệnh nhân

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Di Truyền Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Bị sảy thai là gì?

Sảy thai là sự mất đi của một bào thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Khoáng 10-20% thai kì đã được xác định kết thúc bằng việc sảy thai. Nhưng con số thực tế có thể lớn hơn bởi vì một số trường hợp sảy thai xảy ra sớm, trong giai đoạn mà người phụ nữ chưa nhận biết mình đang có thai. Đa số trường hợp xảy ra sảy thai là do thai nhi không phát triển bình thường.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh sảy thai

Đa số trường hợp sảy thai xảy ra ở trước tuần 12 của thai kì.

Các dấu hiệu và triệu chứng của sảy bao gồm:

Nếu có một mẫu mô của thai ra từ âm đạo, hãy giữ nó trong vật chứa sạch và mang nó đến trung tâm chăm sóc sức khỏe của bạn hay bệnh viện để xét nghiệm.

Lưu ý rằng: đa số phụ nữ không sảy thai nhưng vẫn có các vệt máu hoặc bị chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kì.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của sảy thai, bệnh nhân nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.

Triệu chứng của sẩy thai

3. Nguyên nhân gây ra sảy thai

Bất thường về gen và nhiễm sắc thể

Phần lớn sảy thai xảy ra bởi vì bào thai không phát triển bình thường. 50% trường hợp sảy thai có liên quan đến dư hoặc thiếu các nhiễm sắc thể. Trường hợp hay gặp là vấn đề về nhiễm sắc thể dẫn tới các sai sót tình cờ như phôi phân chia và phát triển bất thường, chứ không phải vấn đề của sự di truyền từ bố mẹ.

Một số bất thường nhiễm sắc thể có thể dẫn đến sảy thai:

  • Trứng trống: Trứng trống xảy ra khi không có sự hình thành phôi.
  • Tử vong thai nhi trong tử cung: Trong tình huống này, phôi đã hình thành nhưng ngưng phát triển và chết đi trước khi các triệu chứng của việc sẩy thai diễn ra.
  • Mang thai phân tử (Molar pregnancy) và mang thai phân tử một phần: Với mang thai phân tử, cả hai phần của bộ nhiễm sắc thể đều đến từ người cha. Mang thai phân tử liên quan tới sự bất thường phát triển nhau thai và thường không có sự phát triển thai nhi.

Mang thai phân tử một phần xảy ra khi các nhiễm sắc thể của mẹ vẫn tồn tại, nhưng người cha cung cấp cả hai phần bộ nhiễm sắc thể. Mang thai phân tử bán phần thường liên quan tới các bất thường về nhau và thai nhi.

Mang thai phân tử và mang thai phân tử một phần không phải là mang thai có thể sống được. Mang thai phân tử và mang thai phân tử một phần có thể đôi khi liên quan tới những biến đổi ung thư của nhau thai.

Tình trạng sức khỏe của mẹ

Người phụ nữ có nguy cơ sẩy thai cao hơn nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

Những hoạt động không gây ra sảy thai

  • Tập thể dục bao gồm cả những hoạt động cường độ cao như đi bộ và đạp xe.
  • Quan hệ vợ chồng.
  • Làm việc miễn là không bị phơi nhiễm các chất độc hại hoặc phóng xạ. Hãy nói chuyện với bác sĩ khi cần có mối quan tâm liên quan đến các rủi ro trong công việc.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh sảy thai

Một số yếu tố tăng nguy cơ sảy thai, bao gồm:

  • Tuổi: Phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ sảy thai cao hơn phụ nữ nhỏ tuổi hơn. Ở tuổi 35, nguy cơ sảy thai là khoảng 20%. Ở tuổi 40, nguy cơ là khoảng 40%. Ở tuổi 45, nguy cơ đó vào khoảng 80%.
  • Các lần sảy thai trước: Phụ nữ có hai hay nhiều hơn hai lần sảy thai liên tiếp trước đây có nguy cơ sảy thai cao hơn.
  • Bệnh mạn tính: Phụ nữ mắc các bệnh mạn như đái tháo đường không kiểm soát tăng nguy cơ sảy thai.
  • Các vấn đề về tử cung và cổ tử cung: Một vài bất thường ở tử cung hay mô vùng cổ tử cung yếu có thể tăng nguy cơ sảy thai.
  • Hút thuốc, uống rượu và dùng chất kích thích: Phụ nữ hút thuốc trong thai kì có nguy cơ cao xảy ra sảy thai cao hơn so với người không hút. Rượu nặng và thuốc kích thích cũng tăng nguy cơ sảy thai.
  • Cân nặng: nhẹ cân hay thừa cần đều tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Các xét nghiệm trước sanh xâm lấn: một số xét nghiệm trước sanh xâm lấn như sinh thiết gai nhau hay chọc ối có khả năng gây sẩy thai nhưng ít.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh sảy thai

Một số phụ nữ đã sảy thai bị viêm nhiễm tử cung hay còn gọi là sảy thai nhiễm khuẩn. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

Điều trị bệnh sẩy thai

5. Các phương pháp điều trị bệnh sảy thai

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện một vài kiểm tra khác nhau như sau:

Kiểm tra vùng chậu: bác sĩ kiểm tra để xem cổ tử cung đã bắt đầu giãn nở hay chưa.

Siêu âm: trong quá trình siêu âm, bác sĩ kiểm tra tim thai và xác định xem thai nhi có đang phát triển bình thường hay không. Nếu các thông tin chưa đủ để chẩn đoán, bạn cần siêu âm thêm một lần nữa sau khoảng 1 tuần.

Xét nghiệm máu: bác sĩ có thể kiểm tra mức hormone thai kì của bạn (HCG) trong máu và so sánh mức ấy với các kết quả trước đây. Nếu sự thay đổi mức độ HCG bất thường chứng tỏ có một vấn đề đang tồn tại. Bác sĩ có thể kiểm tra liệu bạn có thiếu máu không, điều này giúp xác định việc bạn đang mất máu ở lượng lớn cũng như kiểm tra nhóm máu của ban.

Xét nghiệm mô: nếu có một mô thoát ra, mô này sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để xác định việc sảy thai hay đó là triệu chứng của một nguyên nhân bệnh khác.

Xét nghiệm nhiễm sắc thể: nếu trước đây bạn đã từng sảy thai hai lần hay nhiều hơn, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu cho cả hai vợ chồng bạn để xác định có nguy cơ liên quan đến nhiễm sắc thể nào không.

Các chẩn đoán có thể là:

Dọa sảy thai: nếu máu chảy ra từ cổ tử cung không giãn nở, trường hợp này gọi là dọa sảy thai. Những trường hợp như thế này thường việc mang thai vẫn sẽ tiếp tục mà không có bất kì vấn đề gì.

Sảy thai khó tránh: nếu bạn chảy máu, đau quặn bụng và cổ tử cung giãn nở, việc sẩy thai là khó tránh khỏi.

Sảy thai không trọn: nếu bào thai và các phần nhau đã ra ngoài nhưng vẫn còn một phần ở trong tử cung, trường hợp này gọi là sảy thai không trọn.

Sảy thai im lặng: trong sảy thai im lặng, nhau và mô phôi thai vẫn ở trong tử cung nhưng bào thai đã chết và không còn phát triển.

Sảy thai trọn: tất cả các mô thai đã ra ngoài, trường hợp này gọi là sảy thai trọn. Sảy thai trọn thường xảy ra trước tuần thứ 12 của thai kì.

Sảy thai nhiễm khuẩn: tử cung bị bị nhiễm khuẩn sau sảy thai, gọi là sảy thai nhiễm khuẩn. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng và cần chăm sóc y tế ngay lập tức.  

Điều trị

Dọa sảy thai

Đối với dọa sảy thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi cho đến khi sự ngưng chảy máu và dấu hiệu đau lui bớt. Nằm nghỉ tại giường không được chứng minh là ngăn ngừa sẩy thai, nhưng đôi lúc được chỉ định như một cách giữ an toàn. Bạn có thể được khuyên là tránh tập thể dục và quan hệ vợ chồng. Mặc dù các bước này chưa được chứng minh là giảm nguy cơ sẩy thai, nhưng chúng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái.

Trong một vài trường hợp, việc hoãn đi du lịch là một ý tưởng hay, đặc biệt là đi đến các vùng khó khăn để tiếp cận chăm sóc y tế. Tham khảo bác sĩ rằng bạn có cần hoãn bất kì chuyến đi nào trong kế hoạch không.

Sảy thai

Với siêu âm dễ dàng để xác định rằng phôi thai đã chết hay chưa được thành hình. Cả hai kết quả trên đều đồng nghĩa rằng việc sẩy thai là rất rõ ràng. Trong trường hợp này, các lựa chọn có thể là:

  • Theo dõi: khi không có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn, bạn có thể lựa chọn để việc sảy thai diễn ra tự nhiên. Thông thường sảy thai sẽ diễn ra trong vòng hai tuần sau khi phôi thai được xác định đã tử vong. Thời gian đó là khoảng thời gian khó khăn về cảm xúc. Nếu sự thoát ra của thai không diễn tự động, thuốc hoặc phẫu thuật sẽ cần thiết.
  • Điểu trị thuốc: sau chẩn đoán chắc chắn về việc sảy thai, bạn mong muốn quá trình ấy diễn ra nhanh hơn, thuốc sẽ có thể tác dụng đẩy nhanh việc tống xuất mô thai và nhau. Thuốc có thể dùng đường uống hay tim vào âm đạo. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị tiêm vào âm đạo để tăng hiệu quả và giảm các tác dụng phụ như buồn nôn và tiêu chảy. Khoảng 70-90% phụ nữ áp dụng cách điều trị này có tác dụng trong vòng 24 giờ.
  • Phẫu thuật: một lựa chọn khác là quá trình tiểu phẫu gọi là nong và nạo buồng tử cung (D&C). Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ nong cổ tử cung và lấy mô trong tử cung. Biến chứng là rất hiếm nhưng có thể làm tổn thương sự liên kết giữa các mô cổ tử cung và thành tử cung. Phẫu thuật là cần thiết trong các trường hợp sảy thai chảy máu nặng hay có dấu hiệu nhiễm trùng.

Hồi phục sức khỏe

Trong đa số trường hợp, sự hồi phục sức khỏe sau sảy thai chỉ mất một vài giờ hay vài ngày. Trong khoảng thời gian này, hãy gọi cho bác sĩ bất kì khi nào bạn bị chảy máu nhiều, sốt hay đau bụng.

Sự rụng trứng sẽ trở lại sau hai tuần sảy thai. Kinh nguyệt có thể trở lại sau khoảng bốn đến sáu tuần. Bạn có thể thụ thai nhay sau sảy thai. Mặc dù vậy hãy tránh quan hệ hay đưa bất cứ gì vào âm đạo chằng hạn như băng vệ sinh đặt âm đạo trong vòng hai tuần sau sảy thai.

Việc mang thai trong tương lai

Việc mang thai là có thể từ chu kì đầu tiên ngay sau sảy thai. Nhưng nếu vợ chồng bạn quyết định mang thai thêm lần nữa hãy chắc chắn rằng bạn sẵn sàng cả về tinh thần lẫn thể chất. Hỏi bác sĩ để có những chỉ dẫn chính xác khi bạn đang muốn có thai.

Chú ý rằng sảy thai trường luôn xảy ra một lần. Đa số phụ nữ sẩy thai tiếp tục mang thai khỏe mạnh sau sảy thai. Ít hơn 5% phụ nữ sảy thai hai lần liên tiếp và chỉ có 1% có hơn hai lần sảy thai liên tiếp.

Nếu bạn sảy thai hai lần, thông thường hai hay ba lần liên tiếp, hãy cân nhắc kiểm tra để xác định và xem xét nguyên nhân như các bất thường tử cung, các vấn đề về đông máu hay các bất thường nhiễm sắc thể. Nếu nguyên nhân không thể được xác định, đừng mất hy vọng. Khoàng 60-80% phụ nữ sảy thai liên tục không giải thích được có thể tiếp tục mang thai khỏe mạnh. 

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Đối mặt và hỗ trợ

Sự hồi phục về cảm xúc có thể mất nhiều thời gian hơn sự chữa lành về thể chất. Sảy thai có thể là một mất mát tình cảm to lớn mà mọi người quanh bạn không bao giờ hiểu. Cảm xúc của bạn có thể từ giận dữ đến tuyệt vọng. Hãy cho bạn thân mình thời gian để đau lòng và hãy tìm sự giúp đỡ từ những người bạn thân.

Bạn không bao giờ quên hy vọng và ước mơ khi mang thai nhưng thời gian sẽ xóa bớt nỗi đau. Trò chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy cảm giác đau buồn và sự chán nản quá lớn.

Phòng ngừa

Thông thường không có cách nào phòng ngừa sảy thai. Đơn giản là tập trung chăm sóc tốt cho bạn và đứa trẻ:

  • Chăm sóc thai sản định kì
  • Tránh các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, rượu và chất kích thích.
  • Cung cấp đủ vitamin hằng ngày
  • Hạn chế lượng caffeine hấp thụ. Một vài nghiên cứu cho thấy uống nhiều hơn hai sản phẩm chứa caffeine một ngày có liên hệ với nguy cơ cao của vấn đề sẩy thai.

Nếu bạn mắc các bệnh mạn tính, hãy kiểm soát bệnh dưới sự chăm sóc của các bác sĩ. Bạn có thể liên hệ  đặt khám với  bác sĩ Nguyễn Vạn Thông của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Vạn Thông

Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Vạn Thông

Khoa: Di truyền

Nơi làm việc: Bệnh viện Hùng Vương

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Phó khoa - Bác sĩ

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hà Lê

    Sảy thai có khi còn do các yếu tố di truyền nữa đó mọi người ạ. Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa di truyền nữa cho chắc ăn chứ không phải chỉ sản không đâu.

    17/10/2017
  • Nguyễn Văn Dũng

    Nếu bị sảy thai thì các chị em cũng nên chăm sóc và kiêng cữ nhé. Để tránh các trường hợp bị sản hay gặp vấn đề về sức khỏe thì tốt nhất là nên đi khám bác sĩ.

    05/10/2017
  • Nguyễn Thị Mai

    Đã bị sảy thai rồi thì lần sau càng phải chú ý hơn mọi người ạ. Cần thiết thì đi khám bác sĩ cho chắc.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...