Teo cơ Delta

Teo cơ Delta

Teo cơ Delta còn được gọi là xơ hóa cơ Delta. Tình trạng này mô tả sự xơ hóa tế bào sau khi bị tổn thương, chết, dẫn đến kết quả là cơ bị xơ hóa, teo lại.

1. Bệnh teo cơ Delta là gì

2. Triệu chứng của bệnh teo cơ Delta

3. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ Delta

4. Điều trị bệnh teo cơ Delta

5. Bác sĩ điều trị

6. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh teo cơ Delta là gì?

Cơ delta là một cơ quan trọng của chi trên, cùng với cơ nhị đầu cánh tay tạo thành thành ngoài của hố nách. Hình dạng cơ giống chữ delta, bao bọc mặt ngoài của đầu trên xương cánh tay, ngăn cách với cơ ngực lớn bởi rãnh delta ngực. 

Cơ delta bám vào 3 xương: xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Cơ delta là cơ chi trên có tác dụng dạng mạnh nhất. Ngoài ra, cơ còn chi phối các cử động như kéo tay lên trên, xoay dưới sự  chi phối của dây thần kinh nách (C5,C6).

Cơ delta được chia thành 3 bó nhỏ:

- Cơ delta bó trước

  • Bám tại: 1/3 ngoài của xương đòn, lồi củ delta  
  • Chi phối cử động  dạng vai, gấp, xoay trong, và khép ngang

- Cơ delta bó giữa

  • Bám tại: mỏm cùng vai,  lồi củ delta
  • Chi phối cử động: dạng vai

- Cơ delta bó sau

  • Bám tại gai xương bả vai,  lồi củ delta
  • Chi phối cử động:  dạng vai, duỗi, quá duỗi,xoay ngoài, dạng ngang

Teo cơ delta là tình trạng giảm khối cơ và sức cơ của cơ Delta. Teo cơ Delta còn được gọi là xơ hóa cơ Delta, là một trong những bệnh teo cơ phổ biến hiện nay. Tình trạng này mô tả sự xơ hóa tế bào sau khi bị tổn thương, chết, dẫn đến kết quả là cơ bị xơ hóa, teo lại.

>>>Để hiểu rõ hơn bản chất của tình trạng teo cơ, bạn có thể xem tại: TEO CƠ LÀ GÌ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ Delta

Vùng giữa và bên của cơ delta thường bị teo cơ nhiều nhất. Do đây là vùng thường xuyên tiêm chích thuốc.

- Bất thường vị trí xương bả vai:  xương bả vai của bệnh nhân nhô lên trong khi vùng giữa hai vai lại bị xệ xuống. Khi teo nặng dần, hai bả vai ngày càng nhô cao, nhìn sau như có cánh.

Nếu phần phía trước bị ảnh hưởng, cánh tay có hình dạng như bị uốn cong và rẽ ra. Nếu phần phía sau bị ảnh hưởng, cánh tay như bị kéo dài ra và rẽ ra. Khi cánh tay bị kéo dài hay uống cong, phần đầu của xương cánh tay có thể bị trật khớp.

- Vẹo xương sống:  Trong các trường hợp năng, hoặc chỉ teo cơ một bên. Veo xương sống có thể xảy ra do bất cân đối lực cơ hai bên cơ thể.

- Yếu cơ

- Giảm phản xạ gân xương 

- Rối loạn cảm giác: bệnh nhân có thể cảm giác kiến bò, mất cảm giác nóng lạnh… Các triệu chứng rối loạn cảm giác đặc biệt nổi trội trong các trường hợp teo cơ delta do tổn thương thần kinh nách.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ Delta

- Tiêm thuốc vào cơ delta: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây xơ hóa, teo cơ. Một số thuốc dưới đây đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng phụ gây teo cơ delta:

Dramamine, Iron, Penicillin, Lincomycin, Pentazocine/Talwin, Hypodermoclyses, Streptomycin, Tetracycline, và thuốc chống sốt rét…

- Tổn thương thần kinh nách: Thường xảy ra do các chấn thương tai nạn gây trật khớp vai, rách thần kinh nách. Ngoài ra, các bệnh lý thần kinh vận động cũng có thể ảnh hưởng thần kinh nách.

- Loạn dưỡng cơ: Loạn dưỡng cơ dạng mặt-vai-cánh tay là dạng thường gặp nhất gây teo cơ delta.

- Khiếm khuyết di truyền

- Môi trường sống

4. Điều trị bệnh teo cơ Delta

Chẩn đoán

Khám lâm sàng

Đây là phương pháp chủ yếu để đánh giá xác định chẩn đoán Teo cơ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân làm một số nghiệm pháp đặc hiệu. Trong đó, người bệnh sẽ phải dạng tay, xoay tay, dạng ngang, đưa tay lên cao…

Gợi ý chẩn đoán teo cơ Delta khi:

  • Người bệnh không dạng được quá 40-50°.
  • Tay không đưa cao hơn vai
  • Không giơ tay lên cao đươc
  • Vùng cơ quanh vai mất, lộ đầu xương cánh tay

Cận lâm sàng

- Xquang: Teo cơ không hiển thị hình ảnh trên Xquang. Tuy nhiên, các tổn thương xương chỏm , ổ chảo khớp vai, các dấu hiệu xơ hóa nội khớp có thể gợi ý tình trạng tổn thương.

- CTscan, MRI: Hình ảnh teo cơ, rách có thể hiển thị trên CTScan, MRI

- Điện cơ: Đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp nguyên nhân do tổn thương thần kinh 

Điều trị

Dinh dưỡng

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, protein, gIutamin, creatine sẽ giúp cơ thể mau bù lại cơ mau chóng. 

Vật lý trị liệu

Các bài tập chú trọng phần chi trên vai cánh tay.  Lưu ý là cần đeo các dụng cụ hỗ trợ, thanh nẹp nếu có nguy cơ bị veo cột sống.

Thuốc

  • Giảm đau- kháng viêm
  • Thuốc tăng tạo cơ
  • Thuốc giảm hủy cơ
  • Chất ức chế Myostatin
  • Coenzyme Q10, Leucine, Creatine

Liệu pháp tế bào

Một số bệnh như Loạn dưỡng cơ do đột biến gene gây ra. Do đó, người bệnh sẽ được ghép nguyên bào cơ hoặc tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ mới không bị dị tật.

Liệu pháp gene

Tương tự như liệu pháp tế bào, mục đích là tác động vào nguồn gốc bệnh. Trong liệu pháp này, các chuyên gia sẽ cũng cấp các gen mã hóa lành không bệnh vào nhóm cơ, cơ thể của người bệnh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được đề ra khi teo cơ này có nguyên nhân chấn thương. Phẫu thuật thường không can thiệp vào giai đoạn cấp hoặc giai đoạn ngay sau chấn thương, mà thường trì hoãn sau đó từ 3-12 tháng. 

Nếu dây thần kinh nách tổn thương nặng nề, đứt đoạn, bác sĩ có thể sẽ lấy một đoạn  ngắn của dây thần kinh mặt ngoài chân để ghép vào.

Để điều trị bệnh teo cơ Delta, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Đức Anh

    Tôi đang tìm hiểu về bệnh teo cơ Delta thì tìm được bài viết chia sẻ của bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ, những thông tin bác sĩ cung cấp rất hữu ích.

    06/03/2018
Phạm văn thuần(13/11/2019)
Em năm nay 35t đi khám bs bảo e bị teo cơ delta bẩm sinh jo e có chữa đc ko thưa BS
Ngọc giàu (15/08/2019)
Chào bác sĩ
Bé nhà e năm nay 3 tuổi,bé bị bệnh viêm đa rễ,di chứng bị liệt mềm tứ chi,giờ bé đi lại được,nhưng tay trái của bé bây giờ bị trật khớp vai về phía trước,và cũng bị teo cơ delta.vậy bác sĩ cho e hỏi bé nhà e có thể phẫu thuật đk ko hay chỉ đi tập vật lý trị liệu
Đỗ thị nhung (07/08/2019)
Chào bác sĩ ah.con e năm nay 7 tuổi.e thấy sương bả vai cua cháu nhô ra bất thường.e ở thái bình.bác sĩ cho e lời khuyên nên cho cháu đi khám ở bệnh viện nào dc ah
Hoàng Dung (15/05/2019)
Cháu chào Bác sĩ, cháu là nữ 19 tuổi, cháu được phát hiện bị teo cơ delta năm cháu học mẫu giáo và đã được phẫu thuật ở cả 2 bên cánh tay năm cháu 6 tuổi và năm cháu 8 tuổi. Từ đó thì cháu không còn các triệu chứng nêu ở trên, nhưng cháu luôn luôn trong tình trạng gầy, bắp tay của cháu gần như không có tí chút cơ bắp nào, tay chỉ toàn xương, ngoại hình làm cháu rất tự tin. Tình trạng của cháu như vậy có phải là do ảnh hưởng của bệnh teo cơ delta hay không? Bác cho cháu lời khuyên và tư vấn ạ. Cháu cảm ơn!
Hello Doctor (16/05/2019)
Chào cháu Dung, vấn đề cháu đang gặp phải có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân có thể do bệnh teo cơ delta để lại di chứng nhưng cũng cần xem lại chế độ dinh dưỡng và tập luyện của cháu có đúng không. Cháu cũng có thể đi khám lại để kiểm tra tình hình sức khỏe của mình để sớm có biện pháp xử lý.
La Nina Pham (02/05/2019)
Chào bác sĩ,
Em năm nay 25 tuổi
Em đã phẫu thuật xơ hoá cơ delta năm 12 tuổi và đã khép lại được cánh tay, sau đó về nhà em tự tập bài tập mà bs hướng dẫn để phục hồi trong 1-2 năm sau đó
Đến hiện tại đã 13 năm, e thấy cánh tay của mình lại có dấu hiệu phát triển delta trở lại và không khép kín được cánh tay như trước nữa
Vậy bác sĩ cho e hỏi trường hợp của em đã từng phẫu thuật mổ delta rồi thì có thể chữa trị lại được nữa ko ạ?
Em cảm ơn bác sĩ.
Hello Doctor (03/05/2019)
Chào bạn, bệnh vẫn có thể được chữa trị. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám lại và đánh giá tình trạng bệnh hiện tại.
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Nguyên nhân gây teo cơ Delta
Nguyên nhân
Cơ Delta là cơ ôm phía ngoài khớp vai, hình tam giác giống dấu Delta. Nguyên ủy của cơ bám từ 1/3 ngoài xương đòn, vòng...
Phẫu thuật teo cơ Delta
Kinh nghiệm - chia sẻ
1. Bệnh teo cơ Delta là gì 2. Điều trị bệnh teo cơ Delta 3. Chỉ định phẫu thuật 4. Chỉ định phục hồi chức năng 5. Chống chỉ định phẫu thuật 6. Các bước tiến...