Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang phát triển khi các tế bào trong bàng quang bắt đầu phát triển bất thường, phân chia mất kiểm soát, tạo thành một khối u. Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

1. Ung thư bàng quang là gì

2. Triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang

3. Tác hại của bệnh ung thư bàng quang

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư bàng quang

5. Điều trị bệnh ung thư bàng quang

6. Phòng chống bệnh ung thư bàng quang

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang có tên tiếng Anh là Bladder Cancer, là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Ung thư bàng quang thường xảy ra ở nam giới hơn ở nữ giới và mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng những người lớn tuổi vẫn có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

Ung thư bàng quang thường bắt đầu trong các tế bào (tế bào bọc ngoài) nằm bên trong bàng quang - cơ quan có cơ hoành, rậm ở vùng bụng dưới có chứa nước tiểu. Mặc dù xảy ra chủ yếu ở trong bàng quang, nhưng loại ung thư này cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của hệ bài tiết nước tiểu.

Khi phát hiện sớm, bệnh ung thư bàng quang có khả năng được điều trị cao hơn. 

2. Các dấu hiểu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang

Máu trong nước tiểu: Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng phổ biến của ung thư bàng quang. Tuy thường không gây đau đớn, nhưng khi bị tiểu ra ra máu bạn nên đi khám bác sĩ.

Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu: Triệu chứng này có thể rất phổ biến ở nhiều bệnh. Đây cũng là một trong những triệu chứng của ung thư bàng quang.

Giảm cân không rõ lý do: Giảm cân không rõ lý do có nhiều nguyên nhân và ung thư bàng quang đang phát triển cũng có thể là một trong số đó.

Đau thắt lưng: Đau lưng, đặc biệt ở vùng thận thường do các vấn đề về đường tiết niệu bao gồm ung thư bàng quang.

Mệt mỏi: Mệt mỏi có thể là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe trong đó có ung thư bàng quang.

Sưng bàn chân: Mặc dù triệu chứng này phổ biến nhất ở những người bị bệnh thận, sưng chân cũng có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.

Nhiễm trùng đường niệu tái phát: Nhiễm trùng đường niệu không phổ biến ở nam giới. Những nam giới đối mặt với nhiễm trùng đường niệu thường xuyên có thể là do bị ung thư bàng quang.

Rối loạn tiểu tiện: Ung thư bàng quang có thể gây rối loạn tiểu tiện như đi tiểu buốt, dòng nước tiểu yếu, muốn đi tiểu ngay cả khi bàng quang rỗng, thường xuyên đi tiểu.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang

Dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Khi có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, tiểu ra máu, cảm giác bỏng rát khi tiểu, rối loạn tiểu tiện… thì tốt nhất bạn nên đến những trung tâm y tế để thăm khám để có thể phát hiện kịp thời bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

3. Tác hại của bệnh ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là căn bệnh nguy hiểm, đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho người mắc bệnh. 

  • Ung thư bàng quang khiến cho bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện, gặp đau đớn khi đi tiểu.
  • Ung thư bàng quang khiến cho người bệnh trở nên mệt mỏi, sức khỏe suy yếu và dễ mắc phải những căn bệnh khác.
  • Ung thư bàng quang nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị di căn và lan sang các cơ quan khác, người bệnh dễ bị tử vong.

Nguyễn Duy Sinh

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM

Kinh nghiệm: 21 năm

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư bàng quang

Có một số nguyên nhân dẫn đến ung thư bàng quang mà chúng ta có thể kể đến đó chính là: giới tính, tuổi tác, di truyền, việc sử dụng thuốc lá, tiếp xúc làm việc trong môi trường độc hại. Bạn cần lưu ý những vấn đề này để có thể phòng bệnh một cách tốt nhất.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư bàng quang

Độ tuổi: Ung thư bàng quang hay gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. Thanh niên trẻ ít có nguy cơ mắc căn bệnh này.

Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn nữ giới, cứ 4 bệnh nhân ung thư bàng quang là nam giới thì mới có 1 bệnh nhân là nữ.

Di truyền: Những người có người thân trong gia đình từng điều trị ung thư bàng quang cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

Thuốc lá: Theo thống kê thì người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp 6 lần so với những người không có thói quen này.

Tiếp xúc môi trường độc hại: Những công nhân làm việc trong các nhà máy công nghiệp, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại thường hay mắc ung thư bàng quang hơn so với các đối tượng còn lại.

Dùng một số loại thuốc tiểu đường nhất định: Những người dùng thuốc tiểu đường trong hơn một năm có nguy cơ mắc ung thư bàng quang. 

Viêm bàng quang mãn tính: Viêm bàng quang lặp đi lặp lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang tế bào vảy. 

5. Điều trị bệnh ung thư bàng quang

Chẩn đoán

Thăm khám lâm sàng: Thăm khám lâm sàng thường mang lại những thông tin và dữ kiện chủ yếu. Bác sỹ sờ nắn bụng có thể phát hiện thấy một khối cứng ở hạ vị, nếu đó là u mặt trước bàng quang.

Soi bàng quang: Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư bàng quang kinh điển chắc chắn nhất vì nó cho phép nhìn trực tiếp thương tổn, xác định được vị trí, thể tích, hình dạng của u, u một ổ hay nhiều ổ và đôi khi còn nhận định được tính chất lành hay ác tính nữa. 

Chụp đường niệu qua đường tĩnh mạch: Phương pháp này có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, nhằm 3 mục đích: Để chẩn đoán thương tổn bàng quang qua những phim chụp, để đánh giá ảnh hưởng của thương tổn với niệu quản và thận, để tìm những thương tổn phối hợp ở đài-bể thận, ở niệu quản và thậm chí hiếm gặp hơn là ở niệu đạo.

Chụp cắt lớp vi tính: Chụp cắt lớp vi tính có thể xác định hình ảnh định khu của khối u, những thay đổi của thành bàng quang, độ đậm đặc của tổ chức mỡ quanh bàng quang do thâm nhiễm, sự hiện diện của các hạch bệnh lý và một số tổn thương khác.

Xét nghiệm tế bào học nước tiểu: Xét nghiệm này cho phép kiểm tra viêm nhiễm và xác định tiểu ra máu hoặc phát hiện ra khi nó còn ở trạng thái vi thể.

Điều trị bệnh ung thư bàng quang bằng phẫu thuật

Điều trị bệnh ung thư bàng quang bằng phẫu thuật

Điều trị bệnh

Phẫu thuật: Đây là một phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. Loại phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn và cấp độ của khối u bao gồm: Thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo, thủ thuật cắt bỏ bàng quang triệt để, thủ thuật cắt bỏ bàng quang bán phần:

Điều trị bằng tia xạ: Một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số bệnh nhân khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại trong khu vực. 

Hóa trị liệu: Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.

Liệu pháp sinh học: Liệu pháp sinh học sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp sinh học thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua niệu đạo đối với ung thư bàng quang nông. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. 

6. Phòng chống bệnh ung thư bàng quang

Uống nhiều nước mỗi ngày: Theo một cuộc khảo sát việc uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang, bởi vì nước có thể loại bỏ bất kỳ các tác nhân gây bệnh ung thư ra khỏi bàng quang trước khi chúng lan và phát triển trong cơ thể.

Tăng cường bổ sung các loại rau họ cải vào chế độ ăn uống hàng ngày: Việc ăn nhiều các loại rau họ cải như : súp lơ xanh, bắp cải  có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang. 

Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ là một việc quan trọng để phát hiện sớm những vấn đề của sức khỏe. Ngoài ra nếu như bạn nhận thấy cơ thể mình có dấu hiệu hiệu bất thường như thấy máu trong nước tiểu khi đi tiểu tiện nên đi khám bác sĩ ngay.

Bệnh ung thư bàng quang nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có nhiều khả năng khỏi bệnh, chính vì vậy ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang, bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Xuân Tuấn

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 34 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Gia Linh

    Tôi cũng có người quen bị căn bệnh ung thư bàng quang này. Tôi khuyên mọi người hãy đi khám ngay để có thể điều trị càng sớm càng tốt, bởi để lâu bệnh sẽ trở nặng hơn và rất khó điều trị.

    05/10/2017
  • Nguyễn Hòa

    Tôi nhờ đi khám định kì mà phát hiện bệnh ung thư bàng quang sớm. Hiện tại đang điều trị và bác sĩ nói có thể chữa khỏi. Nhiều người không có được may mắn phát hiện bệnh sớm như tôi. Tôi khuyên mọi người nên thường xuyên đi khám định kì để phát hiện được những căn bệnh mình có thể gặp phải và điều trị sớm.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...