Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư phụ khoa do thường được chẩn đoán muộn.

1. Ung thư buồng trứng là gì

2. Triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng

3. Tác hại của bệnh ung thư buồng trứng

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư buồng trứng

5. Điều trị bệnh ung thư buồng trứng

6. Phòng chống bệnh ung thư buồng trứng

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng có tên tiếng Anh là Ovarian Cancer, là một loại ung thư bắt đầu ở buồng trứng. Phụ nữ có hai buồng trứng, một ở mỗi bên của tử cung. 

Ung thư buồng trứng thường không phát hiện được cho đến khi nó lan ra trong vùng chậu và vùng bụng. Vào giai đoạn cuối, ung thư buồng trứng khó điều trị hơn và thường gây tử vong. Ung thư buồng trứng được phát hiện sớm có nhiều khả năng được điều trị thành công.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng

Đầy, tức đau bụng dưới: Triệu chứng cơ năng của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu không đặc hiệu, không thường xuất hiện và có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh nội khoa khác. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý đến những triệu chứng dạ dày - ruột không giải thích được như đầy, tức, đau bụng dưới. Đặc biệt ở những phụ nữ trên 35 tuổi có tiền sử mất cân bằng nội tiết và chức năng buồng trứng không bình thường, thì càng phải lưu tâm hơn.

Đau bụng: Triệu chứng đau bụng do ung thư phát triển chèn ép và lan tràn trong ổ bụng hoặc tức căng ổ bụng do dịch cổ trướng (dịch xuất hiện trong ổ màng bụng) thường xuất hiện vào giai đoạn muộn.

Cảm giác vùng bụng trướng to hơn, do khối u phát triển rất nhanh trong thời gian ngắn sẽ gây ra hiện tượng trướng bụng, có khối u vùng bụng và báng bụng. Khối u nhỏ chỉ khi kiểm tra vùng khung chậu mới có thể phát hiện, khi khối u dần phát triển vượt qua vùng khung chậu thì vùng bụng có thể chạm vào khối u.

Chảy máu âm đạo bất thường: Không chảy máu nhiều nhưng triệu chứng chảy máu âm đạo khá thường gặp trong các trường hợp bệnh nhân ung thư buồng trứng.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu báo động mắc ung thư buồng trứng như thể trạng gầy và xanh không rõ nguyên nhân, đi tiểu thường xuyên, đau khi giao hợp, rối loạn kinh nguy hiểm.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư buồng trứng

Đau bụng là triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư buồng trứng

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Khi bạn gặp phải các triệu chứng như cảm thấy đau bụng, bụng chướng, chảy máu âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt thì bạn nên đến trung tâm y tế uy tín để khám bệnh, kịp thời phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.

3. Tác hại của bệnh ung thư buồng trứng

Cũng như những bệnh ung thư khác, ung thư buồng trứng là căn bệnh đem đến nhiều những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. 

  • Bệnh ung thư buồng trứng khiến cho người bệnh gặp phải những triệu chứng như đau bụng, chảy máu âm đạo,.. khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe và tinh thần giảm sút
  • Bệnh ung thư buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời sẽ di căn và lan ra các cơ quan khác, gây tử vong cho người bệnh.

Nguyễn Duy Sinh

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM

Kinh nghiệm: 21 năm

4. Nguyên nhân gây ra ung thư buồng trứng

Tuổi cao, chưa từng sinh con, bị béo phì, tiền sử gia đình có người bị bệnh là một số nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư buồng trứng đối với phụ nữ.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng

Tuổi: Phụ nữ ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng lớn. Theo thống kê thì ở độ tuổi 50 đến 60 phụ nữ thường mắc nhiều nhất. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể phát sinh ở những phụ nữ trẻ hơn.

Mang thai: Những phụ nữ chưa từng sinh con cũng là đối tượng có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ khác.

Kinh nguyệt: Những phụ nữ xuất hiện kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường

Tiền sử gia đình: Nếu bạn có người thân thế hệ thứ nhất - mẹ, con gái hoặc chị em gái - mắc ung thư buồng trứng, bản thân bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người khác. Quan hệ huyết thống càng xa thì nguy cơ mắc bệnh càng giảm. 

Tiền sử bản thân: Những phụ nữ có tiền sử bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng sẽ có nhiều khả năng mắc ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ không có tiền sử.

Ngoài ra, một số phụ nữ sử dụng hormon thay thế hay béo phì cũng là những đối tượng có khả năng mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng

Chẩn đoán

Khám vùng chậu: bao gồm khám tử cung, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang và trực tràng để phát hiện ra bất thường về hình dạng và kích thước của những bộ phận này.

Siêu âm: là phương pháp sử dụng sóng âm có tần số cao. Tai người không thể nghe được những sóng âm này. Sóng âm được hướng vào buồng trứng và dội lại tạo hình ảnh siêu âm. Mô lành, u nang và khối u biểu hiện khác nhau trên ảnh siêu âm.

Xét nghiệm CA-125: là một xét nghiệm máu để đo nồng độ CA-125, một chất chỉ điểm khối u xuất hiện với một lượng cao hơn bình thường trong máu của những phụ nữ bị ung thư buồng trứng.

Chụp cắt lớp vi tính: là phương pháp sử dụng một máy X-quang nối với máy vi tính để chụp chi tiết những bộ phận bên trong cơ thể.

Sinh thiết: là phương pháp lấy mô để quan sát dưới kính hiển vi. Bác sĩ giải phẫu bệnh nghiên cứu mô và đưa ra chẩn đoán. Để lấy được mô tiến hành xét nghiệm, bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở bụng. Nếu nghi bị ung thư, bác sĩ phẫu thuật tiến hành cắt bỏ buồng trứng. Điều này rất quan trọng, bởi vì nếu có ung thư, việc lấy một mẫu mô bằng cách cắt xuyên qua lớp ngoài buồng trứng sẽ cho phép tế bào ung thư thoát ra và làm bệnh có thể lan đi.

Điều trị bệnh ung thư buồng trứng

Điều trị ung thư buồng trứng bằng phẫu thuật

Điều trị bệnh

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hữu hiệu nhất cho bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Ở cuộc phẫu thuật thì buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung của bệnh nhân thường sẽ được cắt bỏ. 

Hóa trị liệu là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể áp dụng hóa trị liệu để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật ung thư buồng trứng, để kiểm soát sự tăng trưởng của khối u hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. 

Tia xạ trị liệu, còn được gọi là liệu pháp phóng xạ, là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng. Tia xạ trị liệu chỉ ảnh hưởng tới tế bào ở vùng chiếu xạ. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy (phóng xạ ngoài). Một số bệnh nhân được điều trị bằng tia phóng xạ trong màng bụng trong đó dung dịch phóng xạ được đưa trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

6. Phòng chống bệnh ung thư buồng trứng

Để phòng ngừa ung thư buồng trứng, phụ nữ cần lưu ý một số điều sau:

  • Phụ nữ cần ăn uống điều độ và hạn chế hấp thu các thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, nhiều protein, giàu năng lượng.  Nên ăn nhiều các thực phẩm có khả năng làm giảm thấp tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư buồng trứng, như rau xanh, cà rốt, ngũ cốc, và thực phẩm có chứa các hợp chất hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, Cenlulose.
  • Tăng cường tập luyện thể dục: Tập thể dục đều đặn vừa sức không những khiến cơ thể thoải mái, tinh thần vui vẻ, mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại được sự tấn công của bệnh tật, các yếu tố gây ung thư.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: phụ nữ để có thể phòng bệnh ung thư buồng trứng thì nên khiểm tra sức khỏe theo định kì. Việc này sẽ giúp chị em phát hiện bệnh sớm để điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh ung thư buồng trứng khi chưa lan ra và được điều trị sớm thì sẽ có nhiều khả năng khỏi bệnh. Chính vì vậy, ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu bị bệnh ung thư buồng trứng, bạn nên đi khám để sớm có biện pháp điều trị. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Xuân Tuấn

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 34 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Phạm Hương

    Em lập gia đình cũng lâu rồi. Có một quãng thời gian em bị rối loạn kinh nguyệt, chảy máu, đau bụng rất lâu và không thể làm việc được. Sau đó em quyết định đi hẹn khám và đặt làm xét nghiệm tổng quát kèm với tầm xoát ung thư, vì em lo mình đã mắc ung thư buồng trứng. Thật may mắn biết bao khi nghe các bác sĩ nói em không sao. Điều trị 2 tháng là khỏi. Cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm.

    18/10/2017
  • Nguyễn Ngọc Thảo

    Nếu bị ung thư buồng trứng thì phải cắt buồng trứng đi ạ

    05/10/2017
  • Đức Anh

    Đây là một căn bệnh mà chị em phải hết sức lưu ý. Nếu thấy có các triệu chứng như như chảy máu âm đạo thì tốt nhất là nên đi khám ngay.

    28/09/2017
Nguyễn văn Hải (10/07/2018)
Vợ tôi năm sinh năm 1994,chưa sinh lần nào .Cách đây 3 tháng có đi khám ở bệnh viện Từ Dũ tphcm phát hiện có u nang buồng trứng,đã phẩu thuật và cắt bỏ u nang,sau đó bệnh viện lại thông báo là có kết quả u ác tính và yêu cầu nhập viện để cắt bỏ buồng trứng(T) và đã phẩu thuật cắt bỏ xong ngày 29/6/2018,hôm nay lại thông báo nhập viện để hóa trị nhưng tôi băn khoăn và muốn đến bệnh viện chuyên để hóa trị cho kết quả tốt hơn(thuộc giai đoạn Ic).Mong BS tư vấn giúp tôi để điều trị ở BV nào cho tốt hơn ạ.Cảm ơn rất nhiều
Lê Minh Khánh (26/02/2018)
Vợ tôi cũng bị ung thư buồng trứng và cũng đã phải cắt bỏ buồng trứng. Rất may tôi và vợ tôi đã có 2 đứa trước khi cắt bỏ buồng trứng. Hiện tại thì tình trạng của vợ tôi đã khá hơn rất nhiều nhưng bác sĩ bảo vẫn phải đến khám thường xuyên để xem khối u có tái phát lại không.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...