Ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh nguy hiểm thường phát triển từ các tuyến nước bọt lớn hoặc các tuyến nước bọt nhỏ nằm dưới niêm mạc đường hô hấp trên và đoạn trên ống tiêu hóa. 

1. Ung thư tuyến nước bọt là gì

2. Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt

3. Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến nước bọt

4. Tác hại của bệnh ung thư tuyến nước bọt

5. Điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt

6. Phòng chống bệnh ung thư tuyến nước bọt

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Ung thư tuyến nước bọt là một dạng ung thư hiếm gặp bắt đầu trong tuyến nước bọt. Ung thư tuyến nước bọt có thể bắt đầu ở bất kỳ tuyến nước bọt nào trong miệng, cổ hoặc cổ họng của bạn. Các tuyến nước bọt tạo ra nước bọt, giúp tiêu hóa, giữ miệng ẩm và hỗ trợ răng khỏe mạnh.

Mỗi người có ba cặp tuyến nước bọt chính dưới và phía sau hàm - dưới tai, dưới lưỡi và dưới da. Nhiều tuyến mồ hôi nhỏ khác nằm trong môi, bên trong má, khắp miệng và cổ họng của bạn. Ung thư tuyến nước bọt thường gặp nhất ở vùng tai, nằm ngay trước tai.

Các loại ung thư tuyến nước bọt bao gồm:

  • Ung thư tế bào Acinic.
  • Ung thư tế bào tuyến
  • Ung thư nang tuyến.
  • Ung thư tế bào trong suốt.
  • Khối u ác tính hỗn hợp.
  • Ung thư tế bào biểu mô tiết nhầy
  • Ung thư nang tuyến ung thư.
  • Ung thư dạng tuyến đa hình cấp thấp
  • Ung thư biểu mô ống dẫn nước bọt.
  • Ung thư tế bào vảy.

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt

Đa phần là bệnh nhân bị sưng phồng ở vùng tuyến, đau tại tuyến nước bọt, khó nuốt, đôi khi người bệnh còn bị liệt một nửa phần mặt bên dưới, đây là biểu hiện rõ ràng nhất của khối u tuyến mang tai. Người bệnh còn có dấu hiệu ngạt mũi, chảy máu cam nhưng biểu hiện này cũng dễ bị nhầm lẫn với bệnh ung thư vòm họng.

Khối u tuyến nước bọt nhỏ: Khối u này nằm ngay trong khoang miệng và có thể nằm dưới niêm mạc vòm họng, môi. Khối u có thể gây ra vết loét trong khoang miệng khiến cho nhiều người nhầm lẫn với nhiệt miệng. Nhưng ví trí khối u có khi lại xuất hiện ở khoang mũi hay xoang hàm làm cho người bệnh có triệu chứng tắc vùng mũi, ngạt mũi, thị giác cũng từ đó mà thay đổi theo.

Khối u phát sinh ở dưới hàm: Miệng bị đau, hàm và cổ bị sưng tấy, lưỡi hoặc mặt có thể bị tê liệt, đôi khi tê một phần khuôn mặt, đau khi nhai thức ăn

Ngoài ra khi bị ung thư tuyến nước bọt người bệnh sẽ có một số những triệu chứng khác như:

  • Kích thước hoặc hình dáng hai bên mặt và cổ trông khác nhau
  • Mất cảm giác một phần khuôn mặt
  • Yếu cơ một bên mặt
  • Khó há lớn miệng
  • Dịch chảy ra từ một bên tai
  • Khó nuốt

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Khi gặp một số triệu chứng như miệng bị đau, khó nuốt, hàm và cổ bị sưng tấy bạn phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan bỏ qua triệu chứng bệnh khiến bệnh nặng hơn và mất đi thời cơ chữa trị bệnh tốt nhất.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Thần Kinh Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt

Dù chưa giải thích trực tiếp một cách chi tiết về nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt, nhưng các chuyên gia đã tìm ra mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh với yếu tố liên quan như giới tính, độ tuổi, tiếp xúc hóa chất…

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào của tuyến nước bọt phát triển các đột biến trên DNA của chúng. Các đột biến khiến các tế bào tăng trưởng và phân chia rất nhanh. Các tế bào đột biến tiếp tục sống trong khi tế bào bình thường sẽ phải chết. Các tế bào đột biến kết hợp lại thành khối u có khả năng xâm lấn những mô xung quanh. Các tế bào ung thư có thể tách ra và di căn đến các vùng ở xa của cơ thể.

Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến nước bọt

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt

Người lớn tuổi:bệnh ung thư tuyến nước bọt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở người trên 40 tuổi. Chính vì vậy những người ở độ tuổi này cần hết sức lưu ý và có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Phơi nhiễm bức xạ: các bức xạ, ví dụ như bức xạ điều trị ung thư vùng đầu cổ cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến nước bọt. Các tia bức xạ được sử dụng để chẩn đoán bệnh trong chụp X-quang cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc: Theo nghiên cứu thì những công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, hầm mỏ… do phải thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại như bụi silica, hợp kim niken… nên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt. Chính vì vậy mà công nhân cần được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của mình khỏi nguy cơ phát triển bệnh ung thư.

Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, các chất kích thích, vệ sinh răng miệng kém… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến nước bọt.

4. Tác hại và biến chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là dạng ung thư nguy hiểm, tỉ lệ tử vong rất cao. Bệnh cũng phát triển rất nhanh nên nếu bệnh nhân không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ rất khó để cứu chữa.

Ung thư tuyến nước bọt làm cơ thể suy yếu và dễ bị mắc những căn bệnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Ung thư tuyến nước bọt gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn, khó khăn trong việc ăn uống.

5. Điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt

Chẩn đoán

Sinh thiết chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt: Người ta có thể chẩn đoán bệnh ung thư tuyến nước bọt bằng các triệu chứng lâm sàng và kết quả mô bệnh học từ sinh thiết hoặc chọc hút tế bào. Để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến nước bọt, trước tiên các bác sĩ sẽ khám hàm, cổ và họng của bệnh nhân để xác định vị trí sưng hoặc nổi cộm. Chẩn đoán hình ảnh với máy MRI và CT sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng kích thước, vị trí của khối u. Còn để lấy mẫu thử (sinh thiết) thì các bác sĩ sẽ dùng cây kim nhỏ để đưa vào vùng nghi ngờ để chọc hút lấy chất dịch tế bào và mang đi xét nghiệm.

Nghiên cứu hình ảnh chẩn đoán bệnh: Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ là những công cụ hữu hiệu để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến nước bọt, cung cấp những thông tin quan trọng về kích thước khối u, sự thâm nhiễm vào các mô lân cận và sự xâm lấn vào mạch máu hay dây thần kinh. 

Chọc tế bào học: Đây là phương pháp nhanh và đơn giản, phát hiện được u đặc hay u nang, giúp bác sỹ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị ung thư tuyến nước bọt

Điều trị bệnh

Phẫu thuật: Trường hợp khối u ung thư nhỏ và nằm tại vị trí thuận lợi để phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ khối u và một phần nhỏ các mô lân cận. Nếu khối u lớn bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt. Đối với bệnh nhân được chẩn đoán đã di căn hạch bạch huyết ở cổ, bác sỹ sẽ tiến hành cắt hạch bạch huyết và loại bỏ các cơ, dây thần kinh ở cổ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải chịu một số tác dụng phụ như tê mặt, tê vai, gáy.

Xạ trị:Tia xạ giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho phẫu thuật trong điều trị ung thư tuyến nước bọt. Đa số được chỉ định tia xạ hậu phẫu. Tia xạ tiền phẫu được chỉ định cho một số hoàn cảnh đặc biệt như u dính, xâm lấn rộng…

Các chỉ định chính của tia xạ hậu phẫu: Khối u có độ ác tính cao, khối u ở phần sau của thùy, u đã xâm lấn thần kinh, u tái phát sau phẫu thuật, di căn hạch vùng.

Phương pháp hóa trị: Hóa trị một trong những phương pháp chính cho những người bị bệnh ung thư tuyến nước bọt đã lan rộng đến các vùng xa của cơ thể.  Phương pháp này sẽ điều trị bệnh bằng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. 

Khám và chữa trị ung thư Tuyến nước bọt tại Hello Doctor

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp
  • Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
  • Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
  • Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
  • Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
  • Áp dụng bảo hiểm y tế 
  • Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà

6. Phòng chống bệnh ung thư tuyến nước bọt

Dưới đây là một số biện pháp để phòng tránh bệnh ung thư tuyến nước bọt:

Bạn phải chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Lưu ý bạn nên sử dụng bàn chải lông mịn và nhẹ nhàng đánh răng, không nên dùng những bàn chải lông cứng, dễ gây chảy máu và gây viêm lợi. 

Ngoài ra để phòng ngừa ung thư tuyến nước bọt, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn. Đây là biện pháp nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả khá cao, giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong khoang miệng - yếu tố gây ung thư.

Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này. Bên cạnh đó bạn có thể ăn kẹo cao su không đường để kích thích miệng sản xuất nước bọt.

Khi ăn tốt nhất là bạn nên chọn thực phẩm ẩm, chứa nhiều nước. Cố gắng tránh ăn các loại thực phẩm khô. Nếu ăn thực phẩm khô thì phải làm ẩm thực phẩm với nước sốt, nước thịt, bơ, nước dùng hoặc sữa. Tránh các loại đồ uống có chứa chất cồn như rượu bia hay đồ uống có chứa cafein vì chúng rất có hại cho sức khỏe. Bạn nên uống nước lọc hoặc nước trái cây lành mạnh nhiều Vitamin để tăng sức đề kháng cơ thể, phòng chống ung thư tuyến nước bọt.

Ung thư tuyến nước bọt nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Xuân Tuấn

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 34 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Xuân Mạnh

    Bệnh này nếu được phát hiện sớm thì vẫn có hy vọng. Điều trị sớm sẽ giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

    05/10/2017
  • Nguyễn Văn Phương

    Tôi có người bạn thân đang mắc phải căn bệnh này. Tìm hiểu mới thấy căn bệnh này thật đáng sợ. Bài viết đã cho tôi cái nhìn cụ thể nhất về căn bệnh này.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...