Viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính

Bệnh viêm dạ dày mạn tính được xem như tình trạng viêm của lớp niêm mạc của dạ dày. Hiện tượng này diễn ra từ từ và tồn tại trong thời gian dài.

1. Bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì

2. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính

4. Biến chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính

5. Điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính

6. Phòng chống bệnh viêm dạ dày mạn tính

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì?

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc dạ dày trong thời gian kéo dài, biểu hiện thường âm ỉ, không dữ dội. Theo thống kê, một nửa dân số thế giới bị viêm dạ dày mạn tính và tỷ lệ này còn cao hơn ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori), ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như bệnh stress tâm lý, thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, hút thuốc lá, uống rượu nhiều.

Đối với người bị viêm dạ dày cấp tính, các biểu hiện thường khá rõ rệt như đau bụng dữ dội, bỏng rát vùng thượng vị, ợ chua ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi. Còn đối với người bị viêm dạ dày mạn tính thì các triệu chứng thường biểu hiện nhẹ, âm ỉ, diễn ra trong thời gian dài, không dứt.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính

Người viêm dạ dày mạn tính thường có những triệu chứng như:

  • Người bệnh có những rối loạn chức năng: Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ, đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường.
  • Đau vùng thượng vị: Không đau dữ dội mà đau bụng âm ỉ, thông thường chỉ là cảm giác khó chịu, thường xuyên tăng lên sau ăn
  • Nóng rát vùng thượng vị: xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, các triệu chứng đặc biệt rõ sau ăn uống một số thứ như: bia, rượu, vang trắng, gia vị cay, chua hoặc ngọt.
  • Sau ăn mỡ xuất hiện nóng rát có thể là do trào ngược dịch mật vào dạ dày. Một số trường hợp nóng rát xuất hiện muộn sau bữa ăn.

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính là những cơn đau bụng âm ỉ

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính là những cơn đau bụng âm ỉ

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người viêm dạ dày mạn tính cần được theo dõi và điều trị thường xuyên, tránh tính trạng để bệnh nặng hơn gây biến chứng nguy hiểm.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính

- Hậu quả của việc điều trị không đúng hay không triệt để bệnh viêm dạ dày cấp tính là từ đó chuyển sang mạn tính.

- Do chế độ ăn, uống:

  • Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng
  • Ăn nhiều chất béo
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài
  • Ăn nhanh, nhai không kỹ
  • Uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá
  • Ăn uống không đều độ: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, ăn quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.

- Một vài bệnh lý viêm mạn tính ở các cơ quan tiêu hóa khác như viêm gan, viêm ruột non, viêm đại tràng. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng viêm dạ dày mạn xảy ra cùng với viêm loét dạ dày tá tràng, loét hành tá tràng, bệnh đại tràng chức năng, táo bón, bệnh nhiễm khuẩn Hp, túi mật viêm, trào ngược dịch mật, viêm miệng nối dạ dày - hỗng tràng, ung thư dạ dày

- Sử dụng một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… thường là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.

- Hậu quả của bệnh nhiễm trùng mủ ở miệng, từ cổ họng như viêm mủ chân răng, viêm amidan hốc mủ, viêm mủ xoang hàm.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh viêm dạ dày mạn tính

Hẹp môn vị: Biểu hiện đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt người bệnh có thể ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.

Thủng dạ dày: Nguời bệnh đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, cần phải được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện nôn ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối.

Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một dạng ung thư thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính

Chẩn đoán

Phương pháp chẩn đoán thường làm nhất đối với viêm dạ dày là nội soi với một mẫu sinh thiết dạ dày. Nội soi để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng. Nếu cần bác sĩ sẽ lấy các mẫu mô nhỏ để sinh thiết.

Các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây viêm dạ dày hoặc bất cứ biến chứng nào, gồm:

  • Chụp X-quang đường tiêu hóa: Hình ảnh chụp Xquang sẽ cho biết các thay đổi ở niêm mạc dạ dày như trợt hoặc loét.
  • Xét nghiệm máu: để kiểm tra xem có tình trạng thiếu máu không. Thiếu máu có thể là dấu hiệu của chảy máu dạ dày.
  • Xét nghiệm phân: nhằm kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân, một dấu hiệu khác cho biết có chảy máu dạ dày.
  • Xét nghiệm đối với nhiễm trùng H.pylori bằng test thở, xét nghiệm máu hoặc phân. Nhiễm trùng H.pylori cũng có thể được xác định bằng mẫu sinh thiết từ dạ dày lấy khi nội soi.

Điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi viêm dạ dày mạn tính

Điều trị

Thuốc điều trị

Các thuốc được sử dụng trong điều trị viêm dạ dày mạn tính chủ yếu là các thuốc làm giảm triệu chứng như giảm tiết acid dạ dày. Sử dụng phác đồ kháng sinh diệt vi khuẩn Hp khi xác định được nguyên nhân gây bệnh là kháng sinh. Giảm hoặc dừng hẳn việc dùng một số loại thuốc để làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày.

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn đơn giản giúp làm giảm kích ứng dạ dày. Các loại thực phẩm cần phải tránh đó là:

  • Đồ nướng, chiên, xào.
  • Hoa quả họ chanh.
  • Cà phê.
  • Đồ uống có cồn.

Các loại thực phẩm được khuyên dùng khi bị viêm dạ dày mạn tính bao gồm những loại ít dầu, ít béo, không có caffeine:

  • Tất cả các loại rau, củ, quả trừ các quả họ chanh.
  • Sản phẩm sữa ít béo.
  • Thịt lạc.
  • Mỳ chế biến ít hoặc không có chất béo.

6. Phòng chống bệnh viêm dạ dày mạn tính

Kiểm soát nhiễm khuẩn Hp, đặc biệt là trên đối tượng nguy cơ cao mắc viêm dạ dày mạn tính như tiền sử bị viêm loét dạ dày cấp và mạn tính có vi khuẩn Hp. Khi xác định nguyên nhân gây bệnh vi khuẩn Hp cần điều trị triệt để và sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp thường xuyên nhằm tránh bị tái nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Kiểm soát tốt chế độ ăn uống và sinh hoạt: duy trì thói quen ăn cân bằng, sử dụng lượng chất béo hợp lý, không ăn nhiều đồ ăn kích thích dạ dày, không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn điều độ, tránh stress.

Để điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính hiệu quả, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi qua số điện thoại 1900 1246 để được thăm khám, hỗ trợ và giúp đỡ tốt nhất.

Bác sĩ khám, điều trị

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Văn Nhật Minh

Bác sĩ Văn Nhật Minh

Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát

Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Văn Cường

    Tôi mắc bệnh này và vẫn chưa điều trị dứt điểm được. Bệnh này thực sự rất khó chịu

    05/10/2017
  • Đỗ Chung

    Tôi mắc bệnh này và mong muốn được điều trị bệnh với bác sĩ Đỗ Huy Thạch

    28/09/2017
  • Đào Thanh Tú

    Cảm ơn bài viết rất đầy đủ và chi tiết, mong sẽ có nhiều bài viết bổ ích như thế này hơn nữa.

    15/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...