Chứng ăn ói - triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Chứng ăn ói - triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Chứng ăn ói là một tình trạng liên quan đến hành vi ăn uống nhiều người gặp phải hiện nay. Khi có triệu chứng này thì cần phải chữa trị ngay, càng để lâu sẽ càng khó chữa.

  1. Chứng ăn ói là gì
  2. Biểu hiện của chứng ăn ói
  3. Điều trị chứng ăn ói
  4. Bác sĩ điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Chứng ăn ói là gì?

Như đã trình bày trong bài "Rối loạn ăn uống tâm thần", chứng ăn ói là một trong ba loại rối loạn ăn uống thường thấy. Những bệnh nhân mắc chứng ăn ói tiêu thụ một lượng lớn thức ăn và sau đó họ “thanh lọc” cơ thể bằng cách tống khứ lượng calo dư thừa thông qua nhiều cách như nôn mửa, lạm dụng thuốc nhuận trường, thuốc lợi tiểu, dùng dụng cụ thụt tháo hoặc tập thể dục một cách ám ảnh quá mức. Một số bệnh nhân kết hợp tất cả các hình thức trên nhằm “thanh lọc” cơ thể. Bởi vì nhiều người mắc chứng ăn ói trong bí mật và duy trì cân nặng cơ thể bình thường, họ thường có thể che giấu tình trạng của mình với những người xung quanh trong nhiều năm.

Gia đình, bạn bè và bác sĩ có thể gặp khó khăn trong việc phát hiện ra chứng ăn ói ở những người mà họ quen biết. Nhiều người bị dạng rối loạn này vẫn có trọng lượng cơ thể bình thường vì họ thường xuyên ăn không kiểm soát và thanh lọc cơ thể xen kẽ, việc này có thể xảy ra từ một hoặc hai lần một tuần đến vài lần một ngày. Cuối cùng, một nửa số bệnh nhân mắc chứng biếng ăn tâm thần có thể phát triển thành chứng ăn ói.

Cũng như chứng biếng ăn tâm thần, chứng ăn ói thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ nhưng cũng có thể gặp ở nam giới. Nhiều người bị chứng ăn ói cảm thấy xấu hổ, mặc cảm về thói quen kỳ lạ của họ. Vì thế họ thường không tìm kiếm sự trợ giúp y tế cho đến khi ba mươi hay bốn mươi tuổi. Thế nhưng khi đến độ tuổi này, hành vi ăn uống đó đã ăn sâu và rất khó để thay đổi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ăn ói

Rối loạn này được đặc trưng bởi các đợt ăn uống vô độ lặp lại, xảy ra ít nhất hai lần một tháng trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng, bao gồm:

- Ăn uống: ăn trong một khoảng thời gian giới hạn (ví dụ trong khoảng 2 giờ), họ ăn một lượng thực phẩm chắc chắn lớn hơn hầu hết một người bình thường sẽ ăn trong một khoảng thời gian tương tự và trong những hoàn cảnh tương tự.

- Không kiểm soát được cảm giác thèm ăn uống trong suốt khoảng thời gian đó (ví dụ: cảm giác không thể ngừng ăn uống hoặc kiểm soát bữa ăn).

Ngoài ra, các tiêu chuẩn chẩn đoán chứng ăn ói đòi hỏi cần phải có các hành vi bù lại cho các giai đoạn ăn uống vô độ hay còn gọi là sự thanh lọc cơ thể xảy ra tái đi tái lại một cách không thích hợp để ngăn ngừa sự tăng cân, ví dụ như tự gây nôn, lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi niệu, thụt tháo hay các thuốc khác, ăn chay hoặc tập thể dục quá mức. Cách nhìn nhận bản thân của một người thường có liên quan trực tiếp với cân nặng của họ, họ rất quan tâm tới việc cơ thể của họ trông như thế nào. Rối loạn này chỉ có thể được chẩn đoán nếu nguyên nhân gây ra không phải bởi chứng chán ăn tâm thần. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của chứng ăn ói

Mức độ nghiêm trọng của chẩn đoán chứng ăn ói được dựa trên tần số của các hành vi thanh lọc bù cho các gia đoạn ăn vô độ (xem dưới đây). Mức độ nghiêm trọng có thể tăng lên để phản ánh các triệu chứng khác và mức độ bệnh của người đó:

  • Nhẹ: Trung bình khoảng 1-3 đợt xuất hiện các hành vi thanh lọc mỗi tuần.
  • Trung bình: Khoảng 4-7 đợt xuất hiện các hành vi thanh lọc mỗi tuần.
  • Nặng: Trung bình khoảng 8-13 đợt hành vi thanh lọc mỗi tuần.
  • Rất nặng: Từ 14 lần trở lên các hành vi thanh lọc mỗi tuần.

3. Các phương pháp điều trị chứng ăn ói

Các phương pháp điều trị chứng ăn ói có nhiều nét tương đồng với cách điều trị rối loạn ăn uống. Bao gồm các biện pháp:

Liệu pháp tâm lý

Như trong điều trị chứng biếng ăn tâm thần, phương pháp trị liệu tâm lý rất cần thiết và phải được thiết lập trước khi bất kỳ phương pháp điều trị quan trọng nào được thực hiện. Một cuộc kiểm tra y tế hoàn chỉnh thường được bảo đảm để đánh giá sức khoẻ và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Người thiếu cân hoặc thừa cân thường là do các biến chứng về mặt y học, đặc biệt nếu người đó đang sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc kích thích tự nôn như một phương pháp kiểm soát hành vi ăn quá mức của họ. Liệu pháp có hiệu quả nhất khi nó không tập trung quá nhiều vào hành vi ăn uống quá mức của người bệnh mà thay vào đó là tìm ra căn nguyên của tình trạng này.

Nếu người bệnh không bị khủng hoảng cấp tính hoặc chưa có các biến chứng xảy ra từ chứng ăn ói, tâm lý trị liệu là phương pháp khởi đầu tốt để điều trị. Liệu pháp này định hướng nhận thức cho người bệnh, tập trung vào các vấn đề về hình ảnh và tự đánh giá bản thân có thể sẽ mang lại lợi ích nhiều cho bệnh nhân. Sự nhìn nhận cơ thể sai lệch là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ăn ói nên dây sẽ là trọng tâm ban đầu của điều trị. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn làm thế nào để nhận thức được cân nặng cơ thể là hợp lý và tỷ lệ mỡ của một cơ thể bình thường và liên hệ chúng đến bản thân. Các tài liệu và phương pháp tiếp cận tâm lý có thể hữu ích trong một số trường hợp.

Thông thường cái nhìn tiêu cực về bản thân được tạo ra bởi các sự kiện sang chấn tâm lý hoặc những kỷ niệm trong giai đoạn phát triển tâm lý của cá nhân thời thơ ấu. Cha mẹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc vô tình nuôi dưỡng một hình ảnh tiêu cực trong bản thân của bệnh nhân. Đây là những vấn đề thích hợp và quan trọng cần ưu tiên giải quyết trong điều trị. Liệu pháp gia đình đôi khi có ích trong việc khám phá ra những yếu tố củng cố quan trọng mà bệnh nhân có thể nhận được sự hỗ trợ về mặt tâm lý. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dùng thuốc

Một số loại thuốc có thể rất hữu ích trong điều trị chứng ăn ói. Như thường lệ, thuốc nên được theo dõi cẩn thận, đặc biệt là khi bệnh nhân có thể nôn hoặc uống một lượng lớn thuốc nhuận tràng có thể có ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc hiệu quả. Một mối quan hệ tin cậy và trung thực phải được thiết lập giữa bác sĩ và bệnh nhân. Nếu không, sự tuân thủ điều trị có thể trở thành trở ngại trong việc trị bệnh. Thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Tự quản lý cá nhân

Các phương pháp tự chăm sóc để điều trị rối loạn này thường bị các chuyên gia y tế bỏ qua bởi vì có rất ít chuyên gia nghiên cứu về vấn đề này. Các nhóm hỗ trợ giúp đỡ là phương pháp đặc biệt hiệu quả để đảm bảo sự tuân thủ điều trị lâu dài và giảm tỷ lệ thất bại.

Chứng ăn ói để càng lâu càng khó điều trị, chính vì vậy khi thấy bản thân có tình trạng ăn vô độ và tìm cách tự thanh lọc kéo dài hơn 3 tháng và tình trạng này lặp lại thì cần đi khám bác sĩ ngay. Liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ của chúng tôi, các bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn điều trị bệnh của mình một cách toàn diện.

Hello Doctor - Mang sức khỏe đến cuộc sống



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung