Các cách điều trị bệnh đau dây thần kinh số V

Các cách điều trị bệnh đau dây thần kinh số V

Có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh đau dây thần kinh số 5 , từ điều trị nội khoa cho đến điều trị ngoại khoa, giải áp vi mạch cũng được sử dụng phổ biến.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp ích cho quá trình điều trị bệnh của bạn. Để biết đầy đủ thông tin về bệnh đau dây thần kinh số V, bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

Các phương pháp điều trị bệnh đau dây thần kinh số 5

1. Điều trị nội khoa

Trên 90% các bệnh nhân đau dây thần kinh số 5 thường khởi đầu điều trị nội khoa và khi bệnh không tiến triển thì bệnh nhân sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa.

2. Điều trị ngoại khoa

Có 2 nhóm phương pháp ngoại khoa: nhóm phương pháp làm tổn thương dây V và nhóm không làm tổn thương dây V.

Nhóm phương pháp làm tổn thương dây V:

- Phương pháp tiêm dọc theo đường đi dây V:

Trong 80 năm qua, nhiều tác giả sử dụng alcohol chích dọc theo đường đi dây V như dây thần kinh trên hốc mắt, dây thần kinh dưới hốc mắt, nhánh V2 hoặc nhánh V3. Nếu điều trị theo phương pháp này bệnh nhân có thể ngoại trú và phương pháp này có thể lặp lại nếu đau dây V tái phát. Tuy nhiên bất lợi của phương pháp này là mất cảm giác tạm thời.

-Cắt dây thần kinh ngoại biên:

Cắt hoặc đốt nhánh ngoại biên của dây thần kinh số V có lẽ tốt hơn chích alcohol. Khi cắt hoặc đốt, phẫu thuật viên thực hiện một cách chính xác hơn, hoàn hảo hơn và hiệu quả lâu dài hơn. Những nhánh thần kinh dễ dàng thực hiện là nhánh trên ổ mắt, nhánh trên ròng rọc, nhánh dưới ròng rọc, nhánh dưới ổ mắt và thần kinh cằm, thần kinh ổ răng dưới, thần kinh lưỡi.

- Cắt dây thần kinh số V sau hạch Gasser qua đường vào cực thái dương:

Năm 1901, Charler Frazier chọn lựa đường vào cực thái dương của Hartley –Krause để đến dây thần kinh số V và cắt dây thần kinh V sau hạch Gasser như là một phương pháp chọn lựa duy nhất có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ rủi ro thấp nhất là 1-3 % và tỉ lệ thành công từ 95-99%, nhưng tỉ lệ tái phát cao từ 5-20 %; còn tỉ lệ rủi ro của phương pháp này cũng có ý nghĩa.

- Cắt dây thần kinh V gần cầu não:

Walter Dandy là người thực hiện phương pháp cắt dây V gần cầu não qua đường vào cực thái dương để điều trị đau dây V. Với phương pháp nầy Dandy đã tách rễ cảm giác chính của dây V gần cầu não rồi cắt bán phần hoặc toàn phần rễ cảm giác đó. Phương pháp nầy là không làm mất cảm giác giác mạc và cảm giác ở mặt sau mổ.

Khi kính vi phẫu thuật ra đời vào thâp niên 60 cùng với kỹ thuật gây mê hiện đại hơn thì phương pháp nầy an toàn hơn. Do đó, khi các phẫu thuật viên thần kinh bộc lộ rõ dây V tại cầu não đã tìm thấy một số bất thường khác như mạch máu chèn ép dây V hoặc dây V đã bị vặn xoắn do khối u.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

-Phương pháp mở thông dây V:

Phương pháp mở thông dây V trong điều trị đau dây V được Sjoqvist thực hiện từ năm 1937. Phương pháp nầy cũng làm giảm đau dây V nhưng bảo tồn được chức năng cảm giác và vận động của dây V. Tuy nhiên, nó không được áp dụng rộng rãi như một vài phương pháp khác.

-Nhiệt động dây V tại hạch Gasser qua da bằng sóng radio:

Trải qua một thời kỳ dài về điều trị đau dây V, các phương pháp khác nhau từ ngoài sọ cũng như những phương pháp đi vào bên trong hộp sọ nhằm điều trị đau dây V với những kết quả đạt được cũng khác nhau. Đối với các phương pháp đi vào bên trong hộp so qua da để đi tới hạch Gasser và các rễ sau hạch rồi bơm từng giọt alcohol, nước nóng, phenol v.v ...cũng đạt được kết quả đáng khích lệ.

Vào đầu năm 1930 Kirschner giới thiệu một phương pháp đốt điện tại hạch Gasser qua da có sự hướng dẫn của hệ thống định vị để đưa kim qua lỗ bầu dục. Phương pháp nầy chỉ kiểm soát rối loạn cảm giác ở một mức độ nào đó.

Năm 1970 Sweet đã giới thiệu kỹ thuật dùng sóng radio nhiệt đông dây V1, V2 và V3. Với phương pháp dùng sóng radio: làm tổn thương V2, V3 mà không làm ảnh hưởng đến dây V1 và các cấu trúc lân cận; tỉ lệ tái phát giảm rõ rệt; và tỉ lệ tử vong hầu như gần số 0. Lý tưởng nhất là điều trị phải an toàn và không làm rối loạn cảm giác ở mặt.

Ưu điểm của phương pháp nầy nếu đau dây V tái phát có thể đốt lại nhiều lần. Đây là một phương pháp đơn giản, không cần gây mê cũng như không cần nằm viện, áp dụng cho mọi lứa tuổi và đôi khi có một số bệnh lý kèm theo cũng có thể thực hiện được phương pháp này.

Những bất lợi lớn nhất của phương pháp nầy là dị cảm và loạn cảm gây khó chịu cho người bệnh tại vùng chi phối cảm giác của dây V.

Nhóm phương pháp không làm tổn thương dây V:

- Phương pháp giải áp vi mạch

Chỉ định ngoại khoa như sau:

  • Đau dây V điển hình (vô căn hay có triệu chứng)
  • Thất bại trong sử dụng thuốc lâu dài để kiểm soát đau dây V
  • Điều trị nội khoa không còn hiệu quả
  • Khi điều trị nội khoa có hiệu quả nhưng phải sử dụng liều cao

Kỹ thuật này được đưa ra dựa vào giả thuyết chèn ép mạch máu thần kinh trong cơ chế bệnh sinh của bệnh lý đau dây V. Nguyên tắc phẫu thuật là tách mạch máu và di chuyển nó ra khỏi vị trí chèn ép vào dây thần kinh V dưới kính vi phẫu, và khi dây V không còn bị chèn ép nữa nghĩa là chúng ta đã giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.

Đây là một phương pháp được áp dụng phổ biến ở các trung tâm phẫu thuật thần kinh trên thế giới và cũng là một phương pháp có hiệu quả cao nhất hiện nay với tỉ lệ tái phát thấp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Đa số các trường hợp quan sát trong khi mổ nhận thấy động mạch tiếp cận với dây V là động mạch tiểu não trên đơn độc (73,52%), phối hợp với động mạch tiểu não trước dưới (7,3%), hiếm gặp động mạch thân nền, tĩnh mạch đá trên hay cả động mạch và tĩnh mạch tiếp cận dây V.

Đau dây thần kinh số 5 là một loại đau rất khó chữa bằng thuốc. Do đó, nhiều phương pháp ngoại khoa đã được đề cập và áp dụng từ thời kỳ đầu của thế kỷ 20 nhằm cứu chữa loại đau khó chịu nầy. Mãi cho tới hôm nay, vấn đề nầy vẫn còn nhiều bàn cãi cả về cơ chế lẫn phương pháp điều trị, nhưng hiện nay giải áp vi mạch được đánh giá như là một phương pháp có hiệu quả cao nhất và đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ngoài ra, nhiệt đông dây V tại hạch Gasser qua da bằng sóng radio cũng là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay và kết quả rất đáng khích lệ.

Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo thêm các biện pháp phòng chống bệnh đau dây thần kinh số V để biết cách phòng chống bệnh đau dây thần kinh số 5 cho bản thân và gia đình của mình.

Hello Doctor đã có phương pháp điều trị tiên tiến cho bệnh bệnh đau dây thần kinh số V. Bạn có thể gọi điện hẹn khám với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau dây thần kinh số V

Bệnh đau dây thần kinh số 5 có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay nay 33 tuổi, giới tính nam, làm công nhân ở Quận 5. Tôi vừa được chẩn đoán đau dây thần kinh số 5...
Hướng dẫn cách chăm sóc người đau dây thần kinh số 5
Chào bác sĩ, bác gái em năm nay 60 tuổi, khoảng 1 tháng nay bác bị đau một nửa mặt bên trái. Bác đã đi khám và...
Bệnh đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hồng, năm nay 52 tuổi, hiện tại đang làm giáo viên tại Hà Nội. Khoảng một tháng trở lại đây...
Bệnh đau dây thần kinh số 5 có di truyền không?
Chào bác sĩ tôi, tôi là phụ nữ, 26 tuổi, đã lập gia đình được 2 năm nay. Hiện tại tôi và chồng đang rất muốn hạ sinh một đứa con đầu...
Thuốc điều trị đau dây thần kinh số 5 và những điều cần lưu ý
Chào bác sĩ, tôi năm nay 55 tuổi, tôi vừa mới được chẩn đoán mắc bệnh đau dây thần kinh số 5, sau khi dùng thuốc điều trị tôi thấy vẫn...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Thu Hà

    Tôi bị mắc bệnh đau dây thần kinh số V nên đang phải điều trị. Bài viết đã giúp tôi hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị bệnh của mình.

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung