Vì sao cháu bị đau tinh hoàn?

Vì sao cháu bị đau tinh hoàn?

Chào bác sĩ!

Cháu tên là Toàn, năm nay cháu chuẩn bị lên lớp 12. Hằng ngày, cháu có tập các bài tập thể dục để rèn luyện sức khỏe cũng như tăng cường gân cốt. Đêm qua, sau khi tập về, cháu thấy tinh hoàn bị đau, cháu có tìm hiểu thông tin trên mạng nhưng vẫn lo lắng, không biết có phải do cháu tập thể dục mạnh hay là bị mắc bệnh gì. Mong bác sĩ tư vấn thêm giúp cháu ạ.

Trả lời:

Chào Toàn, cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.

Việc đau tinh hoàn nói riêng và các thắc mắc về tinh hoàn nói chung và vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn nam đang ở độ tuổi phát triển, có những thay đổi về tâm, sinh lý cũng như mắc phải những sai lầm trong việc chăm sóc cơ thể mình.

1. Nguyên nhân gây ra đau tinh hoàn

2. Khi nào nên đi khám bác sĩ

1. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau tinh hoàn

Việc đau tinh hoàn không nhất thiết là do nguyên nhân từ tinh hoàn mà có thể do vùng háng hoặc bụng gây ra, đôi khi việc đau tinh hoàn không thể xác định chính xác nguyên nhân. Cháu có thể kiểm tra lại xem mình có đang uống loại thuốc nào như kháng sinh, hóa trị liệu hay mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng, chấn thương, sỏi thận, quai bị, …

Một trong các nguyên nhân chính dẫn đến đau tình hoàn đó là các bệnh: xoắn tinh hoàn, giãn mạch tinh hoàn, nang mào tinh hoàn, vỡ tinh hoàn, ung thư tinh hoàn … Trong số các bệnh này, ung thư tinh hoàn là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến việc sinh sản của nam giới, sâu hơn là đến tính mạng của con người. Để chắc chắn về căn bệnh, cháu có thể tìm hiểu các biểu hiện kèm theo của bệnh, và tìm đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn kịp thời.

Ngoài ra, việc đau tinh hoàn còn có thể do cháy vận động quá mạnh, chịu các chấn thương hoặc xuất huyết. Trong trường hợp nặng, khi cháu bị đau tinh hoàn do xuất huyết, còn thấy máu xuất hiện ở bừu. Cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự điều trị.

Người bị sỏi thận cũng dẫn đến đau tinh hoàn. Khi thận bị nặng, đẩy xuống phía dưới, chèn ép làm tinh hoàn bị đau. Người bị thận có các biểu hiện kèm theo như tiểu tiện nhiều lần về ban đêm, mệt mỏi, chán ăn, … Cháu cần theo dõi để nhận biết bệnh của mình nhé.

Bên cạnh đó, các bác sĩ còn xác định các nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau tinh hoàn như thoát vị bẹn, tổn thương bộ phận sinh dục. Bẹn là vị trí nối giữa tinh hoàn với cơ thể. Khi bị thoát vị bẹn, một bên bừu của nam giới bị sệ xuống, sung phồng khiến tinh hoàn bị đau. Tình trạng này sẽ tồn tệ hơn nếu người bệnh đi lại nhiều, chạy hoặc có những hoạt động mạnh.

2. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Với những nguyên nhân được nêu ở trên, hi vọng rằng cháu đã xác định được phần nào tình trạng, mức độ nặng hay nhẹ về bệnh của mình. Nếu như cháu chắc chắn không mắc phải các chứng bệnh trên, trong khi tình trạng đau tinh hoàn vẫn diễn ra trong một thời gian dài thì cháu nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn cũng như làm các xét nghiệm phù hợp, tìm ra bệnh chính gây ra việc đau tinh hoàn.

Nếu tinh hoàn đau đột ngột và dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu xoắn thừng tinh hoàn.Tinh hoàn bị xoắn sẽ bị mất nguồn cung cấp máu. Vì vậy, tình trạng này cần phải được điều trị ngay để ngăn ngừa mất tinh hoàn.Nam giới trong bất kì độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị xoắn tinh hoàn, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Đến bệnh viện ngay nếu bạn:

  • Đau tinh hoàn dữ dội và đột ngột
  • Đau tinh hoàn kèm theo buồn nôn, sốt, ớn lạnh hoặc có máu trong nước tiểu

Gọi tư vấn và đặt hẹn khám với bác sĩ nếu:

  • Đau nhẹ ở tinh hoàn kéo dài hơn một vài ngày.
  • Phát hiện có một cục u hoặc sưng bên trong hoặc xung quanh tinh hoàn.

Nếu sau 1 vài ngày mà tình trạng đau tinh hoàn thuyên giảm, cháu cũng không cần quá lo lắng. Để tình trạng đau tinh hoàn thuyên giản, cháu có thể uống thuốc giảm đau thông thường hoặc theo tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cũng như tập các bài tập thể dục, cháu nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng, nâng đỡ bìu khi đứng lên, nằm xuống để tránh những tác động dù là nhỏ nhất đến tinh hoàn. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày, cháu cũng nên hạn chế những hành động liên quan đến tinh hoàn như nghịch, làm việc mạnh, tác động mạnh đến tinh hoàn khiến vùng này bị tổn thương. Chúc cháu sớm khỏi bệnh và trở lại sinh hoạt bình thường. Nếu cháu cần giúp đỡ, cháu có thể đặt lịch khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ và giúp đỡ.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Bác sĩ khám, điều trị

Lưu Quang Việt

Thạc sĩ - Bác sĩ Lưu Quang Việt

Khoa: Nam khoa, Tiết niệu

Nơi làm việc: Bệnh Viện Trưng Vương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Tuấn

Bác sĩ Nguyễn Viết Tuấn

Khoa: Tiết niệu, Nam khoa

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại học Y Khoa Vinh

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Anh Đức

    Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho tôi

    16/10/2017
  • Lê Huyền Anh

    Người yêu cháu cũng đang có tình trạng như vậy, cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ về triệu chứng này, cháu sẽ thử làm theo lời khuyên của bác sĩ.

    06/10/2017
  • Đinh Thu Hiền

    Chồng tôi cũng đang có triệu chứng này nhưng lại ngại không chịu đi khám. Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ, tôi nghĩ mình nên khuyên chồng đi khám bệnh.

    29/09/2017
  • Nguyễn Đức Cảnh

    Chia sẻ của bác sĩ rất hữu ích và thiết thực

    22/09/2017
  • Bùi Thê Hùng

    Tôi cũng bị đau tinh hoàn nhưng do ngại nên tôi chưa có đi khám. Nhưng sau khi đọc được bài viết này của bác sĩ thì tôi nghĩ mình nên đi khám. Cảm ơn bác sĩ.

    31/08/2017
Xem thêm đánh giá

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung