Các cách chuẩn đoán, điều trị chữa bệnh gãy xẹp lún đốt sống là gì

Các cách chuẩn đoán, điều trị chữa bệnh gãy xẹp lún đốt sống là gì

Các cách chuẩn đoán, điều trị chữa bệnh gãy xẹp lún đốt sống có nhiều, người ta thường sử dụng điều trị không phẫu thuât, tạo hình đốt sống và vùng gù để chữa trị.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

Các phương pháp chẩn đoán gãy xẹp – lún đốt sống

Để chẩn đoán gãy xẹp – lún đốt sống bác sĩ thường dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng. Bên cạnh đó chụp X quang, CT hoặc MRI có thể giúp chẩn đoán, tiên lượng, và xác định phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.

1. X quang

Đây là ứng dụng bức xạ nhằm tạo ra một phim hoặc hình ảnh của một phần cơ thể, cho thấy cấu trúc của cột sống và hình dạng của khớp. Nó cũng cho thấy sự thẳng hàng của xương, thoái hóa đĩa đệm hay những gai xương có thể gây kích thích các rễ thần kinh.

2. CT scan (chụp cắt lớp điện toán)

Đây là một chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X được xử lý qua máy tính, có thể cho thấy hình dạng cũng như kích thước của ống sống, bên trong ống sống và các cấu trúc bao quanh nó. Chụp CT scan này có thể được thực hiện cùng với chụp tủy sống cản quang để cung cấp thêm thông tin giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Đây là kỹ thuật lý tưởng để thấy chi tiết xương, bao gồm cả hẹp ống sống.

3. MRI (chụp cộng hưởng từ)

Chụp cộng hưởng từ MRI là một kĩ thuật tạo ra hình ảnh các cấu trúc cơ thể trong không gian 3 chiều, dùng các từ trường mạnh cũng như các kĩ thuật máy tính, giúp cung cấp các hình ảnh về tủy sống, rễ thần kinh và các vùng xung quanh, cũng như tình trạng phì đại, thoái hóa và khối u.

4. Đo hấp thụ tia X (năng lượng) kép hoặc đo đậm độ xương

Đây là tiêu chuẩn để đo mật độ khoáng của xương cũng như giúp xác định tình trạng loãng xương. Kĩ thuật này không gây đau, nó sử dụng 2 nguồn tia X khác nhau hướng vào xương theo một tần số cho sẵn. DEXA scan có thể giúp phát hiện những thay đổi trong khối xương. Nó khá linh động vì có thể dùng để khảo sát cả xương sống và các chi. Đây là kĩ thuật quét cột sống, hông, hoặc cả cơ thể, thời gian dưới 4 phút.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Điều trị gãy xẹp – lún đốt sống

1. Điều trị không phẫu thuật 

Thông thường, người bệnh bị đau nhiều do gãyxẹp lún đốt sống được điều trị bằng nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc, nẹp hoặc phẫu thuật cột sống có xâm lấn. Tuy nhiên phương pháp này thường cho hiệu quả hạn chế. Đau sau gãy cột sống cấp tính một phần là do cột sống mất vững tại vị trí gãy. Đau liên quan đến gãy xẹp đốt sống có thể hồi phục tự nhiên sau 3 tháng. Tuy nhiên, cơn đau thường giảm đáng kể sau vài ngày hay vài tuần.

Bệnh nhân có thể được khuyên nghỉ ngơi tại giường trong thời gian ngắn, sau đó có thể thực hiện những hoạt động đơn giản. Người bệnh cũng nên tránh bất động kéo dài.

Bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng các thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Tuy nhiên thuốc giảm đau gây nghiên và các thuốc giãn cơ cũng thường được kê toa, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, do nguy cơ gây nghiện của nó.

Bên cạnh đó có thể dùng nẹp lưng để nâng đỡ bên ngoài nhằm hạn chế cử động tại chỗ gãy, tương tự như tác dụng bó bột cho chân gãy. Loại nẹp lưng cứng có thể hạn chế cử động cột sống khá tốt, nhờ đó giúp giảm đau cho người bệnh.

Trong khi điều trị ngay lập tức rất cần thiết để giảm đau và giảm nguy cơ gãy, việc phòng ngừa gãy sau đó cũng rất quan trọng. Bác sĩ có thể kê toa các thuốc hỗ trợ xương để giúp ổn định và phục hồi xương gãy.

2. Tạo hình đốt sống và Tạo hình vùng gù (hay Tạo hình đốt sống có bóng)

Trong trường hợp điều trị bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng 2 phương pháp xâm lấn tối thiểu, gọi là tạo hình đốt sống (vertebroplasty) và tạo hình gù (kyphoplasty).

Tạo hình đốt sống để điều trị gãy xẹp đốt sống được giới thiệu tại Mỹ trong những năm đầu thập niên 90. Tạo hình đốt sống cần thực hiện trong 1-2 giờ, tùy thuộc vào số đốt sống được điều trị. Kĩ thuật này được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ và thuốc an thần tiêm tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân. Với hướng dẫn của tia X, một kim nhỏ chứa xi-măng xương acrylic với công thức đặc biệt sẽ được tiêm vào đốt sống bị xẹp. Xi-măng sẽ cứng lại trong khoảng vài phút, tạo độ vững chắc và ổn định cho đốt sống bị gãy. Theo các chuyên gia, bệnh nhân có thể giảm đau nhờ tác dụng nâng đỡ cơ học và tính vững chắc của xi-măng xương.

Một kĩ thuật mới hơn, hay còn được  gọi là tạo hình vùng gù, liên quan đến một kĩ thuật được thực hiện trước khi tiêm xi-măng vào đốt sống. Với phương pháp này đầu tiên, bác sĩ sẽ rạch 2 vết nhỏ và đặt một đầu dò vào khoang đốt sống bị gãy. Xương được khoan và một bong bóng (còn được gọi là đệm xương) được chèn vào mỗi bên. Sau đó, hai bong bóng sẽ được bơm phồng với chất cản quang (là chất có thể thấy được dưới tia X) cho đến khi nó được giãn ra đến độ cao mong muốn và được lấy ra. Sau đó, khoảng trống tạo bởi bong bóng sẽ được lấp đầy bằng xi-măng. Ưu điểm tạo hình vùng gù có thêm lợi ích là phục hồi chiều cao cột sống.

Mời xem thêm Triệu chứng, dấu hiệu, biến chứng bệnh gãy xẹp lún đốt sống

Liên hệ với Hello Doctor nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Gãy xẹp - lún đốt sống

Nguyên nhân của bệnh gãy xẹp – lún đốt sống
Nguyên nhân của bệnh gãy xẹp – lún đốt sống phổ biến nhất chính là loãng xương, cũng có thể do chấn thương hoặc ung thư di căn gây...
Triệu chứng, dấu hiệu, biến chứng bệnh gãy xẹp lún đốt sống
Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh gãy xẹp – lún đốt sống thường là bị đau lưng, các cơn đau này tăng lên khi đi lại. Bệnh có những biến chứng...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung