Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Đối với bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bác sĩ thường sử dụng hai phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, để cho hiệu quả điều trị bệnh được tốt hơn, cần có sự chăm sóc tốt đến từ phía gia đình và quyết tâm chữa bệnh của người bệnh. 

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Nếu bạn chưa hiểu rõ bệnh rối loạn lưỡng cực là gì, chúng tôi khuyên bạn nên dành chút thời gian để tìm hiểu về nó TẠI ĐÂY. Việc hiểu rõ về bệnh giúp bệnh nhân và gia đình có cái nhìn đúng đắn về bệnh và phối hợp tốt hơn trong quá trình điều trị.

1. Sử dụng thuốc

Hiện nay có nhiều thuốc được dùng trong điều trị rối loạn lưỡng cực nhưng nói chung chúng được xếp vào 2 nhóm chính :

  • Ổn định khí sắc.
  • Chống loạn thần.

Nhóm ổn định khí sắc

Thông thường, rối loạn lưỡng cực không điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm bởi các loại thuốc này gây ra sự thay đổi nhanh hơn là ổn định lại cảm xúc của bệnh nhân. Lithium bicarbonate (thường gọi tắt là Lithium) được dùng cho những trường hợp có biến đổi khí sắc ở mức độ nhẹ. Kết quả nghiên cứu chứng minh độ hiệu quả trong quá trình điều trị, giảm nguy cơ tự sát ở người bệnh. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn dạ dày, suy tuyến giáp, ảnh hưởng chức năng thận. Ngoài ra liều lượng sử dụng cũng là vấn đề đáng quan tâm bởi ranh giới giữa 1 liều không hiệu quả và 1 liều lithium gây ngộ độc là rất mong manh.

Nhóm chống loạn thần

Bên cạnh liệu pháp Lithium, ngày nay bệnh nhân còn được sử dụng các loại thuốc chống loạn thần (anti-psychotic) như Clozapine, thuốc chống co giật (Carbamazepine) cho hiệu quả cao hơn Lithium cũng như giảm các tác dụng phụ. Clozapine cũng có tác dụng điều trị lưỡng cực nhưng vì các tác dụng phụ nhất là tác dụng làm giảm tế bào hạt nên nó chỉ được nghiên cứu để điều trị những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực kháng trị.

Olanzapine là thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai đầu tiên được FDA chấp nhận năm 2000 là một thuốc điều trị cơn hưng cảm cấp của rối loạn lưỡng cực. Các nghiên cứu cho thấy tác dụng của Olanzapine trong giai đoạn hưng cảm khá hơn so với Lithium. 

Những thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai khác như Risperidone, Quetiapine, Ziprasidone và Aripiprazole đều có tác dụng trong điều trị cơn hưng cảm cấp. Hiệu quả so sánh giữa những thuốc này với nhau chưa được chứng minh rõ ràng.

Ngoài việc sử dụng thuốc, xây dựng lối sống lành mạnh, điều hòa cũng góp phần làm giảm chứng rối loạn lưỡng cực. Người bệnh cần có chế độ ăn ngủ hợp lí cũng như tránh các tác nhân gây rối loạn như căng thẳng, chấn động tâm lí. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia cũng được khuyến nghị trong quá trình điều trị.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Sử dụng tâm lý trị liệu

Biện pháp này giúp hỗ trợ, giáo dục và hướng dẫn người bệnh và gia đình của họ để vượt qua những rối loạn về cảm xúc, bao gồm:

- Liệu pháp nhận thức hành vi và giáo dục tâm lý: Giúp người bệnh nhận thức được hành vi, suy nghĩ tiêu cực của bản thân và nhận biết sớm các dấu hiệu của rối loạn cảm xúc để chủ động thay đổi hoặc có biện pháp khắc phục.

- Liệu pháp gia đình: Giúp giải quyết những xung đột trong gia đình và  giúp các thành viên giao tiếp với người bệnh tốt hơn.

- Liệu pháp tương tác cá nhân và hài hòa xã hội:  Hỗ trợ người rối loạn cảm xúc cải thiện các mối quan hệ của họ với người xung quanh và biết cách quản lý sinh hoạt thường ngày

- Giáo dục tâm lý: giúp người rối loạn lưỡng cực hiểu biết về bệnh lý và điều trị. Giáo dục tâm lý giúp bạn nhận biết dấu hiệu nguy cơ biến đổi cảm xúc nhờ vậy mà bạn tìm kiếm điều trị sớm, trước khi cơn toàn phát xảy ra. Thường biện pháp này được tiến hành theo nhóm, giáo dục tâm lý còn hữu ích đối với người thân hoặc người chăm sóc bệnh nhân. 

- Giúp người mắc rối loạn lưỡng cực kiểm soát sự mất cân bằng cảm xúc: Tạo lập biểu đồ thay đổi cảm xúc của người bệnh 

Người thân nên làm gì để giúp đỡ người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực?

Sự hỗ trợ của người thân trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh rất quan trọng để người bệnh có thể vượt qua rối loạn cảm xúc. Người thân nên:

  • Động viên tinh thần và có thái độ nhẹ nhàng, kiên nhẫn với người bệnh.
  • Tìm hiểu thêm kiến thức về rối loạn cảm xúc để biết người bệnh đang trải qua những gì?
  • Lắng nghe, chia sẻ với người bệnh, đồng thời cố gằng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
  • Khuyến khích người bệnh thực hiện các hoạt động thể chất như tập các bài thể dục nhẹ nhàng hay chơi thể thao.
  • Đừng bao giờ lờ đi những câu nói mang tính tiêu cực của bệnh nhân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bản thân người bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực nên làm gì?

- Uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Thực hiện một thói quen sinh hoạt đều đặn, ví như đi ngủ, thức dậy, ăn uống, đúng giờ.

- Cố gắng ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Dành ra nhiều thời gian để bản thân thư giãn bằng các hình thức như đi dạo, tập thiền hay yoga.

Tùy thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất dành cho người bệnh. Đừng tự tìm cách điều trị theo ý kiến chủ quan hay theo phương thức chữa trị cho người khác mà nên nhờ sự giúp đỡ từ chuyên gia.

Việc điều trị dứt điểm chứng rối loạn lưỡng cực không thể hoàn thành trong một sớm một chiều mà cần thời gian cũng như sự kiên trì. Tác dụng điều trị của thuốc cũng như sự động viên, hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè sẽ giúp người rối loạn lưỡng cực giảm dần triệu chứng và khỏi bệnh.

Để điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các dấu hiệu giúp nhận biết nhanh bệnh rối loạn lưỡng cực
Các chuyên gia Hello Doctor sẽ cho bạn biết rõ bản chất của bệnh rối loạn lưỡng cực, các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết nhanh bệnh để sớm có biện...
Các dạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần, thường kéo dài và khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Các cơn mất...
Các phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh tâm thần ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, khiến cảm xúc thay đổi một cách đột ngột từ trầm cảm thành hưng cảm...
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực liệu có chữa được không?
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực  một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc của con người. Nếu không chữa trị, bệnh...
Các triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực ở giai đoạn trầm cảm
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng bệnh thuộc về tâm lí gây ra những rối loạn về tâm trạng bao gồm trầm cảm và hưng cảm. Khi ở trong giai đoạn bị...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Oanh

    Em gái tôi mới đi khám và bác sĩ nói là mắc bệnh rối loạn lưỡng cực nên gia đình đang cảm thấy rất hoang mang. Chia sẻ của bác sĩ đã giúp tôi hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách phải hỗ trợ em tôi thế nào. Rất cảm ơn bác sĩ.

    23/04/2018
Nguyễn hoàng Thuấn (23/08/2020)
Em có người nhà bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hưng cảm rất cần tư vấn của các bác sĩ và muốn điều trị cho người nhà a.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung