Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh rối loạn khí sắc

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh rối loạn khí sắc

Khi những thay đổi cảm xúc kéo dài trong một khoảng thời gian hoặc can thiệp quá sâu vào cuộc sống, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống thì đó rất có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn khí sắc. Một số triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn khí sắc bao gồm: cảm giác buồn bã, tuyệt vọng, bất lực...

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Rối loạn khí sắc có thể là một bệnh khá mới mẻ với nhiều người nhưng thực tế là có rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh này. Các dạng rối loạn khí sắc phổ biến nhất hiện nay bao gồm rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lưỡng cực (trong đó tồn tại xen kẽ các giai đoạn trầm cảm và các giai đoạn hưng cảm xảy ra ở cùng một người), rối loạn khí sắc thực thể (do người bệnh tồn tại một bệnh lý thực thể nào đó), rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối (thường gặp nhiều ở trẻ em), v.v... Tâm trạng thay đổi là một dấu hiệu rõ ràng trong chứng rối loạn này, và gần như mọi bệnh nhân đều cảm thấy buồn chán trong hầu hết thời gian. 

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn khí sắc

Một cách tổng quát, các triệu chứng rối loạn khí sắc bao gồm: cảm giác buồn bã, tuyệt vọng, bất lực hoặc vô dụng mà không thể biến mất; cảm thấy tội lỗi; có suy nghĩ tự sát; thể trạng mệt mỏi; thay đổi thói quen ăn uống; tâm trạng dễ cáu gắt, khó tập trung; và gặp rắc rối trong công việc và các mối quan hệ hàng ngày. Ngoài ra, rối loạn khí sắc cũng còn có thể gây ra một hiện tượng tâm trạng tăng cao (hưng cảm) đi cùng theo đó là cảm giác hân hoan, lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, và sự hưng phấn tăng cao. Những cảm giác này vô cùng mạnh mẽ và kéo dài hơn bình thường, và cũng như trên, can thiệp vào cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Trong rối loạn khí sắc, những triệu chứng xảy ra dù là theo chiều hướng “nâng lên” hay “hạ xuống” thì cũng mãnh liệt hơn những gì mà một người bình thường cảm thấy. Do vậy điều quan trọng là luôn phải quan tâm xem nếu những cảm xúc này tiếp tục tồn tại kéo dài theo thời gian, hoặc can thiệp vào mối quan hệ của một người với gia đình, bạn bè, cộng đồng hoặc công việc thì cần phải có phương pháp can thiệp đúng đắn và kịp thời. Điều cần chú ý, bất cứ người nào có ý nghĩ hoặc hành vi về tự sát đều phải được trợ giúp y tế ngay. 

Các triệu chứng của rối loạn khí sắc đôi khi có thể rất giống với triệu chứng của những tình trạng rối loạn tâm thần khác hoặc chồng lấp lên các vấn đề tân thần sẵn có của người bệnh. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu phổ biến đối với mỗi loại chính.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Rối loạn trầm cảm chủ yếu

- Khí sắc giảm:

  • Vẻ mặt đờ đẫn, đau khổ
  • Buồn chán vô cớ kéo dài
  • Loạn cảm, đau nhức mà không có lời giải thích thỏa đáng về mặt thể chất
  • Thiếu quan tâm đến các hoạt động bình thường
  • Khó chịu hoặc lo lắng
  • Sự thay đổi trạng thái bất thường và mãn tính

- Tư duy ức chế:

  • Tư duy chậm chạp
  • Cảm giác tội lỗi
  • Mất cảm giác tâm thần
  • Suy nghĩ tự sát

- Giảm hoạt động tâm thần – vận động:

  • Vận động chậm chạm, lơ mơ và thiếu năng lượng
  • Bồn chồn, gây hấn
  • Bất động hoàn toàn
  • Khó tập trung
  • Rối loạn hoạt động chức năng, những thay đổi lớn trong thói quen ăn uống và ngủ

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Triệu chứng rối loạn trầm cảm chủ yếu của bệnh rối loạn khí sắc

Nếu người nào trải qua 5 hoặc nhiều hơn các triệu chứng này trong hơn hai tuần hoặc nếu có những triệu chứng này ảnh hưởng đến hoạt động của gia đình hoặc việc làm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá kỹ lưỡng. Điều này bao gồm một cuộc kiểm tra thể chất hoàn chỉnh (bởi vì một số bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng này). Ngoài ra, người bệnh cần cởi mở và trung thực về cảm giác của mình cũng như chúng ta cần xem xét lại tiền sử của gia đình người đó.

>>>Để phân biệt được bệnh rối loạn khí sắc với bệnh trầm cảm, bạn cần nắm được các triệu chứng cụ thể của bệnh trầm cảm. Tham khảo các triệu chứng của bệnh trầm cảm tại https://hellodoctors.vn/tram-cam.html.

Rối loạn lưỡng cực

- Trong trầm cảm: những triệu chứng tương tự như những triệu chứng rối loạn trầm cảm chủ yếu.

- Trong hưng cảm: 

  • Khí sắc tăng: cảm xúc vui vẻ, thoải mái; tràn đầy sức sống; cảm xúc không ổn định, dễ cáu giận.
  • Rối loạn tư duy: 
    • ​Nhịp độ: phi tán, nói nhiều, liên tục, không thành câu.
    • Nội dung: hoang tưởng tự cao, không có khả năng phê phán, cảm giác phóng đại sự tự tin, tự quan trọng hóa vấn đề.
  • ​Gia tăng hoạt động tâm thần – vận động: gia tăng vận động, tăng hoạt động bản năng, ngủ ít, kích động, gây hấn, hung hăng, bốc đồng, liều lĩnh, hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng có thể có hoang tưởng hoặc ảo giác.

>>>Xem thêm thông tin về bệnh rối loạn lưỡng cực tại đây.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Một bước quan trọng là loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra biến đổi khí sắc bất thường, bao gồm toàn bộ các tình trạng khác hoặc các phản ứng phụ của một số loại thuốc. Bác sĩ sẽ cho người bệnh kiểm tra và hỏi các câu hỏi. Bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm. Một bác sĩ chuyên khoa tâm thần thường đưa ra chẩn đoán sau khi xem xét cẩn thận tất cả những điều này. Bác sĩ cũng có thể nói chuyện với những người quen biết bệnh nhân, những người có mối quan hệ tốt, gần gũi với bệnh nhân để tìm hiểu xem tâm trạng và hành vi của người đó có những thay đổi lớn rõ rệt thật sự nào hay không.

Khi bạn thấy bản thân đang có các dấu hiệu của bệnh rối loạn khí sắc, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được hỗ trợ và giúp đỡ. Việc điều trị nên diễn ra càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả xấu do bệnh gây ra. Để điều trị bệnh rối loạn khí sắc với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn khí sắc

Bệnh rối loạn khí sắc thực thể - triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn khí sắc là tình trạng bao gồm các cơn trầm cảm, các cơn hưng cảm, hoặc chu kỳ của cả sự trầm cảm và hưng cảm. Bệnh rối loạn khí sắc...
Các cách điều trị bệnh rối loạn khí sắc bạn không nên bỏ qua
Khi không được điều trị, rối loạn khí sắc có thể dẫn đến những thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong do hành vi tự tử hoặc các hành vi nguy...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hòa

    Trước đây, tôi thường xuyên cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng nên nghĩ rằng mình bị mắc bệnh trầm cảm. Nhưng sau khi đi khám với bác sĩ Trụ mới biết rằng mình bị mắc bệnh rối loạn khí sắc. Sau một thời gian điều trị, các triệu chứng của tôi đã thuyên giảm rất nhiều.

    16/04/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung