Bị bệnh rối loạn tiền đình nên và không nên ăn gì

Bị bệnh rối loạn tiền đình nên và không nên ăn gì

Rối loạn tiền đình làm cho người bệnh mất kiểm soát trạng thái và tư thế cân bằng bởi thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo…gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện chứng bệnh này hiệu quả.

1. Người rối loạn tiền đình nên ăn gì?

2. Người rối loạn tiền đình không nên ăn gì?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Người rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Người bị bệnh rối loạn tiền đình nên ăn những thực phẩm sau:

Thức ăn giàu axit folic

- Nếu như hàm lượng axit folic trong máu quá thấp sẽ khiến cho hàm lượng homocystein tăng cao, dẫn đến nguy cơ bị rối loạn tiền đình.

- Các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên nạp mỗi ngày ít nhất 400 microgram axit folic thông qua các thực phẩm như: rau chân vịt, nước ép cam, bánh mì, đậu trắng, lạc, và mầm lúa mì.

- Nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cần thiết, giúp  tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình thông qua việc bổ sung một số loại vitamin sau:

Vitamin B-6

Nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B-6 có thể khắc phục chứng chóng mặt, một điều kiện cân bằng làm ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình.Vitamin này có thể được tìm thấy trong thịt gia cầm, hải sản, sữa, pho mát, đậu khô và rau bina.

Vitamin C

Nhận được nhiều vitamin C trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể là chìa khóa giúp bạn giảm bớt các triệu chứng đau đầu chóng mặt do hội chứng rối loạn tiền đình gây ra. Nghiên cứu cho thấy nếu một người được bổ sung 600mg vitamin C mỗi ngày cùng với một số các hợp chất khác trong khoảng 8 tuần có thể kiểm soát hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình. Tăng tiêu thụ vitamin C bằng cách ăn trái cây họ cam quýt, ớt xanh và đu đủ.

Người rối loạn tiền đình nên bổ sung nhiều vitamin C

Người rối loạn tiền đình nên bổ sung nhiều vitamin C

Vitamin D

Một điều kiện được gọi là xơ cứng tai có thể gây ra tổn thất do tăng trưởng bất thường trong hệ thống tiền đình nghe. Vitamin D giúp làm giảm bớt tình trạng này.Bạn có thể nhận được vitamin D trong cá và trứng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Người rối loạn tiền đình không nên ăn gì?

Người bệnh cũng nên kiêng ăn những thực phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh, và làm tăng những triệu chứng của bệnh như:

  • Các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường và muối cao. Bạn có thể bổ sung lượng đường và muối cho cơ thể qua các loại ngũ cốc dạng hạt.
  • Các loại đồ uống, thực phẩm có chứa các chất kích thích chẳng hạn: cà phê, bia, rượu.. Vì các chất này có thể khiến tình trạng ù tai và các cơn đau đầu của bạn xuất hiện nhiều hơn.
  • Những thực phẩm giàu chất béo.
  • Mỡ động vật (chẳng hạn như mỡ lợn, bơ, bò…) và các loại kem có thành phần là sữa bò, vì trong các thực phẩm này có chứa nhiều chất béo no, là những chất rất dễ gây tắc động mạch.
  • Hạn chế sử dụng dầu cọ và dầu dừa. Vì đây là loại dầu để làm ra những loại kem thực vật để uống với cà phê (các loại coffee creamers, coffee mate), bánh kem, và kẹo chocolate…
  • Tránh các thực phẩm chế biến sẵn như bơ thực vật dạng thỏi, bánh, bánh nướng lò, và sản phẩm chiên nhiều dầu như khoai tây rán, mì ăn liền, cùng nhiều thức ăn công khác. Vì trong những thức ăn này có chứa  axit béo dạng trans, nó có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu.

Các thực phẩm giàu chất béo không tốt cho người rối loạn tiền đình

Các thực phẩm giàu chất béo không tốt cho người rối loạn tiền đình

Ngoài ra, cần chú ý:

  • Ăn ít ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá, đồ ăn nhiều chất xơ như rau quả rất tốt cho những bệnh nhân  rối loạn tiền đình
  • Tránh ống thuốc kháng axit, vì trong loại thuốc này có chứa chứa một lượng đáng kể natri.
  • Không uống thuốc kháng viêm như: ibuprofen vì loại thuốc này có thể gây ứ nước, làm mất cân bằng điện và làm tăng triệu chứng ù tai. Nếu bắt buộc phải uống thuốc bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Nicotine trong thuốc lá có thể làm gia tăng dấu hiệu mắc bệnh rối loạn tiền đình, vì nicotine sẽ làm thắt mạch máu cung cấp máu đến tai, nó cũng gây ra sự gia tăng huyết áp ngắn hạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các biện pháp phòng chống bệnh rối loạn tiền đình để có thể kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Mai Hương

    Bối tôi cũng rối loạn tiền đình. Trong lúc tìm kiếm thông tin trên mạng thì thấy bài viết này. Tôi đã làm theo cho bố tôi ăn những thức ăn như trong bài viết, sức khỏe của bố tôi đã cải thiện đáng kể. Cảm ơn bác sĩ.

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung