Cách sơ cứu người bị rối loạn tiền đình cấp tính như thế nào?

Cách sơ cứu người bị rối loạn tiền đình cấp tính như thế nào?

Khi người thân của bạn có những dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn dữ dội, người mất thăng bằng,... -  những triệu chứng điển hình của rối loại tiền đình cấp tính thì cần ngay lập tức có những động tác sơ cứu kịp thời.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình không phân biệt tuổi tác,nghề nghiệp, ai cũng có nguy cơ mắc phải hội chứng này. Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình thông thường là: hoa mắt, chóng mặt, không cân bằng khi vận động, thậm chí còn muốn ngã. Nếu bệnh rối loạn tiền đình ở thể nhẹ thì người bệnh sau khi nghỉ ngơi hoặc nhắm mắt thì các triệu chứng sẽ hết. Tuy nhiên, nếu ở thể nặng có kèm theo buồn nôn, toát mồ hôi… có thể làm cho người bệnh ngất tại chỗ.

Sơ cứu người rối loạn tiền đình cấp tính như thế nào?

Nếu phát hiện người thân bị lên cơn rối loạn tiền đình cấp, cần tiến hành các phương pháp sơ cứu khẩn cấp.

Đầu tiên, hãy cho người bị bệnh nằm ở nơi yên tĩnh, thoáng gió, không có tiếng động. Đặt người bệnh nằm ở tư thế mà họ cảm thấy thoải mái nhất. Không nên thay đổi tư thế thường xuyên hoặc di chuyển người bệnh vì sẽ rất dễ bị ngã dẫn đến những tổn thương sâu hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Cách sơ cứu người bi rối loạn tiền đình cấp tính

Khi phát hiện người thân bị lên cơn rối loạn tiền đình cấp, cần tiến hành các phương pháp sơ cứu khẩn cấp

Một số việc mà bạn nên làm đó là:

- Nếu người bệnh đang điều khiển các phương tiện giao thông hoặc làm các việc nguy hiểm thì cần dừng lại ngay.

- Tránh ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn chiếu thẳng vào đầu vì các tác nhân này sẽ làm tăng triệu chứng choáng váng, chóng mặt..

- Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa để người bệnh cảm thấy thỏa mái nhất

- Nếu buồn nôn thì cho người bệnh nôn hết ra, và cho uống bù nước điện giải, orezol ngay sau đó.

- Nên dìu người bệnh ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng mát, nhiều cây xanh…

- Bôi dầu gió lên vùng thái dương và xoa bóp nhẹ nhàng.

- Một số thức uống nhanh cũng có thể giúp người bệnh sớm tỉnh táo như nước cam, nước chanh, nước gừng pha ấm, kẹo socola… Có thể cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng.

- Cần cố gắng giảm nhanh các tác nhân dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, hoảng hốt trong cuộc sống, tránh tiếp xúc với các mùi vị kích thích

Nếu sau một lúc sơ cứu mà người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình lâu dài

Dĩ nhiên là việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh của bạn là điều quan trọng nhất để điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Bài tập phòng chống bệnh rối loạn tiền đình

Tập động tác đầu cổ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ngoài ra, để điều trị và phòng chống rối loạn tiền đình hiệu quả, về lâu dài người bệnh cần chủ động phòng ngừa bằng cách luyện tập thường xuyên các bài tập, các động tác toàn thân như sau:

- Tập đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang 2 bên phải trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, bên phải, nếu phát ra tiếng kêu răng rắc là tốt nhất. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

- Xoa mặt, mắt, tay: Bạn để hai bàn tay xiết mạnh vào nhau đến khi nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai nhằm tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Bên cạnh đó người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để cơ thể khỏe mạnh hơn, lấy lại được sức đề kháng, từ đó giúp bệnh rối loạn tiền đình được cải thiện đáng kể. Bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau xoa bóp bấm huyệt hay châm cứu để điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả hơn.

Để điều trị bệnh rối loạn tiền đình, liên hệ ngay với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung