Người bị rối loạn tiền đình nên làm gì

Người bị rối loạn tiền đình nên làm gì

Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương, có thể gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.

Người bị rối loạn tiền đình nên làm gì?

  1. Thứ nhất, chủ động phòng biểu hiện bệnh
  2. Thứ hai, biết cách xử trí trong các trường hợp khẩn cấp
  3. Thứ ba, điều trị nguyên nhân gây ra bệnh
  4. Thứ ba, điều trị nguyên nhân gây ra bệnh

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Người bị rối loạn tiền đình nên làm gì?

Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương, có thể gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.

Mặc dù do nhiều nguyên nhân, rối loạn tiền đình không nguy hiểm đến mức đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, biểu hiện và mức độ nặng của các triệu chứng rối loạn là rất khác nhau. Người bệnh không chỉ thấy rất khó chịu khi có cảm giáchoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng và định hướng không gianmà còn hạn chế thực hiện nhiều hoạt động thường ngày của người bệnh ở bất kể nơi nào.

Kể cả có hay không chẩn đoán, các triệu chứng vẫn làm người bệnh khó chịu và mệt mỏi nhiều. Có không ít bệnh nhân cần được tư vấn họ nên làm gì để hạn chế ảnh hưởng của rối loạn tiền đình đến chất lượng cuộc sống và kể cả người thân hay bạn bè cũng nên hiểu và đồng cảm với những khó khăn mà các bệnh nhân bị rối loạn riền đình gặp phải.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thứ nhất, chủ động phòng biểu hiện bệnh:Rất nhiều bệnh nhân thấy rằng việc chủ động trong cuộc sống giúp họ giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình. Dưới đây, chúng tôi có nêu ra một số lời khuyên trong các hoạt động thường ngày đối với người bệnh giúp họ tránh được những hoàn cảnh dễ dẫn tới biểu hiện các triệu chứng rối loạn tiền đinh.

Khi tham gia các chương trình, sự kiện

Một người bị rối loạn tiền đình dễ thấy mệt mỏi khi phải chọn lọc các thông tin tín hiệu hình ảnh và trạng thái cân bằng trong một môi trường đông đúc như ở sân vận động, rạp chiếu phim hay khi băng qua đường thậm chí ở cả những nơi yên lặng. Những hoàn cảnh như vây khiến cho người bệnh khó khi phải nhìn những điểm mốc giúp giữ thăng bằng bởi vì mọi thứ đều chuyển động, có thể là những điểm tựa lớn hơn như là những bức tường hay toàn nhà lớn ở xa. Một vài gợi ý nhỏ giúp cho bạn có thể tham gia vào những sự kiện nơi đông người như là:

  • Dùng một cái gậy nhỏ để giúp bạn có thêm tín hiệu về cảm giác về nơi bạn đang đứng.

  • Nếu tham gia vào một sự kiện thể thao như trong nhà thi đấu hay trong sân vận động bạn nên lựa chọn vị trí ngồi ở cuối sân hơn là ngoi giữa khán đài. Nó sẽ giúp bạn tránh phải quay đầu quá nhiều đề theo dõi các đội di chuyển mọi phía ở trên sân. Thay vào đó, tư thế đầu được giữ ổn định và bạn có thể theo dõi các đội chạy ra xa hay lại gần phía mình.

  • Nhớ đeo kính râm tránh ánh sáng và tránh nhìn quá nhiều sự chuyển động.

Khi đi lại

Người bị rối loạn tiền đình nên làm gì

Điều kiện khi đi lại có thể là vấn đề lớn với 1 người mắc rối loạn tiền đình. Bởi lẽ nó liên quan đến việc người bệnh phải trải qua những lần thay đổi độ cao, áp lực, tốc độ và hướng di chuyển một cách đột ngột, không báo trước. Về vấn đề này, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như “Nếu đi lại thì các triệu chứng sẽ nặng hơn không?” “Tôi có nên tránh chi chuyển quá nhiều không?” “Phương thức di chuyển nào là tốt nhất?” “Có thể làm gì để giảm tối đa sự không thoải mái đó?”. Dưới đây là một số lời khuyên của chúng tôi đối với những người bệnh đang cân nhắc về một chuyến đi chơi:

  • Không nên di chuyển bằng máy bay nếu như các xoang và tai đang bị nhiễm khuẩn hay bị tắc kín.

  • Tránh đọc sách hay làm việc trên máy tính khi bạn đang ở trên 1 phương tiện đang di chuyển như ô tô, xe bus hay tàu lửa.Nên tránh tập trung vào các dấu hiệu của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác như nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt.

  • Đừng quên mang theo mũ và/ hoặc kính nếu bạn nhạy cảm với ánh sáng.

  • Người mắc hội chứng tiền đình nên dùng thuốc phòng ngừa nôn trước khi đi tàu xe. Ngoài ra, những biện pháp tự kỷ ám thị cũng giúp giảm triệu chứng như dán cao, bôi dầu… Trước khi khởi hành  bạn chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no.

Khi lựa chọn ăn ngoài

Người gặp phải vấn đề về tiền đình mạn tính thường hạn chế ăn ở nơi đông người như hàng, quán. Tuy nhiên nếu có thể thích ứng được, người bệnh vẫn có thể gặp bạn bè và ăn uống thoải mái. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có kế hoạch trước về việc đi chơi từ việc lựa chọn nơi ăn đến vị trí ăn thích hợp:

  • Hãy chọn nhà hàng hay quán ăn có các phòng nhỏ.

  • Dù đi đâu, hãy tránh giờ cao điểm.

  • Tránh những nơi có nhạc quá ồn, ầm ĩ.

  • Vị trí ngồi ở góc hơn là ở giữa nhà hàng vì đó là nơi có nhiều người qua lại.

  • Vị trí ngồi cũng phải xa khu vực bếp, quầy thu ngân và quầy bar.

  • Nên chọn bàn tròn hoặc ngồi ở đầu bàn để giảm việc phải quay đầu quá nhiều khi nói chuyện.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thứ hai, biết cách xử trí trong các trường hợp khẩn cấp

Trong một số trường hợp, triệu chứng bệnh lại đến đột ngột mà không hề báo trước (thường gặp nhất là cơn chóng mặt cấp). Khi đó, người bệnh cần:

  • Ngưng điều khiển các phương tiện có động cơ hay những công việc nguy hiểm.

  • Có thể dùng thuốc chống nôn hay cắt cơn.

  • Nên cho bệnh nhân ngồi ở vị trí thoáng gió, chắc chắn, tránh di chuyển.

  • Sau cơn có thể cho dùng thêm ít nước đường hay khoáng chất.

  • Khi cơn xuất hiện nhẹ, có thể tập cách tự xử lý, nhưng nếu cơn nặng và kéo dài hay lặp lại nhiều lần, cần thiết phải thăm khám ở chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Thứ ba, điều trị nguyên nhân gây ra bệnh

Như đã nói ở trên, rối loạn tiền đình do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Điều trị tích cực để loại bỏ nguyên nhân gây hội chứng tiền đình thì các triệu chứng cũng sẽ giảm đi phần nào.Người bệnh nên đi khám chuyên khoa để điều trị đúng nguyên nhân gây ra bệnh như điều trị bệnh lý tai mũi họng (viêm, thoái hóa, bệnh về mạch máu…), bệnh thần kinh (thoái hóa, tai biến mạch máu não…), giảm hay hạn chế các yếu tố nguy cơ làm tăng triệu chứng chóng mặt và rối loạn tiền đình (như tăng huyết áp, hạ đường huyết, dùng một số thuốc gây tổn hại cho cơ quan tiền đình ốc tai…)

Cuối cùng, tập luyện hàng ngày

Người bệnh bị hội chứng rối loạn tiền đình nhiều lần hay biểu hiện các triệu chứng nặng và rõ rệt nên đi khám để được hướng dẫn tập những bài vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Đối với những bệnh nhân cao tuổi, những bài tập này hạn chế đáng kể nguy cơ bị ngã do mất thăng bằng. Mỗi người bệnh sẽ tập 2 đến 3 bào tập trong 60 phú trên một tuần., thông thường bài tập vật lý trị iệu sẽ kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Nếu kết quả tốt, người bệnh sẽ được hướng dẫng thêm các bài tập tại nhà để cải thiện kết quả.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Người bị rối loạn tiền đình nên làm gì

Các bài tập tại nhà, người bệnh sẽ tự tập không cần giám sát. Nó sẽ giúp tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, khả năng duy trì thăng bằng khi di chuyển (như đứng, xoay, chuyển hướng). Những bài tập sẽ thường bắt đầu với tốc độ chậm, xoay chuyển ít, sau đó nhanh dần và độ xoay chuyển ngày càng rộng hơn. Thông thường kéo dài từ 20-30 phút cho mỗi buổi tập và 2-3 lần trong một tuần. Hầu hết bệnh nhân thấy các triệu chứng được cải thiện rõ ràng sau từ 4 đến 6 tuần tập luyện.

người bị rối loạn tiền đình nên làm gì

Tóm lại, tuy rối loạn tiền đình không đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nhưng nó lại ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Việc điều trị không có ngay kết quả trong thời gian ngắn nhưng nếu kiên trì thì có thể cải thiện được phần nào các triệu chứng rối loạn. Tinh thần của người bệnh cũng là một liều thuốc tốt giúp cả thiện tình trạng bệnh nân. Vậy nên, hãy vui vẻ, thư giãn tránh căng thẳng, lo âu thì cuộc sống của người bệnh sẽ tốt lên rất nhiều.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thanh Dũng

    Bài viết rất hữu ích. Cám ơn bác sĩ.

    27/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung