Rối loạn tiền đình có nguy hiểm hay không?

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm hay không?

Tiền đình nằm trong hệ thống tiền đình-ốc tai, nằm phía sau ốc tai ở hai bên, là điểm kết  nối tai giữa và não bộ. Qua hệ thống này, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về trung tâm xử lý ở hành não. 

1. Chức năng của hệ thống tiền đình

2. Các biểu hiện của hội chứng rối loạn tiền đình

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình

4. Hội chứng tiền đình có nguy hiểm hay không?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Chức năng của hệ thống tiền đình

Tiền đình nằm trong hệ thống tiền đình-ốc tai, nằm phía sau ốc tai ở hai bên, là điểm kết nối tai giữa và não bộ. Qua hệ thống này, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về trung tâm xử lý ở hành não. Cơ quan chuyển xung âm thanh dạng cơ học sang dạng điện thần kinh là ốc tai. Gắn liền với ốc tai là ba ống bán khuyên: trước, giữa, bên, chúng vuông góc với nhau từng đôi một trong không gian thuộc hệ thống tiền đình, vì thế giúp cơ thể nhận biết vị trí của mình trong không gian 3 chiều.

Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương, có thể gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.

2. Các biểu hiện của hội chứng rối loạn tiền đình

Biểu hiện và mức độ nặng của các triệu chứng là rất khác nhau. Người bệnh mắc hội chứng rối loạn tiền đình có thể hạn chế nhiều trong hoạt động thường nhật ở cơ quan hay cả ở nhà, thậm chí ngay cả việc ra khỏi giường vào buổi sáng. Và không phải tất cả người bệnh đều biểu hiện mọi triệu chứng được kể ra dưới đây.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Hoa mắt, chóng mặt: Cảm giác xoay vòng của người bệnh hoặc các vật thể xung quanh di chuyển nhưng thực sự không phải. Cảm giác này có thể thấy khi ngồi lâu, trong các tư thế đặc biệt hay đang di chuyển.

Mất thăng bằng và định hướng không gian: Khó giữ thăng bằng, hay bị vấp, khi đi thẳng hay chuyển hướng, khó giữ tư thế đầu thẳng, thường bị nghiêng về một phía.

Khả năng nhìn: Khó tập trung theo dõi sự vật, hay nhìn các vật /dòng chữ như đang trôi, nhìn mờ nhìn đôi đặc biệt ở nơi đông đúc như đường xá, đám đông, trung tâm mua sắm

Thay đổi thính giác: Giảm khả năng nghe, ù tai, nhạy cảm với các tiếng ồn lớn.

Các triệu chứng khác : Buồn nôn hay nôn, cảm giác như bị say, đau tai, đau đầu

Các bệnh lý ở tai trong có thế tồn tại thậm chí khi không có các triệu chứng nghiêm trọng rõ ràng. Điều đáng chú ý là hầu hết mỗi triệu chứng gây ra bởi các tình trạng không liên quan vậy nên người bệnh nên đi khám và trao đổi với bác sĩ về vấn đề của mình

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình

Hội chứng tiền đình có thể do tuổi già, nhiễm khuẩn hay những tổn thương thực thể ở đầu. Các nguyên nhân khác như di truyền, yếu tố môi trường có thể làm xuất hiện hội chứng này. Hai nhóm nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình bao gồm:

Nhóm nguyên nhân liên quan đến tổn thương hệ thống tiền đình- ốc tai:

  • U dây thần kinh thính giác

  • Bệnh lý tự miễn vùng tai trong

  • Chứng chóng mặt tư thế kịch phát Benign paroxysmal positional vertigo (BPPV)

  • Cống tiền đình giãn rộng

  • Viêm dây thần kinh tiền đình hay viêm mê đạo cấp tính

  • Bệnh Meniere

  • Bệnh xơ cứng tai (Otosclerosis)

Nhóm nguyên nhân không liên quan đến hệ thống tiền đình - ốc tai

  • Tắc nghẽn động mạch tiền đình

  • Co thắt động mạch cột sống

Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng tiền đình ốc tai

Theo nghiên cứu nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình như thường xuyên sống trong môi trường quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa, ăn phải thức ăn bị nhiềm độc v..v... Một thực tế cho thấy rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng, như dân công sở, học sinh, sinh viên, nữ giới...

Nhân viên công sở thường ít vận động, ngồi nhiều trong văn phòng lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi vùng não bộ gây ra bệnh rối loạn tiền đình.

Bên cạnh đó một tỷ lệ lớn những người mắc bệnh rối loạn tiền đình xảy ra ở độ tuổi phụ nữ tiền mãn kinh. Ngoài ra, những người hay suy nghĩ, thường xuyên chịu căng thẳng về đầu óc ở mọi lứa tuổi, giới tính cũng là những đối tượng có khả năng mắc bị cao.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Hội chứng tiền đình có nguy hiểm hay không?

Mặc dù, rối loạn tiền đình không nguy hiểm đến mức đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, có một vài triệu chứng bệnh khiến cơ thể người bệnh suy nhược và trong một số hoàn cảnh gây nguy hiểm cho người bệnh. Người mắc hội chứng có nguy cơ bị ngã hay gặp phải tai nạn khi leo cầu thang hay điều khiển phươngtiện tham gia giao thông.Những tai nạn sinh hoạt hay tai nạn giao thông có thể nhẹ nhưng cũng có thể nghiêm trọng đặc biệt khi ngườibệnhđã lớn tuổi - đối thượng thường gặp triệu chứng tiền đình. Nếu biểu hiện bệnh tồn tại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và hoạt động thường nhật của người bệnh.Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng như: mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người bị bệnh.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Huỳnh Thu Thủy

    Chào bác sĩ. Con tôi bị rối loạn tiền đình đã 2 năm nhờ bác sĩ tư vấn giúp đỡ mà bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    04/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung