Bệnh rung tay vô căn

Bệnh rung tay vô căn

Runtay vô căn, còn được gọi làrun vôcăn lành tính, là một chứng rối loạnkhiến chomột phần cơ thể của bạnbị run không kiểm soát được.Tayvà cẳng tay là những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhấttrong bệnh run vô căn lành tính.

1. Các triệu chứng của run tay vô căn là gì?

2. Nguyên nhân run tay vô căn

3. Yếu tố nguy cơ

4. Chẩn đoán run tay vô căn

5. Điều trị run tay vô căn

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Tuy nhiên, các phần sau của cơ thể bạn cũng có thể bị ảnh hưởng như:

  • Đầu

  • Mặt

  • Lưỡi

  • Cổ

  • Toàn thân

Trong trường hợp hiếm hoi, run có thể xảy ra ở chân và bàn chân.

Các tình trạng bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh Parkinson,cũngcó thể gây run tay. Run vô căn có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng thường ảnh hưởng đến người già nhiều hơn.

Những rối loạn run vô căn là một rối loạn khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 7 triệu người trên tổng số dân số thế giới, tuy nhiên nó không đe dọa đến tính mạng và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào, mặc dù việc run tay có thể khiến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn uống, cầm nắm có khó khăn.

1. Các triệu chứng của run tay vô căn là gì?

Run tay vô cănđược đặc trưng bởinhững chuyển động nhỏ, nhanh,tự ý, không kiểm soát được.Run có thể xuất hiệnthường xuyên hoặcthỉnh thoảng. Cả hai bên của cơ thể của bạnđều có thể bịảnh hưởng như nhau. Tần số và biên độ run tay có thể dao động từ nhỏ đến mạnh. Nhiều khi biên độ run tay của bạn có thể quá nhỏ đến mức chúng không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Bạn có thể cảm thấy run tay hoặc cánh tay khi cố gắng làm các hoạt độngđòi hỏi tính tỉ mỉ chi tiết.

Một số yếu tố có thể làm cho cơn run của bạn trở nên tồi tệ hơn, bao gồm:

Căng thẳng cảm xúc

- Mệt mỏi

- Đói

- Nhiệt độ cơ thể rất lạnh hoặc rất nóng

- Đồ uống có caffein

- Hút thuốc lá

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của bệnh run tay vô cănhiện vẫn chưarõ. Các nhà khoa học đã không tìm thấy bất kỳ nguyên nhân di truyền hay môi trường tuyệt đối nào, và không có khiếm khuyết tế bào nào liên quan đến tình trạng này. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấytriệu chứng runcó thể được kích hoạt bởi những thay đổi ở một số vùng nhất định của não, theo nghiên cứu của Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia (NINDS).

3. Yếu tố nguy cơ

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh run tay vô căn,nguy cơ này càng tăng khi họ trên 40 tuổi.

Di truyền cũng có thể là một trong những yếu tố nguy cơ. Bệnh run tay vô căn có thể được thừa kế, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Khi một trong những người thân trong gia đình mắc bệnh thì có thể kéo theo những thành viên khác mắc bệnh nó được gọi là bệnh run gia đình. Nếu bạn bị bệnh run gia đình, thì con bạn có 50% nguy cơ mắc bệnh.

4. Chẩn đoán

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh run tay vô căn bằng cách quan sát sự run rẩy và bằng cách loại trừ các nguyên nhân khác. Nghĩa là có thể thực hiện một bài kiểm tra vật lý để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bạn. Họ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh nhất định để xác định bạn có bị bệnh gì mãn tính trước đó không chẳng hạn như bệnh Parkinson. Các xét nghiệm này có thể bao gồm chụp CT và MRI.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Điều trị

Không có cách điều trị dứt điểm bệnh run tay vô căn, nhưng mục đích điều trị có thể làmchậm diễn tiếncủa các triệu chứng. Ngoài ra còn có phương pháp điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng đi kèm run tay. Bạn có thể không cần điều trị nếu các triệu chứng của bạn không đáng kể. Bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng và gây trở ngại cho các hoạt động bình thường của bạn. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

Thuốc

-Thuốc chẹn beta, như propranolol, làm hạn chế adrenaline và ngăn ngừa cơn run trở nên tồi tệ hơn

-Thuốc huyết áp, chẳng hạn như flunarizine, trong đó hạn chế adrenaline

-Thuốc chống co giật, chẳng hạn như primidone, có tác dụng làm giảm sự kích thích của các tế bào thần kinh

-Thuốc an thần nhẹ, chẳng hạn như alprazolam, cũng là một lựa chọn điều trị

Liệu pháp

Bạn có thểsử dụng vậtlý trị liệu để cải thiện sự phối hợp và kiểm soát cơ bắp. Botox tiêm cũng có thể được thực hiện trong tay của bạn để làm giảm thiểu hoặc ngừngcác cử động run.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không cung cấp cứu trợ.Và đây thường là phương pháp điều trị cuối cùng do tính xâm lấn cao và nguy cơ tai biến sau phẫu thuật.

Mức độ nghiêm trọng của run tay có thể tương đối giống nhau hoặc có thể tồi tệ hơn theo thời gian. Cũng có thể lan ra các vùng khác của cơ thể.

Bạn có thể phải thực hiện một số điều chỉnh nếu tình trạng của bạn là nghiêm trọng. Những thay đổi này có thể bao gồm:

-Mặc giày trượt

-Sử dụng ống hút để uống nước

-Sử dụng dao cạo điện thay vì dao cạo thủ công

….

Một số nghiên cứu cho thấy những người bị run tay vô căn có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson hoặc các vấn đề cảm giác, chẳng hạn như mất khứu giác hoặc thính giác. Tuy nhiên, yếu tố này vẫn đang được nghiên cứu.

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng Hà

    Chào bác sĩ. Con tôi bị run tay cách đây gần 2 năm rồi nhờ bác sĩ tư vấn giúp đỡ bệnh tình thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    29/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung