Triệu chứng run tay khó thở

Triệu chứng run tay khó thở

Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở kết hợp có thể đượcgây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật, hạ đường huyết, bệnh cường giáp, lạm dụng các chất gây nghiện… Trong đó, tình trạng rối loạn lo âu hay rối loạn thần kinh thực vật do căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên những triệu chứng này, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

1. Nguyên nhân của triệu chứng run tay, khó thở

2. Cách khắc phục chứng run tay khó thở

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Nhiều nghiên cứu cho thấy, căng thằng và stress thường xuyên sẽ tạo nên những áp lực trên hệ thần kinh, làm kích thích tăng tiết adrenaline vào trong máu. Chất này làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh thực vật và dẫn đến biểu hiện tim đập nhanh, tay chân run, khó thở. Những triệu chứng này thường xuất hiện hoặc tăng nặng hơn khi thay đổi cảm xúc, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi mệt mỏi,… và có thể kèm theo nhiều dấu hiệu khác như tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, ớn lạnh, đổ mồ hôi…

Tay chân run, khó thở rất có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, hoặc do bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress

1. Nguyên nhân của triệu chứng run tay, khó thở

Huyết áp thấp:

  Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tối đa của bạn dưới 90mmHg hoặc huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg hoặc cả hai.

  Khi bị huyết áp thấp ngoài triệu chứng run tay, khó thở, người bệnh sẽ thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, người mệt mỏi. Biểu hiện hoa mắt, chóng mặt có thể gặp khi bạn thay đổi tư thế đứng lên sau khi ngồi hoặc ngồi dậy sau khi nằm. Bởi lúc này, máu đang tập trung ở đầu chi và chưa kịp trở về tim để luân chuyển lên não, tế bào não tạm thời thiếu máu nên xuất hiện những biểu hiện trên.

Hạ đường huyết:

  Hạ đường huyết bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do người bệnh ăn không đúng bữa, bỏ bữa, ăn không đủ lượng cacbohydrat hoặc do nhịn đói lâu ngày, uống rượu bia khi đang đói.

  Hạ đường huyết còn có thể do hoạt động quá mức bình thường như tập thể thao, lao động nặng,…

  Nguy hiểm hơn khi triệu chứn run tay, khó thở do hạ đường huyết là biểu hiện của bệnh tiểu đường. Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường, bị rối loạn chuyển hóa insulin, tăng lượng glucoza trong máu.

  Khi bị bệnh tiểu đường người bệnh sẽ có những triệu chứng kèm theo như: khát nước, thường xuyên đi tiểu. Người mệt mỏi, mờ mắt, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh. Ngứa ran hoặc đau ở tay và chân. Ăn nhiều nhưng cảm giác nhanh đói, sụt cân nhanh,…

Rối loạn lo âu:

Rối loạn này được đặc trưng bởi những cơn lo âu, lo lắng quá mức. Điều trị bằng cách kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Nguyên nhân của hội chứng này chưa được biết rõ, yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng một vai trò quan trọng vì thực tế là một số người có thể thích ứng với tình trạng stress rất tốt còn một số dễ bị ảnh hưởng hơn.

Rối loạn thần kinh thực vật:

Hệ thần kinh thực vật, hay còn có tên gọi khác là hệ thần kinh tự chủ, làm nhiệm vụ chi phối tất cả các chức năng tự động trong cơ thể như hoạt động của hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục và các tuyến tiết… Nó bao gồm có hệ thần kinh giao cảm (đóng vai trò kích thích hoạt động) và hệ thần kinh phó giao cảm (đóng vai trò ức chế hoạt động), bình thường hai hệ thống này luôn hoạt động cân bằng với nhau, đảm bảo cho các cơ quan làm việc chính xác và hiệu quả.

Rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật xảy ra khi có sự mất cân bằng hoạt động của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan và gây ra các triệu chứng đa dạng trên toàn hệ thống.

Cường giáp:

Cường giáp là hội chứng rối loạn nội tiết tố gây ra do tình trạng tăng qua mức hormon tuyến giáp

Các triệu chứng cơ năng bao gồm không chịu được nóng và giảm cân (do tăng tốc độ chuyển hoá), yếu, hồi hộp đánh trống ngực, kinh nguyệt thưa và lo âu. Các triệu chứng thực thể bao gồm tăng phản xạ gân xương, rung biên độ nhỏ, yếu gốc chi, nhìn chăm chú và co cơ mi. Người bệnh có thể có các triệu chứng tim mạch kèm theo, bao gồm nhịp nhanh xoang, rung nhĩ và làm trầm trọng thêm bệnh mạch vành hoặc suy tim. Ở người lớn tuổi, cường giáp có thể chỉ biểu hiện bằng rung nhĩ, suy tim, yếu hoặc sút cân, và cần nghi ngờ để đi tìm chẩn đoán.

Rối loạn tiền đình:

  Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Giữ vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như: cử động mắt, đầu và thân mình.

  Khi bị rối loạn tiền đình người bệnh sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái quay cuồng, chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng lảo đảo, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, người khó tập trung, mệt mỏi, mau quên.

  Rối loạn tiền đình thường không trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng mối nguy hại của bệnh đến dẫn đến các bệnh lý khác như thần kinh, huyết áp thấp, tim mạch,…. Khi bệnh tiến triển sang mãn tính có thể khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, trầm cảm,…

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Cách khắc phục:

Cách tốt nhất để khắc phục triệu chứng tay chân run, khó thở là hạn chế tối đa sự lo lắng và căng thẳng, bằng cách:

  • Học các kỹ thuật giúp đối phó với căng thẳng, như hít thật sâu và thở ra từ từ lặp đi lặp lại 10 – 20 lần mỗi khi căng thẳng.

triệu chứng run tay khó thở

Tập thế dục 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là với các bộ môn như thiền, yoga có thể giúp điều hòa và cân bằng lại hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật.

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B để giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim.

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, caffein, trà đặc, ma túy…

  • Ngủ đủ giấc, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, không thức khuya. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy chơi game… vì chúng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho hệ thần kinh.

  • Luôn cố gắng giữ suy nghĩ tích cực trong mọi việc. Đồng thời tăng cường giao tiếp, chia sẻ với bạn bè, người thân để giữ được tâm lý nhẹ nhàng thoải mái.

  • Tìm gặp các bác sĩ về tâm thần kinh để được áp dụng các biện pháp tâm lý trị liệu hoặc sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần nếu cần thiết. Bác sĩ cũng sẽ làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán để giúp loại bỏ nguyên nhân hoặc điều trị các bệnh lý tiềm ẩn khác nếu có.

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng Hà

    Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn bác sĩ.

    29/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung