Biến chứng Tai biến mạch máu não

Biến chứng Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) đôi khi có thể gây ra tình trạng “khuyết tật” tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào thời gian não bị thiếu máu nuôi và phần nào của não bị ảnh hưởng.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

Các biến chứng có thể bao gồm :

Liệt hoặc mất vận động cơ

Bệnh nhân có thể bị yếu liệt ở một bên cơ thể, hoặc mất khả năng kiểm soát hoạt động của một số cơ nhất định, chẳng hạn như những cơ ở một bên mặt hoặc một bên cánh tay. Vật lý trị liệu có thể giúp các cơ đã bị tê liệt của bệnh nhân hồi phục. Tuy nhiên mức độ linh hoạt, vận động khó mà trở lại như bình thường.

Khó nói hoặc khó nuốt

Tai biến mạch máu não có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ trong miệng và cổ họng của bệnh nhân, làm cho bệnh nhân khó nói chuyện rõ ràng (nói khó) hoặc khó nuốt hoặc gặp khó khăn trong việc ăn thức ăn bằng đường miệng. Bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ (mất ngôn ngữ), bao gồm các hoạt động nói hoặc hiểu lời nói, đọc hoặc viết. Điều trị với một nhân viên y tế có chuyên môn về bệnh học ngôn ngữ có thể giúp đỡ bệnh nhân cải thiện các vấn đề này.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Dinh dưỡng

Bệnh nhân đột quỵ thường nuốt khó khăn, có thể làm tăng nguy cơ mắc nghẹn và nhiễm trùng vùng ngực. Bác sĩ trị liệu có thể đề nghị một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cho ăn có giám sát và các kỹ thuật cụ thể để hỗ trợ nuốt và ngăn ngừa các biến chứng. Trong một số trường hợp, cho bệnh nhân ăn qua đường miệng sẽ không an toàn nữa và ống cho ăn có thể được khuyến khích để đảm bảo vẫn cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng.

Nhiễm trùng

Bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là những người có bị ảnh hưởng đến vùng ngực và đường tiết niệu.

Nhiễm trùng vùng ngực sau đột quỵ thường là do hít vào, hít phải các chất trong miệng hoặc trong dạ dày vào phổi do khó nuốt. Các kỹ thuật như ăn hoặc uống ở tư thế ngồi thẳng thay vì ở tư thế nằm thấp, việc điều chỉnh chế độ ăn uống để thuận tiện cho việc nuốt và cho ăn bằng ống có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Bệnh nhân đột quỵ dễ bị giữ nước tiểu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mất trí nhớ hoặc suy nghĩ khó khăn

Nhiều bệnh nhân bị tai biến mạch máu não sẽ bị mất trí nhớ. Những bệnh nhân khác có thể gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, đưa ra các đánh giá hay các khái niệm hợp lý để thể hiện sự hiểu biết.

Các vấn đề về cảm xúc

Những bệnh nhân bị đột quỵ có thể gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát cảm xúc của chính bản thân, hoặc thậm chí họ còn có thể bị trầm cảm.

Đau đớn

Đau, tê hoặc những cảm giác lạ khác có thể xảy ra ở các bộ phận của cơ thể mà đã bị ảnh hưởng bởi tai biến mạch máu não. Ví dụ, nếu đột quỵ khiến bệnh nhân mất cảm giác ở cánh tay trái, bệnh nhân có thể còn có thêm triệu chứng cảm giác ngứa ran khó chịu ở cánh tay đó.

Các bệnh nhân cũng có thể trở nên nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ, đặc biệt là cảm giác lạnh, sau một cơn đột quỵ. Biến chứng này được gọi là đau thần kinh trung ương do đột quỵ hoặc hội chứng đau thần kinh trung ương. Tình trạng này thường phát triển vài tuần sau khi đột quỵ, và nó có thể được cải thiện theo thời gian. Nhưng bởi vì cơn đau là do một vấn đề trong não của bệnh nhân, chứ không phải là một chấn thương thể chất nên có rất ít phương pháp điều trị.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Thay đổi hành vi và khả năng tự chăm sóc

Những người đã bị tai biến mạch máu não có thể trở nên rụt rè hơn và ít muốn giao tiếp nhiều cũng như hoặc dễ bốc đồng hơn. Họ có thể cần sự giúp đỡ với công việc vệ sinh cá nhân cũng như thay quần áo mỗi ngày.

Biến chứng do phải bất động một thời gian

Sau một cơn tai biến mạch máu nào, bệnh nhân có thể bị hạn chế khả năng vận động, khiến cho bệnh nhân bị biến chứng như lở loét do áp lực và huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis – DVT). Việc cho bệnh nhân vận động hoặc xoay trở sớm là chìa khóa để tránh những biến chứng này.

Áp lực kéo dài trên da do bất động có thể dẫn đến phá vỡ da mang theo biến chứng tiềm ẩn của nhiễm trùng da. Thường xuyên xoay trở người và dùng các thiết bị để giảm thiểu áp lực như nệm giảm áp, đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ loét do áp lực.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là những cục máu đông trong tĩnh mạch của chi dưới và có thể đe dọa đến tính mạng. Việc cho bệnh nhân vận động hoặc xoay trở sớm và dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân đột quỵ phải nằm bất động lâu.

Cũng giống như với bất kỳ chấn thương nào ở não, sự thành công của việc điều trị các biến chứng này thay đổi đối với các bệnh nhân khác nhau là khác nhau.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Tai biến mạch máu não - Đột quỵ

Dinh dưỡng cho người tai biến mạch máu não
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm ba yếu tố nguy cơ đột quỵ - hàm lượng cholesterol xấu, huyết áp cao và thừa cân. 1. Để...
Tai biến mạch máu não nên kiêng ăn gì?
Bệnh tai biến mạch máu não là gì? Chế độ ăn uống hiện tại của bạn như thế nào? Có hợp lý và đảm bảo cho sức khỏe hay không? Một...
Dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm ba yếu tố nguy cơ đột quỵ - hàm lượng cholesterol xấu, huyết áp cao và thừa cân. Chế độ ăn...
Sơ cứu tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (TBMN) là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do tổn thương mạch máu não (thường tắc hay do vỡ động mạch...
Thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não
Sau tai biến mạch máu não, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng cũng có thể để lại những di chứng nặng nề như liệt mặt, liệt tay chân, suy giảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung