Bệnh tim - biến chứng tim mạch của bệnh cao huyết áp

Bệnh tim - biến chứng tim mạch của bệnh cao huyết áp

Bệnh tim là biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp, dễ gây ra tình trạng tử vong. Nó bao gồm một nhóm các rối loạn như suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và phì đại thất trái (cơ tim phì đại).

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Suy tim là gì?

Suy tim không có nghĩa là tim ngừng hoạt động. Thay vào đó, suy tim có nghĩa là chức năng bơm máu của tim yếu hơn bình thường hoặc tim ít co bóp hơn bình thường. Trong bệnh suy tim, máu lưu thông qua các buồng tim ít hiệu quả hơn, và áp lực trong các buồng tim tăng lên, làm cho tim gặp khó khăn khi vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Để bù trừ cho tình trạng bơm máu yếu của tim, các buồng tim phản ứng bằng cách giãn cơ tim để giữ máu được nhiều hơn. Điều này làm cho máu lưu thông một cách dễ dàng hơn, nhưng qua thời gian, các thành cơ tim trở nên yếu dần và không thể bơm máu tốt như trước. Do đó, thận thường đáp ứng bằng cách giữ nước và muối natri trong cơ thể. Kết quả là làm tích tụ dịch ở cánh tay, chân, mắt cá, bàn chân, phổi, hoặc các cơ quan khác, tình trạng này được gọi là suy tim sung huyết.

Tăng huyết áp cũng có thể gây suy tim bằng cơ chế phì đại thất trái, nghĩa là làm dày cơ tim hơn kết quả làm cho cơ tim dãn nở kém hiệu quả giữa các nhịp tim. Điều này làm cho tim khó có thể chứa đủ máu để cung cấp cho các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là trong khi tập thể dục, dẫn đến việc cơ thể sẽ giữ nước lại và nhịp tim đồng thời tăng lên.

Các triệu chứng suy tim bao gồm:

  • Khó thở
  • Phù ở bàn chân, mắt cá chân
  • Khó ngủ khi nằm đầu thấp
  • Chướng bụng
  • Mạch không đều
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Biến chứng tim mạch do bệnh cao huyết áp

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?

Tăng huyết áp cũng có thể gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ. Điều này có nghĩa là cơ tim không có đủ máu nuôi. Bệnh tim thiếu máu cục bộ thường là hậu quả của tình trạng xơ vữa động mạch hay thành động mạch trở nên kém đàn hồi (bệnh động mạch vành), làm cản trở dòng máu lưu thông đến tim. Các triệu chứng của bệnh tim thiếu máu có thể bao gồm:

  • Đau ngực có thể lan đến cánh tay, lưng, cổ, hoặc hàm
  • Đau ngực kèm buồn nôn, đổ mồ hôi, khó thở và chóng mặt và những triệu chứng liên quan này cũng có thể xảy ra mà không có đau ngực.
  • Mạch không đều
  • Mệt mỏi

Bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tim thiếu máu cục bộ đều phải được thăm khám ngay lập tức.

Cách chẩn đoán biến chứng tim mạch của bệnh cao huyết áp

Bác sĩ sẽ tìm đi tìm những dấu hiệu của bệnh tim do tăng huyết áp như:

  • Huyết áp tăng
  • Tim to và nhịp tim không đều 
  • Phù phổi hay phù các chi dưới 
  • Tiếng tim bất thường

Bác sĩ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm để xác định xem bạn có bị bệnh tim do tăng huyết áp hay không, các xét nghiệm đó bao gồm: điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm gắng sức, chụp X quang phổi và chụp mạch vành.

Điều trị bệnh tim do cao huyết áp

Để điều trị bệnh tim do tăng huyết áp, bác sĩ sẽ phải điều trị bệnh tăng huyết áp trước tiên vì nó là nguyên nhân gây ra bệnh. Bác sĩ điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn thụ thể angiotensin và thuốc giãn mạch.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ khuyên bạn thay đổi lối sống bằng cách:

- Chế độ ăn uống: Nếu bạn bị suy tim, bạn nên giảm lượng natri hàng ngày xuống còn 1.500 mg hoặc 2 g / ngày, ăn những thức ăn giàu chất xơ và kali, giới hạn tổng lượng calo hàng ngày để giảm cân nếu cần thiết và hạn chế lượng thức ăn có chứa đường tinh luyện, chất béo bão hòa, và cholesterol.

- Theo dõi cân nặng của bạn: ghi lại cân nặng của bản thân mỗi ngày, tăng cường tập thể dục (theo khuyến cáo của bác sĩ), nghỉ ngơi thư giãn giữa các hoạt động và lên kế hoạch cho các bài tập của bạn.

- Tránh hút thuốc lá và sử dụng rượu bia.

- Khám sức khoẻ định kỳ: Trong thời gian thăm khám theo dõi sức khỏ , bác sĩ sẽ đảm bảo rằng sức khỏe bạn vẫn ổn và bệnh tim của bạn không trở nên tồi tệ hơn.

Để điều trị bệnh cao huyết áp cũng như biến chứng tim mạch do bệnh cao huyết áp gây ra, bạn cần tìm đến một cơ sở y tế uy tín. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tăng huyết áp - cao huyết áp

Mối liên hệ giữa tình trạng tăng huyết áp và bệnh lý thận
Luôn có một mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận. Các bệnh lý về thận như suy thận có thể gây tăng huyết áp và tăng...
Tăng huyết áp kháng trị là gì? Khi nào thì cần phải điều trị?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tuổi càng cao thì càng khó kiểm soát mức huyết áp, nhiều người đã phải sử dụng thuốc để kiểm...
Những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai
Một quan niệm sai lầm phổ biến là tăng huyết áp hiếm khi ảnh hưởng đến phụ nữ. Tuy nhiên, gần một nửa người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp là phụ nữ....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung