Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai như thế nào

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai như thế nào

Triệu chứng, dấu hiệu, biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp vai thường là những cơn đau xuất hiện khi cử động đôi vai. Cảm giác này có xu hướng tăng dần lên.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp vai

Thông thường ở giai đoạn đầu của thoái hóa khớp vai, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau:

- Đau: Cũng giống như các triệu chứng viêm khớp khác, đau là triệu chứng quan trọng đầu tiên. Người bệnh thoái hóa khớp vai thường cảm thấy đau khi di chuyển và cử động đôi vai, cánh tay. Cảm giác này thường có xu hướng tăng dần, cơn đau ngày càng nặng hơn, thậm chí cơn đau âm ỉ kéo dài vào ban đêm làm cho người bệnh mất ngủ. Mức độ đau ngày càng gia tăng với những thay đổi thất thường của thời tiết, từ đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

- Vai cứng hoặc mất khả năng vận động: Bên cạnh đau nhức, một triệu chứng khác của thoái hóa khớp vai là làm giảm đi sự linh hoạt của đôi vai, thậm chí gây bất động nếu bệnh có xu hướng tiến triển nặng hơn. Hạn chế này dễ dàng nhìn thấy khi người bệnh cố gắng vận động cánh tay hoặc cử động đôi vai, cảm giác đau và tê cứng, khó khăn khi nhấc cánh tay, xoay bả vai…

- Phát ra tiếng kêu: Khớp vai khỏe mạnh thường không phát ra bất kỳ tiếng động nào, nhưng khi xoay vai lại nghe thấy tiếng kêu có thể sụn đã bị mòn và xương không còn được bảo vệ tạo ra sự ma sát.

- Vai yếu và bị teo cơ: Đôi vai chắc khỏe sẽ là điểm tựa để con người có thể khuân vác những vật nặng, tuy nhiên khi khớp vai bị thoái hóa sẽ yếu đi, ít vận động, từ đó dễ bị teo cơ, không còn rắn chắc như bình thường.

- Cứng vai khi ngủ dậy: Sáng sớm sau khi ngủ dậy, người bệnh sẽ cảm thấy vai cứng, khó cử động nhưng nhanh chóng qua đi khi người bệnh thực hiện vài động tác cử động nhẹ.

- Sưng vai: Sưng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp vai mặc dù chúng không rõ ràng so với bệnh viêm khớp gối, khớp tay. Khi khớp vai bị viêm, các tổ chức gần khớp sẽ bị tổn thương theo gây ra hiện tượng sưng các mô mềm xung quanh.

Trong nhiều trường hợp, giai đoạn đầu của thoái hóa khớp vai thường chỉ đau nhẹ nên người bệnh không để ý và cũng chưa cần điều trị. Khi bệnh tiến triển nặng hơn gây ra những cơn đau buốt, tê cứng thường xuyên. Cơn đau có thể tăng nhiều khi người bệnh hoạt động với cường độ cao như chơi cầu lông, đá bóng, bóng chuyền

Khớp vai là một trong những khớp quan trọng của cơ thể và thường xuyên phải cử động nhiều trong suốt cả cuộc đời. Do đó đây cũng là khớp dễ bị thoái hóa nhất do hậu quả của việc sụn khớp bị bào mòn kéo theo những hư tổn ở phần xương dưới sụn làm cho các đầu xương bả vai không còn được bảo vệ, cọ xát vào nhau gây đau đớn khi cử động. Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp vai, chính vì vậy mà ngay từ giai đoạn đầu của thoái hóa khớp vai, nếu không có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn để phục hồi lại những hư tổn dễ làm cho sụn bị bào mòn, mỏng dần thậm chí bị tiêu hủy hoàn toàn làm trơ hai đầu xương lồi lõm vì không còn lớp bảo vệ và khi đó cơ thể sẽ phản ứng một cách hết sức tự nhiên là huy động calci để lấp vùng khuyết ấy tạo thành diện tích bằng phẳng giữ vững cơ thể. Thế nhưng, tiến trình này lại gây bất lợi cho cơ thể vì gai xương dễ hình thành, chính những gai xương ấy sẽ lớn dần theo thời gian và người bệnh sẽ thấy đau nhức, cơn đau càng tăng mỗi khi cử động. Vì vậy, nhiều người bệnh không dám cử động, chỉ biết nằm một chỗ càng khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh thoái hóa khớp gối - triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

Để điều trị bệnh, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Thoái hóa khớp vai

Phòng tránh thoái hóa khớp vai bằng cách nào
Phòng tránh thoái hóa khớp vai một cách chủ động luôn là phương pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi căn bệnh này, chủ yếu là...
Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp vai là gì
Các cách điều trị và chữa bệnh thoái hóa khớp vai cần phải được thực hiện ngay khi phát hiện bệnh, có thể là điều trị bằng uống thuốc...
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp vai
Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp vai thường xảy ra do chứng viêm khớp vùng vai gây ra hoặc có thể do khớp vai hoạt động quá tải, vận động...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung