Bị tê tay chân có thể gây liệt tay chân không?

Bị tê tay chân có thể gây liệt tay chân không?

Chào bác sĩ, tôi tên là An. Thời gian gần đây tôi thường bị tê tay chân mà không rõ nguyên nhân. Tôi rất hoang mang khi nghe nhiều người nói rằng tình trạng tê tay chân kéo dài có thể gây ra liệt tay chân. Vậy rất mong bác sĩ giải đáp giúp tôi vấn đề này và cho tôi lời khuyên để điều trị và khắc phục tình trạng hiện tại của mình. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn An, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tê tay chân

Chúng tôi đã trình bày khá đầy đủ về những nguyên nhân gây ra triệu chứng tê tay chân trong bài Triệu chứng tê tay chân. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết này. Còn trong phần này, chúng tôi chỉ xin được khái quát chung những nguyên nhân có thể gây ra tê tay chân. 

Cảm giác tê ở tay chân có thể xảy ra ở bất cứ người nào, ở bất cứ thời điểm nào và thường có không có dấu hiệu cảnh báo. Những trường hợp tê điển hình chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và không ảnh hưởng nghiêm trọng lên toàn bộ cơ thể. 

Nguyên nhân thường gặp trong những trường hợp này là do chèn ép dây thần kinh kéo dài, ví dụ như động tác ngồi chéo chân ở phụ nữ. Trong trường hợp này, cơn tê này chỉ thoáng qua trong vài giây và không gây đau. Nhưng bên cạnh đó, một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện tê mạn tính và nhiều đợt liên tục ví dụ như trong một số bệnh sau:

Bệnh thường gặp nhất khi gây cảm giác tê đó là tiểu đường. Có đến 1/3 bệnh nhân tiểu đường có triệu chứng về thần kinh. Những triệu chứng thần kinh thường gặp như tê chính là dấu hiệu cảnh báo sớm trong bệnh tiểu đường. 

Lại Quốc Thái

Thạc sĩ - Bác sĩ Lại Quốc Thái

Khoa: Cơ xương khớp, Nội tổng quát

Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115, Becamex

Kinh nghiệm: 16 năm

Liên hệ: 1900 1246

 

Ngoài ra, nghiện rượu, thiếu vitamin và những bệnh hệ thống khác đều có thể gây tê. Nghiện rượu bia sẽ làm tăng khả năng xuất hiện các triệu chứng về thần kinh bởi vì chế độ dinh dưỡng của người nghiện rượu thường thiếu vitamin và chất thiamine, thậm chí sẽ gây tổn thương dây thần kinh. Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định xem bạn có bị thiếu hụt vitamin.

Dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra hội chứng”mắc kẹt” thần kinh – liên quan đến những hoạt động lặp lại hằng ngày như đánh máy. Một số bệnh như hội chứng ống cổ tay, liệt dây thần kinh trụ, liệt dây thần kinh quay và liệt dây thần kinh mác cũng có liên quan đến hội chứng “mắc kẹt” thần kinh, mức độ nặng có thể sẽ dẫn đến liệt tay chân.

Tê tay chân còn là dấu hiệu của bệnh lí hệ thống xuất hiện ở tất cả các mô liên kết, thận, gan và tim mạch. Những bệnh lí này xuất hiện khi oxy không được cung cấp đến tim, hoặc thiếu oxy. Một số trường hợp còn đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Một nguyên nhân khác cũng gây tê đó là stress. Stress và lo âu là nguyên nhân chính gây tăng hoạt động thông khí, khiến người bệnh thở nhiều hơn và thở nông hơn gây tê ở tay chân, thậm chí có thể gây ngất xỉu. Những nguyên nhân gây tê nhưng hiếm gặp hơn đó là hội chứng Guillain-Barres, hội chứng Sjogren và những bệnh tự miễn khác.

2. Bị tê tay chân có thể gây liệt tay chân không?

Không phải cứ bị tê tay chân là có thể gây ra liệt tay chân. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay chân, và một số trong những nguyên nhân đó có thể gây ra tình trạng liệt. Do vậy, khi nghi ngờ bản thân bị liệt tay chân, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác.

Một số nguyên nhân chính gây liệt như:

  • Đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA): yếu một cách đột ngột và thường chỉ ở một bên cơ thể, có thể bị yếu liệt tay hoặc liệt dây thanh âm gây khó nói.
  • Liệt Bell: yếu liệt đột ngột ở 1 bên mặt, kèm đau tai hoặc đau mặt
  • Hội chứng liệt khi ngủ: liệt tạm thời trong lúc ngủ hay mới vừa ngủ dậy
  • Chấn thương đầu hoặc tủy sống: gây liệt sau tai nạn nghiêm trọng.
  • Đa xơ cứng, bệnh nhược cơ hoặc hạ kali theo chu kì: yếu liệt mặt, tay chân xuất hiện theo chu kì

Nguyên nhân khác:

  • U não: yếu liệt xuất hiện từ từ và ở 1 bên cơ thể
  • Loạn sản cơ, liệt 2 chi dưới co cứng di truyền: yếu liệt từ từ ở 2 chân
  • Bệnh thần kinh vận động, teo cơ tủy hoặc hội chứng nhược cơ Lamber-Eaton: yếu liệt từ từ ở cả tay và chân.
  • Hội chứng Guillain-Barre: liệt ở chân sau đó lan đến tay và mặt, triệu chứng xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Liệt tủy, ống sống hay teo cơ sống: liệt bẩm sinh
  • Bệnh Lyme: liệt xuất hiện sau vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau một vết cắn côn trùng
  • Hội chứng sau bại liệt: liệt xuất hiện sau vài năm từ lúc nhiễm virus bại liệt.

Tình trạng liệt tay chân

3. Dấu hiệu bị liệt khi có triệu chứng tê chân tay

Một khi não đã bị tổn thương thì hiện tượng liệt tay, chân là việc ắt phải xảy ra. Bệnh nhân không cử động được một bên tay, chân (khác bên với bán cầu não bị tổn thương) và thường kèm theo cả hiện tượng liệt mặt.

Trường hợp nhẹ, bệnh nhân còn hơi cử động được chân, tay bên bị liệt nhưng sức lực ở bên này kém hẳn so với bên kia. Cũng có trường hợp nhẹ hơn, bệnh nhân chỉ bị liệt một tay hoặc một chân thôi. Bị chấn thương nặng ở cột sống có thể làm cho cả 2 chân bị liệt.

Ở đàn ông, dương vật có thể vẫn còn khả năng cương cứng nhưng thường bị rối loạn về tiểu tiện và đại tiện, không tự chủ được nữa. Hiện tượng chỉ có một chi bị liệt có thể do có một dây thần kinh hoặc gốc một dây thần kinh bị tổn thương ở đoạn vừa ra khỏi tủy sống. Sự rối loạn về việc nói và nuốt thường do những khuyết tật bẩm sinh.

4. Chẩn đoán và điều trị liệt tay chân

Dù bị liệt nhẹ hay nặng, bác sĩ cũng sẽ đo huyết áp và X-quang não để xem xét toàn bộ hình ảnh não. Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm sau: Chụp X-quang sọ não và cột sống, chụp scanner 3 chiều sọ, não; thử máu, siêu âm các mạch cổ. Đôi khi phải chọc cột sống để lấy dịch tủy, dùng dòng điện thử phản ứng dây thần kinh, cơ bắp

Việc phục hồi chức năng của não có được hoàn toàn hay không phụ thuộc vào vị trí tổn thươngở não và diện tích não bị tổn thương. 

Tóm lại, cảm giác tê và liệt có nguyên nhân gây bệnh khá giống nhau, và chủ yếu do những bệnh thần kinh hoặc bệnh lí nền có di chứng thần kinh gây ra. Những bệnh lí trong phần nguyên nhân kể trên nếu ở mức độ nhẹ chỉ gây tê, tuy nhiên nếu ở mức độ nặng hoặc để kéo dài không điều trị sẽ gây liệt.

Trong trường hợp của bạn An, vì tình trạng tê tay chân kéo dài nên chúng tôi khuyên bạn đi khám bác sĩ để xác định được nguyên nhân và điều trị bệnh dứt điểm. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.


Tag:

Đọc thêm

Chia sẻ 12 cách phòng chống tê tay chân hiệu quả
Tê tay chân là tình trạng chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. 12 cách mà các chuyên gia của chúng tôi đưa ra sau...
Triệu chứng tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hà Anh, 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường có triệu chứng tê tay chân dù tôi...
9 nguyên nhân thường gây ra tình trạng tê mỏi bắp chân
Chào bác sĩ, tôi tên là Thúy. Tôi thường bị tê mỏi bắp chân và bị kéo dài khá lâu. Thưa bác...
Chia sẻ của bác sĩ về triệu chứng tê bàn tay
Chào bác sĩ, tôi tên là Dương, năm nay 27 tuổi. Khoảng một tuần nay tôi gặp phải tình trạng bị tê bàn tay, nhiều lúc có cảm...
Triệu chứng tê mỏi ở gáy, nguyên nhân và cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Thông. Vì tôi làm nhân viên văn phòng nên ít phải vận động, nhưng thời gian gần...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Vũ Hồng Nhung

    Chị gái tôi bị hội chứng ống cổ tay. Bà ấy cũng thường xuyên kêu bị tê tay. Tuy nhiên tay của chị tôi vẫn có thể hoạt động được chưa đến mức bị liệt.

    23/02/2018
  • Nguyễn Trà My

    Bố tôi bị bệnh tiểu đường nên cũng thường xuyên bị tê chân tay. Dù không bị liệt nhưng chân cũng bị yếu đi nhiều lắm.

    23/02/2018
Phạm Quốc Thái (23/02/2018)
Bố tôi là người nghiện rượu nặng. Ngày nào cũng uống, không uống là không chịu được. Thỉnh thoảng bố tôi cũng hay kêu bị tê tay chân. Nhưng rất may chân tay vẫn có thể cử động được bình thường.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung