Những điều cần biết về chứng trầm cảm sau sinh

Những điều cần biết về chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là bệnh mà các bà mẹ dễ gặp phải sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát và sớm có phương án điều trị thì nó lại là mối đe dọa đáng sợ cho cả người bệnh và người xung quanh.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Câu chuyện buồn liên quan tới cái chết của cháu Việt A. (33 ngày tuổi chết trong chậu nước – Thạch Thất, Hà Nội) đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về chứng trầm cảm sau sinh mà không ít bà mẹ mắc phải. 

Những ngày qua, người dân trên cả nước vẫn chưa khỏi bàng hoàng về câu chuyện liên quan đến vụ án đứa trẻ 33 ngày tuổi chết trong chậu nước mà hung thủ không ai khác chính là người mẹ ruột của bé. Nguyên nhân ban đầu có thể liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh mà người phụ nữ này mắc phải. Điều này càng khiến vấn đề muôn thuở về chuyện sinh nở được quan tâm hơn bao giờ hết. Người thì bàn tán về nỗi đáng sợ của việc mắc chứng trầm cảm, người lo lắng không biết mình sẽ ra sao sau khi sinh hạ em bé...

Chứng trầm cảm sau sinh xảy ra khá phổ biến, nhẹ thì ngay chính người nhà bệnh nhân cũng không nhận ra, nặng thì bệnh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Trên thực tế, thế giới cũng chứng kiến không ít những sự việc đau lòng do trầm cảm sau sinh gây ra.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chính tay người mẹ đã dìm 5 đứa con ruột xuống nước

Chị Andrea Yates, đã bị kết án vì vụ giết người chấn động, xảy ra vào ngày 20/6/2001. Vụ án đã gây sự chú ý của giới truyền thông, cũng như sự phẫn nộ của dư luận về cái chết của nạn nhân - những đứa trẻ con Yates - cũng như nhiều luồng ý kiến, quan điểm bảo vệ chị khi bị hoảng loạn tinh thần nặng nề sau khi sinh nở.

Hai năm trước khi gây ra án mạng, sau khi sinh đứa con thứ 4, chị Yates đã được chẩn đoán trầm cảm sau sinh và rối loạn thần kinh. Chỉ một tháng sau khi chẩn đoán, chị đã tự tử nhưng không thành. Sau khi đứa con thứ 5 ra đời và cái chết của bố ruột, chứng rối loạn thần kinh của chị Yates đã quay trở lại. Trong vài tháng, các bác sĩ tâm lý của Yates đã kê toa những loại thuốc chống rối loạn thần kinh để điều trị cho chị.

Gia đình chị Andrea Yates

Ngày 20/6/2001, chị Yates đã gây ra vụ án mạng. Vào buổi sáng xảy ra vụ án, sau khi chồng đi làm, chị Yates đã cho các con ăn sáng rồi lần lượt dìm chết từng đứa con. Đứa lớn nhất - Noah, 7 tuổi - đã cố bỏ chạy khi nó nhận ra mình là người cuối cùng sẽ chết. Khai báo với cảnh sát, chị Yates cho biết, chị đã rượt đuổi, bắt con lại và nhấn mặt con xuống bồn tắm hơn 20 cm nước lạnh trong khi thi thể em gái Noah đang lềnh bềnh bên cạnh, tạp chí Time thuật lại.

5 đứa trẻ của vợ chồng Yates có độ tuổi từ 6 tháng đến 7 tuổi. Sau khi dìm chết những đứa con trong bồn tắm, chị đã gọi cảnh sát và thông báo về cái chết của con.

Theo tạp chí Time báo cáo sau một cuộc điều tra vào năm 2002, các luật sư bào chữa của Yates đã nói rằng hành vi giết người là do những ảo tưởng về thần kinh, ngày càng trầm trọng hơn bởi những giai đoạn trầm cảm sau sinh. Nhiều năm sau, năm 2006, chị Yates được tòa án kết luận vô tội vì chị gặp vấn đề về tâm lý và phải sống trong bệnh viện tâm thần từ đó.

Một trường hợp khác là Susan Smith trú tại Nam Carolina. Vào ngày 22 tháng 7 năm 1995, cô bị buộc tội dìm chết hai cậu con trai của mình: Michael Daniel Smith 3 tuổi và Alexander Tyler Smith 14 tháng tuổi. Susan Smith sau đó thừa nhận rằng ban đầu cô đã có ý định tự sát, nhưng cuối cùng không hiểu vì điều gì đã xúi giục cô sát hại hai cậu con trai mà cô yêu quý.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Tại sao trầm cảm sau sinh có thể khiến mẹ giết con?

Những trường hợp người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, sau đó có hành động tự sát, giết con không phải là hiếm. Theo thống kê, trên thế giới có  0,15% phụ nữ sau sinh mắc chứng loạn thần - trầm cảm sau sinh.

Thời điểm người phụ nữ thường rơi vào trạng thái trầm cảm là khoảng 1 tuần sau sinh, với các biểu hiện điển hình như buồn rầu, lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, dễ tủi thân, thích ở một mình... Khi xuất hiện trạng thái này, nếu người phụ nữ được sự quan tâm của người chồng, của những người thân thì bệnh sẽ sớm qua đi.

Tuy nhiên khi các triệu chứng của bệnh trầm cảm ngày càng nặng (được gọi là hội chứng ngày thứ 3 sau đẻ) thì người phụ nữ cảm thấy rất căng thẳng, bi quan, không ngủ được, lo âu nhiều, thậm chí xuất hiện ảo thanh trong đầu,…

Nếu không điều chỉnh được những biểu hiện này trong một tuần, bệnh trầm cảm của người phụ nữ sẽ tiến triển nặng hơn, còn được gọi là loạn thần sau sinh. Đỉnh cao phát bệnh này là sau khi sinh 10-15 ngày, có thể kéo dài trong vòng 3 tháng.

Nếu phát hiện bệnh lần đầu, đa số phụ nữ sau sinh ở trong tình trạng loạn thần, có ảo giác, hoang tưởng. Đó là nguyên nhân nhiều mẹ đã giết chính đứa con của mình hoặc tự sát khi mắc căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trong quá trình mang thai, nồng độ estrogen và các chất dưỡng thai cao. Khi sinh con xong, nồng độ các chất này bị giảm đột ngột sinh ra các rối loạn tâm thần sau sinh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Những điều cần nhớ về chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh  - cứu mình trước khi người khác cứu

Trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh nguy hiểm, để tránh gây ra những hậu quả nặng nề ngay chính bản thân người mẹ cần chủ động phòng chống bệnh trầm cảm bằng cách:

- Không nên để mình nhàn rỗi chân tay: Vì khi nhàn rỗi chân tay nhiều, đầu óc sẽ hoạt động. Và khi đầu óc hoạt động nhiều dưới tác dụng của xáo trộn hormone sau sinh, kết quả có thể là dẫn đến những điều tồi tệ.

-  Không nên ngồi trong phòng kín, thiếu ánh sáng: Ánh nắng rất tốt cho người trầm cảm.

-  Nói với càng nhiều người càng tốt: Nói ra không phải để họ giúp mình, mà để tự mình giúp mình, vì mỗi lần nói ra được với 1 người, cảm giác gánh nặng của mình được đẩy đi một ít.

-  Không ngon miệng vẫn phải ăn: Ăn những thứ dễ hấp thụ nhất và nhiều vitamin nhất. Uống thêm các loại vitamin và viên sắt rất có ích.

-  Dùng thêm thuốc nếu có điều kiện.

- Cố gắng đừng dính vào mạng ảo: Thế giới đó quá thừa những chuyện tiêu cực, bi lụy mà lúc tỉnh táo, bạn có thể lướt qua không mảy may rung động, tuy nhiên khi đã sa vào bẫy trầm cảm rồi, thì con chỉ bị muỗi cắn mà lên mạng search cũng ra cả đống bệnh kinh hoàng, rồi ngày đêm lo sợ, vác con đi hết chỗ này chỗ kia khám chỉ để nhận lại một rổ mắng mỏ của bác sĩ rằng mẹ hoang tưởng.

Bệnh trầm cảm sau sinh cần phải được điều trị sớm và có sự kết hợp với chính thái độ cũng như lối sống của bệnh nhân. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Trầm cảm sau sinh

Nên đi khám chữa bệnh trầm cảm sau sinh ở đâu?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên là Yến. Tôi có một người quen bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh nhưng tôi lại chưa thực sự hiểu rõ về căn...
Các phương pháp giảm trầm cảm sau sinh tại nhà mà phụ nữ nên biết
Khoảng 80% những người mới làm mẹ trải qua những thay đổi tâm lý nặng, được gọi là baby blues, và 10% bị trầm cảm nặng sau sinh trong năm đầu tiên....
13 cách đơn giản giúp giảm lo âu và căng thẳng hiệu quả
Cuộc sống ngày càng hiện đại hóa khiến căng thẳng và lo âu nặng nề hơn bào giờ hết. Dường như chúng đã trở thành những trải nghiệm...
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm sau sinh?
Hiện này, tình trạng trầm cảm sau sinh và các rối loạn tâm lý sau sinh ngày càng phổ biến. Theo thống kê, có 70% phụ nữ gặp phải...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh trầm cảm sau sinh
Chào bác sĩ em năm nay 21 tuổi, mới sinh em bé được 3 tuần và là con đầu tiên, trong quá trình mang thai đi khám thì bác...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Mai Anh

    Trầm cảm có thể gây ra những hậu quả đáng sợ như vậy sao

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung