Bị nghẹn thì phải xử lý như thế nào?

Bị nghẹn thì phải xử lý như thế nào?

Chào bác sĩ, mẹ tôi năm nay 65 tuổi. Bà ăn thường hay bị nghẹn và mỗi lần như vậy tôi rất lo lắng. Vậy bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi nên làm như thế nào để xử lý và điều trị khi bị nghẹn không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn, trước tiên cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nỗi lo lắng của bạn có lẽ cũng là nỗi lòng của nhiều người con khi có cha mẹ đã già. Nghẹn là một triệu chứng có thể xuất hiện ở cả người trẻ lẫn người già. Để giúp bạn có được câu trả lời, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin như sau:

1. Nghẹn là gì?

2. Nguyên nhân gây ra nghẹn

3. Biến chứng của nghẹn

4. Biện pháp xử lý khi bị nghẹn

5. Biện pháp phòng chống

1. Triệu chứng nghẹn là gì?

Nghẹn xảy ra khi một mẩu thức ăn, một vật, hay chất lỏng bị mắc kẹt trong cổ họng. Trẻ em thường bị nghẹn do nuốt vật lạ vào trong miệng. Người lớn thường bị nghẹn vì ăn uống quá nhanh. Hầu hết mọi người đều bị nghẹn vài lần trong trong cuộc đời của họ. Nó thường xảy ra nhanh và không gây nguy hiểm thực sự. Tuy nhiên, nghẹn vẫn có thể nguy hiểm và gây ra các biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Một người bị nghẹn có thể ho liên tục cho đến khi họ đẩy thức ăn hoặc chất lỏng khỏi cổ họng hoặc đường thở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đồ vật, thức ăn, hoặc chất lỏng nằm kẹt trong cổ họng và ngăn quá trình trao đổi khí diễn ra.

Khi bị nghẹn sẽ không có khả năng:

  • Nói
  • Ho
  • Thở 

Môi, da, móng của những bệnh nhân bị nghẹn có thể sẽ xanh xao đến tím tái do thiếu oxy. Bệnh nhân thường dùng hai tay đặt trước cổ họng để cho bạn biết họ đang mắc nghẹn.

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng nghẹn

Tình trạng nghẹn ở trẻ em

Trẻ em thường bị nghẹn khi để đồ vật vào miệng vì tò mò muốn khám phá. Tuy nhiên, chúng cũng có thể bị nghẹn khi ăn quá nhanh hoặc nói chuyện khi đang nhai. Các đồ vật phổ biến mà trẻ em thường bị nghẹn là:

  • Bắp rang bơ 
  • Viên kẹo 
  • Gôm bút chì
  • Cà rốt, đậu phộng, cà chua, xúc xích 
  • Kẹo cao su 
  • Trái nho, trái cherry

Nguyên nhân gây ra nghẹn

Nguyên nhân gây ra nghẹn

Tình trạng nghẹn ở người lớn

Người lớn thường bị nghẹn khi nuốt thức ăn mà không nhai đúng cách hoặc khi cười trong khi ăn hoặc uống.

3. Biến chứng của nghẹn

Các biến chứng của nghẹt thở bao gồm kích ứng cổ họng, tổn thương cổ họng, và tử vong vì ngạt thở.

4. Biện pháp xử lý và điều trị khi bị nghẹn

Sử dụng phương pháp “Năm và Năm” của Hội Chữ thập đỏ để điều trị cho người bị nghẹn. Dùng gót bàn tay của bạn để đánh vào lưng người bị nghẹn 5 lần giữa hai xương bả vai. Thực hiện các bước theo phương pháp sơ cứu Heimlich 5 lần. Thưc hiện thay thế liên tiếp giữa hai biện pháptrên  cho đến khi người đó không còn bị nghẹn nữa.

Thực hiện động tác theo các bước của Heimlich:

  • Đứng đằng sau người bị nghẹn và vòng tay quấn quanh eo của họ.
  • Người bị nghẹn đứng hơi ngả đầu ra phía trước
  • Bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành từ dưới lên trên.

Phương pháp sơ cứu Heimlich 5 lần

Phương pháp sơ cứu Heimlich 5 lần

Lặp lại phương pháp này năm lần.

Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục bị nghẹn, lặp lại các bước thêm 5 lần nữa.

Nếu bệnh nhân bất tỉnh, hãy làm sạch đường thở ngay khi có thể.nếu có thể. Tuy nhiên,nên cẩn thận khi đưa tay vào họng ,miệng người bị nghẹn vì bạn có thể vô tình đẩy vật vào sâu hơn. Gọi cấp cứu và sau đó bắt đầu các biện pháp sơ cứu hồi sinh tim phổi CPR.

CPR:

  • Để thực hiện CPR, bạn nên đặt bệnh nhân nằm trên một bề mặt phẳng.
  • Quỳ xuống bên cạnh bệnh nhân và đặt tay vào giữa ngực, lòng bàn tay ấn xuống.
  • Đặt một bàn tay của bạn lên trên bàn tay còn lại, xen kẽ các ngón, nghiêng mình về phía trước và ấn nhanh. Đó được gọi là nén ngực.
  • Lặp lại quy trình này nhiều lần nếu cần.

Bước 1, 2 của phương pháp CPR

Bước 3, 4 của phương pháp CPR

Bước 5, 6 của phương pháp CPR

Phương pháp CPR

Không thực hiện phương pháp “Năm và năm” đối với trẻ em. Bạn chỉ nên thực hiện thủ thuật Heimlich cho trẻ.

5. Biện pháp phòng chống nghẹn

Bạn có thể ngăn ngừa trẻ bị nghẹn bằng cách giữ cho khu vực chơi của trẻ không có các đồ vật nhỏ, chẳng hạn như đồng tiền, những cục gôm và các khối lắp ráp nhỏ,... Cắt thức ăn của con bạn thành từng miếng nhỏ, để bé nuốt dễ dàng hơn. Khuyên con bạn không nói chuyện trong lúc ăn. Ngăn ngừa nghẹn xảy ra bằng cách ăn chậm nhai kĩ, tránh nói chuyện hoặc cười trong khi ăn.

Rất hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Duy Phong

    Bà tôi sang năm nay ăn thường bị nghẹn khiến gia đình tôi rất lo lắng. May sao đọc được bài viết này của bác sĩ cũng thấy đỡ lo, còn biết đường mà xử lý khi thấy bà bị nghẹn.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung