Chứng ngại giao tiếp xã hội

Chứng ngại giao tiếp xã hội

Cháu chào bác sĩ, cháu tên là Phương. Dạo gần đây cháu có nghe đến một triệu chứng bệnh là ngại giao tiếp xã hội. Cháu chưa hiểu rõ về triệu chứng này lắm, nó có giống ngại giao tiếp với người lạ không ạ. Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn cho cháu không ạ. Cháu cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn Phương, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và sau đây các bác sĩ xin thông tin đến bạn một số đặc điểm của triệu chứng ngại giao tiếp xã hội như sau:

1. Ngại giao tiếp xã hội là gì

2. Biểu hiện của chứng ngai giao tiếp xã hội

3. Nguyên nhân gây ra ngại giao tiếp

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Chứng bệnh ngại giao tiếp xã hội là gì?

Sẽ là điều khá là bình thường nếu bạn cảm thấy lo lắng trong một số tình huống ngoài xã hội. Ví dụ, đi hẹn hò hoặc biểu diễn một bài thuyết trình có thể mang lại cảm giác lâng lâng trong người bạn. Nhưng ở chứng ngại giao tiếp xã hội (tên tiếng Anh là social anxiety disorder hoặc social phobia), các tương tác hàng ngày đều có thể gây lo lắng, sợ hãi, bối rối đáng kể bởi nỗi lo bị đánh giá và phán xét bởi người khác.

Chứng ngại giao tiếp xã hội là một tình trạng mạn tính về mặt sức khỏe tâm thần, nhưng điều trị như tư vấn tâm lí, điều trị thuốc và học các kĩ năng đối phó có thể giúp bạn đạt được sự tự tin và cải thiện khả năng tương tác với mọi người xung quanh.

2. Những biểu hiện của chứng ngại giao tiếp xã hội bệnh lý

Cảm giác nhút nhát hoặc không thoải mái ở một số trường hợp nhất định không hẳn là dấu hiệu của chứng ngại giao tiếp, đặc biệt ở trẻ em. Các mức độ thoải mái trong các tình huống xã hội rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc tính mỗi người và kinh nghiệm sống của họ. Một số người thì kín đáo dè dặt một số người thì thoải mái hơn.

Trái với sự lo lắng mỗi ngày, chứng ngại giao tiếp xã hội gồm có nỗi sợ hãi, lo âu làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của bạn, việc học tập ở trường hoặc các hoạt động khác.

Các biểu hiện về cảm xúc và hành vi

Chứng ngại giao tiếp xã hội bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài sau:

  • Nỗi sợ về tình huống bạn sẽ bị phán xét.
  • Lo lắng khi bản thân bị bối rối hoặc bẽ mặt.
  • Lo ngại bạn sẽ làm xúc phạm ai đó.
  • Lo lắng tột cùng khi tương hoặc nói chuyện với người lạ.
  • Sợ người khác để ý rằng bạn đang lo lắng.
  • Sợ các triệu chứng thực thể có thể khiến bạn bối rối, như đỏ mặt, đổ nhiều mồ hôi, run rẩy hoặc giọng nói bị run.
  • Tránh làm việc hoặc nói chuyện với người khác vì sợ bị bối rối.
  • Tránh các tình huống làm mình có thể là trung tâm của sự chú ý.
  • Nỗi lo đề phòng về một hoạt động hoặc sự kiện khiến mình sợ hãi.
  • Dành thời gian sau một tình huống xã hội phân tích thành tích của bạn và nhận ra các thiếu sót trong tương tác của bạn.
  • Dự đoán một kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra từ một kinh nghiệm tiêu cực trong một tình huống xã hội.

Ngại giao tiếp là một trong những triệu chứng điển hình liên quan đến bệnh lý tâm thần kinh, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nên đi khám sớm tìm ra nguyên nhân, điều trị để cuộc sống trở lại bình thường.

Đối với trẻ em, lo lắng tương tác với người lớn hoặc bạn cùng lứa có thể biểu hiện bởi việc khóc lóc, tính khí cáu kỉnh, bám theo cha mẹ hoặc từ chối nói chuyện ở một số tình huống xã hội.

Biểu hiện thực thể

Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể đôi khi đi kèm chứng ngại giao tiếp xã hội và có thể bao gồm:

Tránh các tình huống xã hội bình thường

Thông thường, những người bị mắc chứng ngại giao tiếp xã hội sẽ rất khó khăn khi phải trải qua  những công việc hàng ngày, ví dụ:

  • Sử dụng toilet công cộng
  • Tương tác với người lạ
  • Ăn trước mặt người khác
  • Giao tiếp bằng mắt
  • Bắt đầu cuộc nói chuyện
  • Hẹn hò
  • Tham gia các buổi tiệc hoặc các buổi họp mặt xã hội
  • Đi làm hoặc đi học
  • Vào phòng đã có người ngồi sẵn
  • Trả lại đồ cho cửa hàng

Triệu chứng ngại giao tiếp xã hội

Các biểu hiện của chứng ngại giao tiếp có thể thay đổi theo thời gian. Chúng có thể bùng phát nếu bạn đang đối mặt với căng thẳng. Mặc dù việc tránh các tình huống gây lo lắng có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn, nhưng nỗi lo của bạn sẽ tồn tại kéo dài nếu bạn không điều trị.

3. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ngại giao tiếp xã hội

Cũng giống như các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chứng ngại giao tiếp xã hội có thể xuất phát từ sự tương tác phức tạp giữa di truyền và môi trường. Các nguyên nhân có thể bao gồm:

Đặc tính di truyền: Các rối loạn lo âu có xu hướng đi theo gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được rõ ràng rằng bao nhiêu trong số này là do di truyền hay do từ hành vi học được.

Cấu trúc bộ não: Một cấu trúc trong bộ não có tên là hạnh nhân (tên tiếng Anh là amygdala) có thể đóng vai trò trong việc kiểm soát sự đáp ứng lại với nỗi sợ. Ở một số người cấu trúc này làm việc quá mức có thể phản ứng lại nỗi sợ mạnh mẽ hơn bình thường, làm tăng sự lo lắng trong một số tình huống xã hội.

Môi trường: Chứng ngại giao tiếp xã hội có thể là một hành vi học được. Bạn có thể xuất hiện tình trạng này sau khi chứng kiến hành vi lo lắng của một ai đó. Hơn nữa, có thể có mối liên quan giữa chứng ngại giao tiếp xã hội và các bậc cha mẹ có xu hướng kiểm soát và bảo bệ con mình.

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy sợ hoặc tránh các tình huống xã hội bình thường bởi vì chúng làm bạn bối rối, lo lắng và hoảng sợ. Nếu nỗi lo này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, gây căng thẳng trầm trọng và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, bạn có thể mắc chứng ngại giao tiếp xã hội hoặc các tình trạng về mặt tâm thần khác. Tình trạng này đòi hỏi cần phải được điều trị.

Chứng ngại giao tiếp xã hội cũng là một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm thường gặp nhất. Chính vì vậy bạn nên cảnh giác khi thấy bản thân hoặc người thân có triệu chứng này vì rất có thể bị mắc bệnh trầm cảm. Để điều trị chứng ngại giao tiếp xã hội, nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh để được khám và có các phương án điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân vượt qua được chứng bệnh này. 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn Phương. Bạn có thể đặt khám bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ bạn. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm!



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hải Anh

    Tôi không thích ra ngoài, lúc nào cũng muốn ở một mình. Nhưng tôi không hiểu được tình trạng của mình cho đến khi đọc được bài viết. Có lẽ tôi nên đi khám bác sĩ.

    06/10/2017
  • Lê Thiên Nhâm

    Em gái tôi cũng có triệu chứng này, tôi lo em mình mắc bệnh trầm cảm. Nên đã đưa em ấy đi khám, sau khi được điều trị bệnh tình đã thuyên giảm.

    29/09/2017
  • Hoàng Yến

    Bà chị tôi cũng vì có triệu chứng này nên bố mẹ ép đi khám và phát hiện bị bệnh trầm cảm đấy mọi người ạ. Gia đình tôi đã phải làm rất nhiều cách để giúp chị ấy ra ngoài và giao tiếp với mọi người.

    28/09/2017
  • Trâm Anh

    Con tôi cũng có những triệu chứng như thế này khiến gia đình tôi hết sức lo lắng. Thật may vì đọc được bài viết này của bác sĩ, gia đình tôi đã hiểu vấn đề con mình gặp phải và đưa cháu đi khám.

    19/09/2017
  • Nghiêm Văn Xuân

    Tôi thấy mình cũng đang dần có triệu chứng này, tôi không muốn tiếp xúc với bất cứ ai, chỉ muốn ở trong phòng một mình. Tôi cũng không tìm thấy niềm vui khi ở bên người khác. Sau khi đọc đươc bài viết này, tôi nghĩ có lẽ mình nên đi khám bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ bài viết này.

    06/09/2017
Trúc Nguyễn (27/08/2021)
Tôi mắc chứng này từ khi tôi 5 tuổi mặc dù tôi đã cố gắn để giao tiếp nhưng không thể, có cách nào ngăn ngừa không ạ :(((
Tròn Hoàng (14/08/2021)
Tôi ở nhà 8 năm nay rồi
duc ho (11/03/2020)
Tôi bị triệu chứng này :(
Thủy Tiên (24/10/2018)
Tôi thấy mình có nhiều triệu chứng lắm. Bị mấy năm rồi đó. Bình thường chỉ thích ở nhà, không thích nói chuyện với người khác dù là người trong nhà. Mỗi lần nhìn thấy họ là cứ lo lắng lên, đau đầu, lú lẫn không biết làm gì. Đôi chỉ chỉ thích nói chuyện với trẻ con và người già. Đi chung một đám người mà không mở miệng được một lời mặc dù râts muốn nói.
Đinhtrungluu (21/02/2020)
Chị có cách điều trị chứ ạ, e cũng đang bị, em buồn quá chị có thể gọi em qua số này để tư vấn giúp e dc ko ạ 0969406432
duc ho (11/03/2020)
Tôi cũng muốn tham khảo các cách điều chị bệnh này :(
trần ngọc (04/05/2018)
tôi là trưởng phòng của 1 bộ phận của công ty nước ngoài mức lương cũng tương đối ổn. Nhưng tôi luôn lo lắng và ngại giao tiếp với mọi ngườì. Luôn luôn bất an . Tình trạng này có nguy hiểm không xin cho tôi 1 lời khuyên..
Tôi xin cảm ơn
Đinhtrungluu (21/02/2020)
Anh là trưởng phòng rồi mà vẫn bị bệnh này ạ :(

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung