Đau khuỷu tay - nguyên nhân và cách giảm đau

Đau khuỷu tay - nguyên nhân và cách giảm đau

Chào bác sĩ. Mấy ngày nay khuỷu tay tôi bị đau, mỏi không rõ nguyên nhân. Cơn đau tăng lên vào buổi tối và sáng sớm khiến tôi rất khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Mọi người khuyên tôi mua thuốc về uống nhưng tôi băn khoăn không biết đau khuỷu tay là bệnh gì? Mong bác sĩ sớm giải đáp, xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã có câu hỏi gửi tới các bác sĩ. Với thắc mắc “đau khuỷu tay là bệnh gì?” chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Đau khuỷu tay là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau khuỷu tay

3. Đau khuỷu tay là dấu hiệu của bệnh gì

4. Điều trị đau khuỷu tay 

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

 

1. Đau khuỷu tay là gì?

Khuỷu tay nằm giữa 2 cấu trúc lớn và mạnh mẽ đó là cánh tay và cẳng tay. Khớp khuỷu có 3 vùng xương nhô ra, nơi đó có các gân bám vào. Bên ngoài khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài, nơi bám các nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Bên trong khuỷu có mỏm trên lồi cầu trong, nơi bám các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Xung quanh các khớp vùng khuỷu có dây chằng và bao khớp. Chức năng khuỷu tay là gập duỗi và xoay cẳng tay.

Đau khuỷu tay là triệu chứng thường gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, té ngã, tuổi tác…Đau khuỷu tay là bệnh gì cũng là thắc mắc chung của nhiều người khi thấy biểu hiện này kéo dài.

2. Nguyên nhân gây đau khuỷu tay

Đau khuỷu tay có nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có thêm những dấu hiệu riêng biệt. Đau nhức khuỷu tay có thể xuất phát từ các tác nhân sau:

- Do chèn ép thần kinh trong: Thoái hoá cột sốngthoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay,… 

- Do viêm gân:

  • Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng tennis elbow): Các gân cơ bám lồi cầu ngoài bị tổn thương, chủ yếu do các hoạt động như: lau chùi cửa, chơi tennis, cầm vặn ốc, nghề thợ mộc, họa sĩ,…
  • Viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf): Các gân bên trong khuỷu tay bị căng quá mức do chơi golf, đóng đinh,…

- Do viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu.

- Do chấn thương khớp khuỷu gây bong gân, giãn cơ đột ngột, gãy xương, trật khớp,…

3. Đau khuỷu tay có thể báo hiệu một số bệnh sau:

- Bệnh khớp khuỷu: viêm khớp do nhiễm khuẩn hay viêm không do nhiễm khuẩn; bệnh khớp chuyển hóa (bệnh gút hay vôi hóa sụn khớp nhưng hiếm gặp ở khuỷu). Thoái hóa khớp khuỷu thường là thứ phát sau chấn thương hay sau các vi sang chấn lặp lại (do kết quả của hoạt động nghề nghiệp hay luyện tập thể thao).

- Viêm lồi cầu xương cánh tay: Viêm lồi cầu xương cánh tay thường xảy ra ở người trên 30 tuổi, có thể gặp sớm hơn ở những vận động viên thể thao. Biểu hiện là đau ở mặt ngoài khuỷu tay, ở vị trí bám tận của gân lồi cầu. Đau lan dọc theo cẳng tay, tăng lên khi làm các động tác gấp duỗi khuỷu tay hay sấp ngửa bàn tay, khi ấn vào lồi cầu khuỷu tay.

Triệu chứng đau khuỷu tay

4. Cách điều trị đau khuỷu tay hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân gây đau sẽ có cách điều trị phù hợp. Một số cách chữa đau khuỷu tay thường được áp dụng là: dùng thuốc điều trị, thực hiện vật lý trị liệu hay kết hợp cả hai.

Khi hiện tượng đau khuỷu tay mới xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau tại chỗ đơn giản như sau:

  • Chườm đá: Trong trường hợp bị đau khuỷu tay nhẹ thì biện pháp đơn giản và tối ưu mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, giúp giảm sưng đau hiệu quả là chườm đá. Hãy thực hiện chúng 3 lần mỗi ngày tại vị trí đau.
  • Nghỉ ngơi, hạn chế vận động: Người bị đau khớp khuỷu tay nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh, đặc biệt là chơi thể thao cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.
  • Sử dụng một băng nén để giảm sưng.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu đau khuỷu tay chỉ do chấn thương bên ngoài thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi, chườm đá và hạn chế vận động trong vòng vài ngày, cơn đau sẽ hết. Tuy nhiên, nếu đây lại là biểu hiện của những bệnh lý xương khớp nguy hiểm hơn như đau, sưng và bầm tím quanh khớp, khó di chuyển khuỷu tay thì việc điều trị sẽ cần có ý kiến chuyên môn của bác sĩ. Vì vậy, nếu như bạn bị đau khuỷu tay trong thời gian dài dù đã thực hiện những cách trên mà không có hiệu quả, hoặc có có triệu chứng khuỷu tay bị biến dạng, xương nhô ra hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Trong trường hợp của bạn, khi mà triệu chứng đau khuỷu tay đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể đặt khám với bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phạm Minh Khang

    Tôi nhớ có một lần bị trật khớp ở khuỷu tay. Phải nói là đau dã man. Tôi nhớ lúc đó phải đi nắn lại, đến vài tuần sau nó mới khỏi.

    08/02/2018
  • Trần Thị Kim thanh

    Tôi bị tai nạn và bị chấn thương ở khuỷu tay, sau lần đó tôi cảm thấy đau ở khuỷu tay, đi khám thì bác sĩ bị bong gân. Hiện nay tôi đã khỏ hẳn không còn thấy đau ở khuỷu tay nữa.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Mai

    Tôi vẫn thường hay bị đau ở khuỷu tay. Được người quen chia sẻ bài viết này. Sau khi đọc tôi đã biết rõ hơn về triệu chứng này. Cảm ơn bác sĩ.

    06/10/2017
  • Tiến Thành

    Thường thì mọi người thường ngại đi khám khi có các triệu chứng đau như đau khuỷu tay. Nhưng lại không biết rằng có rất nhiều căn bệnh có thể gây ra đau khuỷu tay. Tôi vẫn nghĩ nên đi khám bệnh thường xuyên thì sẽ tốt hơn.

    29/09/2017
  • Trần Thị Xuyên

    Bài giải đáp rất hay và hữu ích

    26/07/2017
Đặng Hồng Duy (08/02/2018)
Trước đây tôi cũng bị đau khuỷu tay do chấn thương. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác đau lúc đó, thật sự rất là đau. Tuy nhiên tôi chườm đá mấy ngày thì không còn cảm thấy đau nữa.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung