Nguyên nhân gây ra căng thẳng, stress và cách chữa trị

Nguyên nhân gây ra căng thẳng, stress và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Thu. Thời gian gần đây tôi lúc nào cũng thấy mình đang trong tình trạng căng thẳng. Từ công việc nhà đến công việc trên công ty khiến tôi cảm thấy mệt mỏi và chán nản vô cùng. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Trả lời:

Chào bạn Thu, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong cuộc sống thì sẽ có những lúc chúng ta rơi vào tình trạng bị căng thẳng hay còn gọi là stress. Sau một thời gian khi bạn đã lấy lại được cân bằng thì stress sẽ hết, tuy nhiên trong một số trường hợp stress là dấu hiệu cho một căn bệnh tâm lý. Để khắc phục được tình trạng của mình, bạn Thu cần phải xác định được tình trạng của mình cũng như mức độ stress của mình. Một số thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

Note: nếu như bạn cảm thấy mình đang bị stress nặng và chưa có cách đối phó hiệu quả. Hãy thao khảo sự tư vấn từ bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm lý sẽ chia sẻ cho bạn cách để giảm stress và tăng cường sức khỏe.  Hãy liên hệ tới bác sĩ theo số 1900 1246 hoặc hotline 0886006167 

Tóm tắt nội dung

1. Căng thẳng (Stress) là gì?

2. Biểu hiện của căng thẳng (Stress)

3. Tác động của Stress mạn tính

4. Nguyên nhân gây ra căng thẳng (Stress)

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Căng thẳng (Stress) là gì?

Sự căng thẳng là cách phản ứng của cơ thể với các đòi hỏi khẩn cấp hoặc các mối đe dọa bất kỳ. Khi bạn cảm thấy nguy hiểm - cho dù đó là thật hay tưởng tượng - cơ chế bảo vệ của cơ thể sẽ kích hoạt một quá trình tự động và nhanh chóng được gọi là phản ứng "chiến đấu hoặc trốn chạy" hay "chống lại căng thẳng".

Phản ứng với căng thẳng là cách bảo vệ của cơ thể. Trong cuôc sống làm việc hàng ngày, nó sẽ giúp bạn tập trung, tràn đầy năng lượng và tỉnh táo. Trong những tình huống khẩn cấp, căng thẳng sẽ giúp cứu mạng của chúng ta – ví dụ như tăng cường thêm sức mạnh để tự bảo vệ, hoặc cảnh báo bạn trước những nguy hiểm để tránh gặp tai nạn.

Căng thẳng cũng có thể giúp bạn luôn nỗ lực để đương đầu với những thách thức. Đó là điều giúp bạn đứng vững khi đang thuyết trình tại nơi làm việc, khiến bạn tập trung cao độ khi bạn đang cố gắng chiến thắng một trò trơi hoặc tập trung vào việc học trước một kỳ thi thay vì xem TV. Nhưng nếu căng thẳng quá nhiều và kéo dài, căng thẳng sẽ không giúp ích và có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tâm trạng, năng suất, mối quan hệ và chất lượng cuộc sống của bạn.

2. Các dấu hiệu và biểu hiện của căng thẳng (Stress)

Điều nguy hiểm nhất của căng thẳng là chúng có thể dễ dàng kiểm soát bạn. Bạn đã quá quen với căng thẳng. Bắt đầu cảm thấy quen thuộc - thậm chí bình thường với chúng. Bạn không còn nhận thấy chúng ảnh hưởng bao nhiêu đến bạn, ngay cả khi nó đang gây tác hại nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao phải nhận thức được các dấu hiệu cảnh báo và các triệu chứng phổ biến của sự căng thẳng quá mức.

Các triệu chứng nhận thức:

  • Vấn đề về bộ nhớ
  • Không có khả năng tập trung
  • Đánh giá các tình huống kém
  • Chỉ nhìn thấy các mặt tiêu cực
  • Bồn chồn hoặc suy nghĩ dồn dập
  • Liên tục lo lắng

Các triệu chứng cảm xúc:

  • Trầm cảm hoặc không cảm thấy vui vẻ
  • Lo lắng và kích động
  • Buồn phiền, cáu kỉnh, hoặc tức giận
  • Cảm thấy quá tải
  • Cô đơn và cô lập
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc tình cảm khác

Các triệu chứng thể xác:

Các triệu chứng hành vi:

  • Có thể ăn ít hoặc nhiều hơn
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
  • Cô lập khỏi mọi người 
  • Trì hoãn hoặc thờ ơ với mọi trách nhiệm
  • Sử dụng rượu, thuốc lá hoặc thuốc để thư giãn
  • Động tác thói quen do thần kinh (ví dụ như cắn móng, bước qua bước lại)

3. Tác động của Stress mạn tính

Thực ra Hệ thống thần kinh của bạn khá khó khăn trong việc phân biệt giữa các mối đe dọa tâm lý và thể chất. Ví dụ như bạn tranh cãi gay gắt với bạn bè, hay chịu áp lực về công việc, cơ thể bạn có thể phản ứng mạnh mẽ như thể bạn đang phải đối mặt với một tình huống thực sự nguy hiểm. 

Nếu bạn có xu hướng bị căng thẳng thường xuyên - như nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt trong cuộc sống hiện đại, cơ thể của bạn sẽ  phản ứng và trở nên căng thẳng hầu hết thời gian. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.

Ví dụ như nó có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch của bạn, làm rối loạn hệ thống tiêu hóa và sinh sản của bạn, tăng nguy cơ đau timđột quỵ, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Nó thậm chí có thể làm cho não trở nên yếu đuối, khiến bạn dễ bị lo lắng, trầm cảm, và các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.

Nguyên nhân gây ra căng thẳng stress

Các vấn đề sức khoẻ do stress bao gồm:

  • Trầm cảm và lo lắng
  • Đau ở bất cứ dạng nào
  • Vấn đề về giấc ngủ
  • Bệnh tự miễn dịch
  • Các vấn đề về tiêu hóa
  • Các bệnh về da, chẳng hạn như bệnh chàm eczema
  • Bệnh tim
  • Vấn đề cân nặng
  • Các vấn đề sinh sản
  • Các vấn đề suy nghĩ và trí nhớ

4. Nguyên nhân gây ra căng thẳng (Stress)

Chúng ta thường cho rằng những tác nhân gây căng thẳng thường tiêu cực, chẳng hạn như lịch làm việc dày đặc hoặc mối quan hệ không rõ ràng... Tuy nhiên, bất cứ điều gì đặt ra yêu cầu cao đối với bạn đều có thể gây căng thẳng. Điều này bao gồm cả các sự kiện tích cực như kết hôn, mua nhà, đi học đại học, hay thậm chí như nhận khuyến mại.

Tất nhiên, không phải tất cả các nguyên nhân gây căng thẳng là do các yếu tố bên ngoài. Căng thẳng cũng có thể là nội tại như khi bạn lo lắng quá nhiều về một thứ gì đó có thể hoặc không thể xảy ra, hoặc có những suy nghĩ vô lý, bi quan về cuộc sống.

Cuối cùng, có những căng thẳng phụ thuộc nhận thức của bạn về chúng. Một trường hợp cơ bản là những gì gây căng thẳng cho bạn có thể không gây căng thẳng cho người khác; họ thậm chí có thể thích thú nó. Ví dụ, đi làm buổi sáng có thể khiến bạn lo lắng và căng thẳng bởi vì bạn cứ lo lắng về việc kẹt xe sẽ làm bạn đến trễ. Tuy nhiên những người khác có thể tìm thấy sự thư giãn trong chuyến đi bởi vì họ đi làm sớm hơn và thưởng thức nhạc trong khi lái xe.

Nguyên nhân bên ngoài thường gặp của căng thẳng:

  • Những thay đổi lớn trong cuộc sống 
  • Việc làm hoặc trường học
  • Mối quan hệ trở ngại
  • Vấn đề về tài chính
  • Quá bận rộn
  • Con cái và gia đình

Các nguyên nhân nội tại thường gặp của căng thẳng:

  • Chủ nghĩa bi quan
  • Không thể chấp nhận sự những thứ không chắc chắn
  • Suy nghĩ cứng rắn, thiếu linh hoạt
  • Tự nói xấu bản thân
  • Kỳ vọng / cầu toàn thiếu thực tế
  • Thái độ hoặc là tất cả hoặc không có gì cả

10 sự kiện căng thẳng nhất trong cuộc đời

Theo thang đo mức độ căng thẳng của Holmes và Rahe đã được công bố rộng rãi, đây là 10 sự kiện căng thẳng hàng đầu đối với người lớn có thể dẫn tới bệnh tật:

  • Cái chết của vợ/chồng
  • Ly hôn
  • Ly thân
  • Sự tống giam
  • Cái chết của một thành viên thân thiết trong gia đình
  • Thương tích hoặc bệnh tật
  • Kết hôn
  • Mất việc 
  • Hoà giải hôn nhân 
  • Nghỉ hưu

Phương án điều trị

Bạn Thu nên học cách để giải tỏa những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Cách tốt nhất là cố gắng cân bằng lại cuộc sống của mình, đồng thời cho mình những khoảng thời gian để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên nếu tình trạng căng thẳng kéo dài thì bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bạn có thể hẹn khám với bác sĩ Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 1 số gợi ý: 

Cười nhiều hơn mỗi ngày: Hãy làm cho cuộc sống của bạn luôn tràn ngập tiếng cười, bạn hãy sử dụng khiếu hài hước của mình để nụ cười luôn nở trên môi của bạn du có chuyện gì xảy ra. Đừng để stress sẽ lấy đi những nụ cười của bạn.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên tập thể thao sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Quan trọng hơn hết là hãy lựa chọn cho mình một môn thể theo yêu thích để theo đuổi, đam mê nó sẽ là một liều thuốc hữu hiệu giúp bạn giải tỏa bệnh stress sau một ngày làm việc vất vả căng thẳng của bạn đấy.

Có đồng hồ sinh học khoa học: hãy ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Không ăn hoặc ngủ quá muộn điều này sẽ làm tăng căng thẳng cho bạn, thâm chí gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Học cách chấp nhận:Nếu bạn biết chấp nhận với thực tế thì nó sẽ giúp bạn giảm thiểu được rất nhiều những lần stress.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thiên Thanh

    Bài viết này sẽ rất hữu ích cho nhiều người

    29/09/2017
Trần Anh Đức (28/07/2018)
Tôi có những dấu hiệu .căng thẳng liên tục .gần như cả ngày .đầu óc nặng nề .khó tập trung .và hay lo âu .ngại chỗ đám đông .cảm giác bị cô lập .bác sĩ tư vấn giúp e với
Nguyễn Thị Kim phượng(06/06/2018)
Chào bác sĩ. Tôi cảm thấy mọi sự việc xung quanh Tôi đang xảy ra làm tôi có cảm giác bực bội, tôi cảm thấy không dám nói chuyện tâm sự và tin tưởng ai nữa cả chồng Tôi. Tôi sợ lại gần chồng và nhìn thấy cái gì cũng buồn bực. Xin hỏi bác sĩ thì tôi sắp đang có vấn đề về thần kinh không. Tôi cảm giác mệt mỏi muốn ngủ mà không ngủ được

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung