Nguyên nhân nào dẫn đến cảm giác bi quan?

Nguyên nhân nào dẫn đến cảm giác bi quan?

Chào bác sĩ, tôi tên là Vũ. Thời gian gần đây vợ tôi thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, luôn bi quan trong mọi việc dù rằng thực tế không đến mức như vậy. Vợ tôi không tin bất cứ việc gì sẽ thành công và thường buồn rầu. Tôi đã khuyên nhủ vợ tôi rất nhiều và cố làm mọi việc để cô ấy quan tâm nhưng không được. Tôi không hiểu vì sao vợ tôi lại như vậy, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Vũ, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua những gì bạn đã cung cấp, chúng tôi xác định được vợ bạn đang có triệu chứng bi quan. Để biết được những nguyên nhân gây ra tình trạng của vợ bạn, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:

1. Bi quan là gì?

2. Nguyên nhân gây ra bi quan

3. Nhận biết bi quan bệnh lý

4. Cách chăm sóc

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Bi quan là gì?

Bi quan (tên tiếng Anh là Pessimistic) là cảm giác thôi thúc bạn suy nghĩ về những chuyện tiêu cực. Những người bi quan thường tập trung vào những mặt tiêu cực của một vấn đề hơn là nhìn nhận vào những mặt tích cực của nó. Những người này thường chú ý tới những mặt tối của một sự kiện hoặc tình huống nào đó, trông đợi vào một kết quả tiêu cực hoặc mất niềm tin vào tương lai. Họ cũng có thể cảm thấy bất lực và tin rằng bất kì hành động nào cũng gây ra kết quả xấu. Họ có thể cảm thấy rằng bản thân là những thụ thể tiêu cực và thường thừa nhận thành công xảy ra là do một nhân tố nào đó không kiểm soát được gây ra. Lạc quan và bi quan không nhất thiết hoàn toàn đối lập. Một người vừa có thể lạc quan về vấn đề này nhưng lại bi quan về vấn đề khác. Các tình huống dưới đây khắc họa rõ hơn về cảm giác bi quan:

  • Bạn nghe điện thoại và cho rằng người gọi là người đòi tiền hoặc nhân viên tiếp thị qua điện thoại
  • Bạn đi dự một buổi tiệc và cho rằng buổi tiệc đó sẽ chán ngắt hoặc không thoải mái
  • Bạn đi phỏng vấn và tin rằng buổi phỏng vấn sẽ thất bại hoặc công việc đó sẽ thuộc về người khác vì lí do nào đó không liên quan tới khả năng của bạn

Bi quan có thể làm cuộc sống của bạn tồi tệ hơn, làm gia tăng các cảm xúc xấu trong bạn và thậm chí gây ra chứng lo âu, căng thẳng và trầm cảm. Một người bi quan luôn trông chờ vào kết quả tiêu cực thường có xu hướng dễ buồn phiền hoặc lo lắng.

2. Nguyên nhân gây ra bi quan

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác bi quan. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp:

  • Do các trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ: nếu bạn đã thất bại quá nhiều lần, bạn có thể tin rằng bạn không thể nào thành công được, điều đó dẫn tới cảm giác bi quan ở bạn. 
  • Do ảnh hưởng bởi những người xung quanh: bi quan không chỉ do các trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ mà còn gây ra bởi việc lắng nghe những người theo chủ nghĩa bi quan kể về các trải nghiệm của họ. Nếu bạn tiếp xúc nhiều với những người bi quan, bạn cũng có thể trở thành người như thế sau một khoảng thời gian ngay cả khi bạn chưa từng thất bại bao giờ.
  • Lòng tin: bi quan có thể xảy ra khi bạn có những niềm tin tiêu cực. Chúng làm bạn suy nghĩ tiêu cực và bạn tự cho rằng việc tồi tệ hơn sẽ xuất hiện. 
  • Yếu tố di truyền và môi trường: một vài nghiên cứu cho rằng một vài người sinh ra đã có gen bi quan. Tuy nhiên, nếu người đó có loại gen này thì chúng thường không hoạt động trừ khi người đó trải qua các trải nghiệm tồi tệ.
  • Ảnh hưởng bởi truyền thông, gia đình và bạn bè
  • Lo âu: người thường xuyên lo âu và người mắc rối loạn lo âu có thể suy nghĩ tới các viễn cảnh tồi tệ trong đầu họ.
  • Trầm cảm: người bị trầm cảm mất niềm tin vào việc đạt được những gì mà họ muốn. Khi một người bị mất niềm tin, họ sẽ cảm thấy rất bi quan vì họ không thể nghĩ tới bất kì viễn cảnh tích cực nào khác.
  • Tự ti: tự ti làm bạn nghĩ rằng mình không thể đạt được các mục tiêu đã đề ra và dẫn tới cảm giác bi quan

Nguyên nhân gây ra bi quan

3. Nhận biết nhanh tình trạng bi quan bệnh lý

  • Thường tập trung vào mặt tiêu cực ủa vấn đề hơn mặt tích cực
  • Bất lực, tin rằng bất kể việc gì cũng đem lại kết quả xấu
  • Thừa nhận bản thân là tiêu cực, không công nhận thành công do mình làm ra mà do yếu tố khác

4. Cách tự chăm sóc bản thân khi có cảm giác bi quan

Bi quan là cảm giác tồi tệ. Nó hủy hoại hy vọng và mọi khả năng thực hiện được của bạn. Do đó, hãy chiến đấu với nó để bạn có thể bảo đảm chất lượng cuộc sống của bạn và của người thân. Dưới đây là một vài cách hữu ích giúp bạn chống chọi lại cảm giác này:

  • Tìm ra lí do để sống: đó là thứ kéo bạn dậy, cho bạn sức mạnh để vượt qua bất kì khó khăn, thử thách nào
  • Tập trung vào những thứ có thể làm được, không phải những thứ không thể làm được
  • Đọc những câu chuyện truyền cảm hứng từ những người có cùng trải nghiệm. Chúng sẽ truyền cảm hứng cho bạn vì bạn biết những người khác đã vượt qua được những thứ mà bạn hiện đang trải qua. Hãy đọc chúng cùng với những người thân trong gia đình để họ cũng có thể hiểu được tâm trạng của bạn và giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.
  • Tham gia vào một nhóm hỗ trợ, họ sẽ giúp bạn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và cùng bạn chia sẻ những kinh nghiệm cũng như trải nghiệm của họ về cảm giác bi quan, từ đó bạn có thể cảm thấy vui vẻ hơn, ít bi quan hơn và nhìn mọi thứ khác đi
  • Kết bạn với những người lạc quan, họ sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn nhờ các suy nghĩ tích cực của họ trong nhiều tình huống và họ sẽ mang lại nhiều năng lượng tích cực đến cho bạn.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bi quan là một cảm xúc mà bạn có thể gặp vài lần trong đời. Tuy chúng có thể không gây hại nhiều tới cuộc sống của bạn nhưng chúng có thể làm bạn cảm thấy chán nản và mất hết hy vọng. Hãy đi khám bác sĩ nếu như bạn đã thử hết những cách ở trên nhưng không cải thiện được tình hình hoặc sự bi quan của bạn kéo dài quá lâu, làm bạn mệt mỏi và mất hết hứng thú làm những công việc hàng ngày. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra liệu cảm giác bi quan của bạn có phải do một rối loạn tâm lý như trầm cảm  gây ra hay không và cho bạn điều trị càng sớm càng tốt, nếu có.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn Vũ. Nếu tình trạng bi quan của vợ bạn kéo dài và ảnh hưởng xấu đến đời sống, bạn nên đưa vợ bạn đi khám để xác định bệnh lý. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hồng Ngọc

    Chị gái tôi cũng có cảm giác bi quan và lúc nào cũng chán nản không có hứng thú với mọi thứ. Tôi có đưa chị đi khám bác sĩ Phú thì mới được biết chị bị bệnh trầm cảm. Sau một thời gian dài điều trị cuối cùng bệnh tình của chị tôi cũng thuyên giảm.

    22/02/2018
  • Lê Vy

    Tôi thời gian này lúc nào cũng thấy bi quan và buồn bã. Sau khi đọc bài viết chia sẻ của bác sĩ, tôi quyết định sẽ đi khám bác sĩ để điều trị khắc phục tình trạng của mình.

    26/09/2017
Phạm Văn Quyết (22/02/2018)
Tôi cũng hay bi quan và còn cảm thấy lo lắng, bồn chồn. Tôi đi khám thì bác sĩ bảo bị bệnh rối loạn lo âu. Tôi thật sự cảm thấy mẹt mỏi với căn bệnh này. Nó khiến tôi rất khó tập trung khiến tôi không làm được việc gì ra hồn cả. Ngoài ra tôi luôn trong tình trạng lo lắng một việc gì đó cho dù việc đấy rất bình thường, tôi gần như chỉ suy nghĩ đến việc đó, tôi không thể nào loại bỏ suy nghĩ đó đi được. Đặc biệt căn bệnh này còn khiến tôi mất ngủ. Bây giờ tôi chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung