Phấn khích quá mức và kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Phấn khích quá mức và kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi có một người em gái 20 tuổi. Thời gian gần đây em tôi thường có những biểu hiện phấn khích quá mức và lúc nào cũng như vậy. Tôi đang rất lo lắng về tình trạng hiện tại của em gái, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua những gì bạn đã cung cấp, chúng tôi nhận thấy em gái bạn đang có triệu chứng phấn khích quá mức và kéo dài. Tuy nhiên, những thông tin bạn cung cấp là chưa đủ để chúng tôi xác định em bạn có đang bị bệnh hay không. Cách tốt nhất để bạn có thể hiểu đúng về tình trạng của em gái mình đó là bạn phải thực sự hiểu về triệu chứng mà em gái mình đang mắc phải. Một số thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

1. Phấn khích là gì?

2. Biểu hiện của phấn khích quá mức

3. Nguyên nhân dẫn đến phấn khích quá mức

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Phấn khích là gì?

Nhiều người nhận thấy rằng khi sự căng thẳng của bản thân đang có dấu hiệu tệ hơn, thì việc quá phấn khích (excess energy) và nhu cầu thỏa mãn của họ càng lúc càng rõ ràng hơn.

Phấn khích là một triệu chứng lo âu có thể không thường xuyên xuất hiện ở bệnh nhân, nhưng cũng có trường hợp lại hay phấn khích và có dấu hiệu kéo dài: chẳng hạn như người bệnh cảm thấy phấn khích bất chợt dù bình thường khi không có triệu chứng này, hoặc có thể cảm thấy mình luôn phấn khích trong mọi thời điểm.

2. Biểu hiện của phấn khích quá mức

Triệu chứng thuộc dạng lo âu này thường có các yếu tố sau:

  • Bạn cảm thấy phấn chấn đến mức có thể hoàn thành mọi việc rất nhanh và tìm những việc khác để làm tiếp.
  • Bạn có cảm giác rằng bạn cần phải chạy hay làm một việc gì đó với mong muốn để tiêu hao năng lượng của bạn thân.
  • Đôi lúc bạn không ngủ được khi tâm trí và cơ thể bạn như đang đi với tốc độ một triệu dặm trong một giờ.
  • Bạn có cảm khác khi mình đang hoạt động thì bản thân càng phấn khích hơn.
  • Bạn tự cảm thấy bản thân luôn “phấn khích” và “kích động”.
  • Bạn có cảm nhận rằng mình không thể nghỉ ngơi.
  • Một lưu ý khác của triệu chứng phấn khích đó là bạn có xu hướng hay bàn đến những chỉ tiêu hay dự án mới dù cho lịch trình của bạn đang rất kín. Việc mong muốn được làm những dự định mới luôn lấn át trong bản thân bạn. Một vài ví dụ có thể kể đến như việc chuyển nhà hay trang trí lại nhà cửa, đăng ký lớp học mới, tham gia vào một nhóm bạn hay nhóm làm việc mới, nuôi them thú cưng hay sắm sửa thêm đồ đạc vân..vân…Tất cả chỉ là vì bạn quá phấn khích và tràn đầy năng lượng.

Triệu chứng này có thể xuất hiện trước, đồng thời hoặc sau một triệu chứng cùa tình trạng lo âu hay sự lo lắng, sợ hãi hoặc căng thẳng của bản thân.

Mức độ của phấn khích có thể từ nặng đến nhẹ, từ trung bình đến cấp tính. Triệu chứng này xuất hiện rất bất chợt trong một khoảng thời gian rồi tự động lui dần. 

Khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn hoặc chuẩn bị đi ngủ, thì bạn thường có xu hướng phấn khích hơn. Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ ngọt cũng là một phần lý do làm bạn trở nên phấn khích hơn.

3. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng phấn khích quá mức

Hành vi bứt rứt của bản thân sẽ kích hoạt đáp ứng chống stress của cơ thể. Đáp ứng chống stress sẽ gây ra một số thay đổi về mặt tâm lý, sinh lý và cảm xúc của bạn để nâng cao khả năng chống chọi với các vấn đề nguy hiểm. Và cơ chế này thường được gọi là đáp ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (fight or flight).

Cơ chế bỏ chạy hay chiến đấu của phấn khích

Một phần của đáp ứng chống stress sẽ bao gồm việc kích thích và biến nguồn năng lượng của cơ thể thành hành động, với mục đích để chống lại hay chạy trốn với những yếu tố hiểm nguy đang phải đối mặt.

Việc cơ thể chuẩn bị cho bản thân để phòng ngừa stress sẽ có hiệu quả khi bạn đang gặp các tình huống khó khăn thật sự, tuy nhiên lại là vấn đề khi đáp ứng lại diễn ra quá mức hay quá mức. Ví dụ rằng nếu như đáp ứng chống stress diễn ra không quá thường xuyên, cơ thể có thể phục hồi lại nhanh chóng về mặt sinh lý, tâm lý và cảm xúc. Còn nếu việc đáp ứng diễn ra quá thường xuyên hoặc quá mức, sẽ làm cho cơ thể trong trạng thái chuẩn bị cho bản thân bán cấp (semi emergency readiness state). Giai đoạn này còn có tên gọi khác là đáp chứng chống stress quá mức (stress-respone hyperstimulation) do tình trạng hormone chống stress bị kích thích. Khi cơ thể có tình trạng đáp ứng chống stress quá mức có thể biểu hiện những cảm xúc hay triệu chứng như trong giai đoạn đáp ứng với stress dù  đáp ứng này đã được cơ thể kích hoạt không lâu trước đó. Phấn khích quá độ là một ví dụ về cách cơ thể vận hành khi chúng trở nên căng thẳng quá mức.

Dù cho phấn khích quá độ là một triệu chứng của lo âu, nhưng đừng nên quá lo lắng nếu như bạn có tình trạng này vì đây chỉ là dấu hiệu cho thấy rằng cơ thể đang bị kích thích và căng thẳng quá mức và nên cần có sự chăm sóc của bản thân cũng như tham vấn của bác sĩ để giảm thiểu căng thẳng này.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Vì phấn khích là một cảm giác do tự cảm nhận của bản thân, nên có thể ở một số người chỉ là họ năng động hơn một chút và triệu chứng phấn kích trở thành vấn đề chỉ khi bạn năng động và “phấn khích” quá độ trong mọi việc.

Hãy theo dõi tình trạng lo âu của bạn hơn là tình trạng phấn khích, nếu như bạn kiểm soát được lo âu, thì triệu chứng phấn khích của bạn mới là vấn đề và cần sự tham vấn của bác sĩ.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, chúng tôi hy vọng bạn có thể xác định được tình trạng hiện tại của em gái mình. Hãy theo dõi em gái bạn, nếu em bạn vẫn tiếp tục phấn khích trong thời gian dài, tốt nhất nên đưa em bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần, các bác sĩ sẽ xác định bệnh của em bạn và có phương án điều trị thích hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phạm Thùy Dung

    Tôi biết bài viết này qua Facebook. Dù chưa bị triệu chứng này bao giờ. Nhưng tôi vẫn cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những kiến thức rất hữu ích.

    22/02/2018
  • Lê Vui

    Tôi thấy mình cũng đang có các triệu chứng này đây. Mỗi khi tôi có việc gì vui là tôi luôn cảm thấy hưng phấn rất lâu. Mà càng lúc càng cảm thấy phấn khích hơn. Tôi cũng đã từng lo lắng về tình trạng của mình nhưng đến giờ tôi mới biết rõ ràng vấn đề mình đang mắc phải.

    26/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung