Tôi bị ợ nóng, ợ chua là dấu hiệu của bệnh gì?

Tôi bị ợ nóng, ợ chua là dấu hiệu của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi là Hoa, năm nay tôi 26 tuổi. Thời gian gần đây sau khi ăn xong tôi thường bị ợ chua và có cảm giác nóng rát ở ngực. Xin hỏi bác sĩ tôi liệu có đang mắc bệnh gì không và phải khắc phục như thế nào. Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Hoa, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về vấn đề mà bạn đưa ra, chúng tôi xin có một số giải đáp cho bạn như sau:

1. Ợ nóng, ợ chua là gì?

2. Biểu hiện của triệu chứng ợ nóng, ợ chua

3. Nguyên nhân gây ra ợ nóng, ợ chua

4. Biến chứng của ợ nóng, ợ chua

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

6. Điều trị ợ nóng, ợ chua

7. Bác sĩ điều trị

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

 

1. Ợ nóng, ợ chua là gì?

Mặc dù tên của triệu chứng ”ợ nóng, ợ chua” nghe có vẻ không liên quan hay ảnh hưởng gì đến tim nhưng trên thực tế điều này có thể xảy ra. Ợ nóng, ợ chua là cảm giác nóng rát ở phần thấp của ngực, kèm theo cảm giác vị chua ở họng và miệng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn bữa ăn thịnh soạn hoặc nằm ngay khi mới ăn xong. Cảm giác này có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ. Cơn ợ nóng ợ chua thường nặng hơn khi đang nằm hay ở tư thế ưỡn người.

Thỉnh thoảng ợ nóng thì khá phổ biến và không nguy hại. Hầu hết mọi người đều có thể tự xoay sở được với triệu chứng khó chịu này bằng cách thay đổi lối sống và các thuốc hiện có bán trên thị trường.

Ợ nóng thường có liên quan đến lối sống hằng ngày của bạn và triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn và cần đến các trung tâm y tế.

2. Biểu hiện của triệu chứng ợ nóng, ợ chua

Biểu hiện của ợ nóng, ợ chua bao gồm:

  • Cảm giác đau nóng rát ở ngực thường xuất hiện sau ăn hay vào bao đêm 
  • Cảm giác đau nặng nề hơn khi nằm hay ở tư thế uốn ưỡn người

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng ợ nóng, ợ chua

Khi bạn ăn, thức ăn đi từ miệng qua xuống phía dưới qua một ống dài khoảng 25 cm gọi là thực quản. Để vào được dạ dày thì thức ăn phải qua được lỗ mở nằm giữa thực quản và dạ dày. Nơi này hoạt động giống như một cánh cổng để đưa thức ăn có thể lọt vào dạ dày. Thông thường cánh cổng này sẽ đóng ngay sau khi thức ăn vào dạ dày nhưng nếu nó không hoạt động hiệu quả hay đóng không kín thì acid trong dịch dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và miệng. Dịch dạ dày có thể gây khó chịu vùng thực quản và gây ra ợ nóng, ợ chua.

Ợ nóng xảy ra khi dịch acid trong dạ dày chạy ngược lên ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày hay còn gọi là thực quản.

Bình thường khi bạn nuốt, các nhóm cơ ở vòng quanh đáy thực quản (còn gọi là cơ vòng thực quản dưới) dãn ra để cho thức ăn và dịch chảy xuống dạ dày. Sau đó các cơ này sẽ co thắt lại nhằm ngăn thức ăn và dịch vị trào ngược lên.

Nếu cơ vòng thực quản dưới dãn kém hay bị yếu cơ thì dịch vị acid trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và gây ra ợ nóng, ợ chua. Và điều này dễ xảy ra hơn khi bạn đang nằm hay đang uốn éo cơ thể.

Thoát vị hoành cũng có thể gây ợ nóng, đây là tình trạng một phần của dạ dày bị đẩy lên vùng ngực thông qua cơ hoành (cơ nằm giữa dạ dày và ngực). và thỉnh thoảng điều này gây ra ợ nóng, ợ chua.

 

Nguyên nhân gây ra ợ nóng, ợ chua

Trào ngược thực quản là nguyên nhân gây ra ợ nóng, ợ chua

Yếu tố nguy cơ gây ợ nóng, ợ chua

Nhiều yếu tố có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Ợ nóng thường gặp nhất sau khi ăn quá nhiều hoặc nằm trườn dài ngay khi mới ăn xong. Thai kì, stress và một số thức ăn nhất định có thể làm ợ nóng nghiêm trọng hơn.

Một số loại thức ăn và đồ uống có thể gây ợ nóng, ợ chua như:

  • Thức ăn cay
  • Hành tây
  • Cam, quýt hay đồ ăn vị chua
  • Các sản phẩm làm từ cà chua, ví dụ như tương cà
  • Thực phẩm chiên xào hay có chất béo 
  • Kẹo bạc hà
  • Sô cô la
  • Rượu, đồ uống và cà phê có chứa carbonate hay những thực phẩm có chứa caffein 
  • Bữa ăn thịnh soạn hay chứa nhiều dầu mỡ

Khi bạn thừa cân hay đang mang thai đều có thể làm tăng nguy cơ bị ợ nóng.

4. Biến chứng của ợ nóng, ợ chua

Ợ nóng mà xảy ra thường xuyên và có liên quan với lối sống hằng ngày có thể xem là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Điều trị bệnh trào ngược thực quản có thể chỉ cần một số thuốc hay thỉnh thoảng cần phẫu thuật và các biện pháp xâm lấn khác. Trào ngược thực quản có thể gây phá hủy thực quản nghiêm trọng.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đến các cơ sở y tế ngay khi bạn trải qua cơn đau ngực dữ dội hay cảm giác bị chèn ép ở ngực, đặc biệt khi kết hợp với các triệu chứng như đau ở cánh tay, đa ở cằm hay khó thở. Bởi vì đau ngực còn có thể do bệnh nhồi máu cơ tim và bệnh này cực kì nguy hiểm cần phải điều trị cấp cứu.

Bạn nên hẹn gặp bác sĩ nếu:

  • Ợ nóng xuất hiện nhiều hơn 2 lần trong tuần
  • Các triệu chứng tồn tại dai dẳng mặc dù đã dùng các thuốc có bán trên thị trường
  • Khó nuốt
  • Buồn nôn hay nôn 
  • Sụt cân vì chán ăn hay ăn kém

6. Điều trị chứng ợ nóng, ợ chua

Chẩn đoán

Để xác định triệu chứng ợ nóng là do trào ngược thực quản, bác sĩ có thể cần làm:

  • X-quang: để xem hình dạng và tình trạng của thực quản và dạ dày.
  • Nội soi: để kiểm tra có bất thường trong thực quản. Có thể sinh thiết lấy một mẫu mô nhỏ để phân tích
  • Test máy dò acid trong 24h: để xác định xem khi nào và trong bao lâu dịch acid trào ngược lên thực quản. Một máy có đầu dò acid được đặt vào bên trong lòng thực quản có kết nối với một máy tính nhỏ bên ngoài được đeo xung quanh cổ tay hay ngang vai
  • Test nhu động thực quản: để xem sự chuyển động và áp lực ở thực quản.

Điều trị

Hiện nay có nhiều loại thuốc được bán trên thị trường có thể giúp làm giảm ợ nóng, ợ chua như:

  • Thuốc kháng acid: giúp trung hòa dịch acid ở dạ dày. Loại thuốc này có thể làm giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng không giúp làm lành tổn thương ở thực quản bị phá hủy bởi dịch vị dạ dày.
  • Thuốc kháng thụ thể H2: có thể làm giảm tiết acid ở dạ dày nhưng không giảm triệu chứng nhanh như thuốc kháng acid, tuy nhiên hiệu quả của thuốc này được kéo dài lâu hơn và nên dùng về đêm.
  • Thuốc ức chế H+ : giúp giảm tiết acid ở dạ dày.

Nếu các thuốc trên không hiệu quả hay bạn phải dùng chúng thường xuyên thì bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn hay đổi sang thuốc khác.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Một số những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng bị ợ nóng, ợ chua:

  • Giữ cân nặng ở mức trung bình: thừa cân hay béo phì sẽ làm tăng áp lực cho ổ bụng và đẩy dạ dày lên cao và do đó dễ làm dịch vị trào ngược vào thực quản.
  • Tránh mặc quần áo quá chật: cũng sẽ tạo áp lực cho ổ bụng và cơ vòng thực quản dưới.
  • Tránh các thức ăn gây ợ nóng, ợ chua
  • Hạn chế nằm ngay sau khi ăn: bạn nên nằm sau khi ăn ít nhất 3 tiếng.
  • Tránh ăn đêm
  • Nằm cao đầu hay nâng đầu giường: nếu bạn thường bị ợ nóng về đêm hay khi đang ngủ. Nếu không hiệu quả hãy thử dùng một vật thường là gối nhỏ chêm vào giữa lưng và nệm, nhằm nâng người lên. Việc chêm gối thêm để nâng cao đầu thường không hiệu quả.
  • Tránh hút thuốc lá: vì hút thuốc lá làm giảm khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản dưới.

Bạn Hoa thân mến, bạn có thể tham khảo những cách điều trị mà chúng tôi đã đưa ra. Trong trường hợp tình trạng này vẫn không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có phương án điều trị bệnh. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Xuân

    Bài viết chia sẻ những thông tin rất hay, tôi rất thích

    06/10/2017
  • Nguyễn T

    Tôi mỗi khi ăn no cũng hay bị ợ, chắc tôi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tôi đã đặt lịch khám và đã được gặp bác sĩ. Bác sĩ đã tư vấn cho rất nhiệt tình, tôi đã hiểu rõ hơn về tình trạng của mình. Cảm ơn bác sĩ.

    29/09/2017
  • Lê Thị Hoa

    Cảm ơn bác sĩ đã giải đáp thắc mắc của tôi. Các bác sĩ rất nhiệt tình ạ

    25/08/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung