Triệu chứng co cứng cơ, nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng co cứng cơ, nguyên nhân và cách chữa trị

Các bài tập thể dục hoặc lao động thể chất kéo dài, đặc biệt là trong thời tiết nóng, có thể dẫn đến sự co cứng cơ. Một số loại thuốc và một số tình trạng bệnh nhất định cũng có thể là nguyên nhân gây sự co cứng cơ. Vậy bản chất của triệu chứng co cứng cơ là gì? Những thông tin sau sẽ giúp ích được cho bạn.

1. Co cứng cơ là gì

2. Biểu hiện của triệu chứng co cứng cơ

3. Nguyên nhân gây ra co cứng cơ

4. Yếu tố nguy cơ gây co cứng cơ

5. Biện pháp tự chăm sóc khi bị co cứng cơ

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ

7. Bác sĩ điều trị

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Co cứng cơ là gì?

Sự co cứng cơ hay là sự co đột ngột và không chủ ý của một hoặc nhiều cơ của bạn. Nếu bạn đã từng phải thức dậy vào ban đêm hoặc dừng lại đột ngột khi đang đi bộ do bị chuột rút, bạn sẽ biết rằng sự co cứng cơ có thể gây ra đau dữ dội như thế nào. Mặc dù nói chung sự co cứng cơ không gây nguy hại, nhưng chúng có thể làm cho các cơ bị ảnh hưởng tạm thời và không thể cử động được.

2. Biểu hiện của triệu chứng co cứng cơ

Hầu hết sự co cứng cơ phát triển ở cơ chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài đau đột ngột, đau nhói, bạn cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối u cứng của các mô cơ gồ lên bên dưới da bạn.

3. Nguyên nhân gây ra co cứng cơ

Sử dụng cơ quá mức, mất nước, căng cơ hoặc đơn giản là giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài có thể gây ra sự co cứng cơ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không biết rõ nguyên nhân gây ra co cứng cơ.

Mặc dù hầu hết sự co cứng cơ đều không gây hại, một số có thể liên quan đến tình trạng bệnh nền, chẳng hạn như:

- Không cung cấp máu đầy đủ: Hẹp các động mạch đưa máu đến chân (xơ cứng động mạch ở các chi) có thể gây ra đau như kiểu chuột rút ở chân và bàn chân khi bạn đang tập thể dục. Những sự co cứng cơ này thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục.

- Chèn ép dây thần kinh: Chèn ép các dây thần kinh trong cột sống của bạn (hẹp ống sống thắt lưng) cũng có thể gây ra đau như kiểu chuột rút ở chân. Thường đi bộ càng nhiều,  đau càng tăng. Đi bộ với tư thế hơi cong về phía trước- chẳng hạn như bạn vừa đi vừa đẩy giỏ hàng như khi đi siêu thị - có thể cải thiện hoặc trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng.

- Thiếu các chất khoáng: Quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống của bạn có thể góp phần gây co cứng cơ. Thuốc lợi tiểu - thuốc thường được kê toa khi bị tăng huyết áp - cũng có thể làm giảm hấp thu các khoáng chất này.

4. Yếu tố nguy cơ gây co cứng cơ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị co cứng cơ bao gồm:

- Độ tuổi: Những người cao tuổi bị mất một lượng cơ nhất định, do đó phần cơ còn lại có thể phải tăng hoạt động quá mức.

- Mất nước: Các vận động viên trở nên mệt mỏi và mất nước khi thường xuyên tham gia tập luyện các môn thể thao trong khí hậu nóng bức sẽ dễ phát triển chứng co cứng cơ.

- Mang thai: Sự co cứng cơ cũng rất phổ biến khi đang trong thai kỳ.

- Tình trạng y tế: Bạn có thể có nguy cơ cao bị co cứng cơ nếu bạn có các bệnh đái tháo đường, hoặc có rối loạn thần kinh, gan hoặc tuyến giáp.

5. Làm gì khi bị co cứng cơ?

Nếu bạn bị co cứng cơ khi đang vận động thì bạn cần ngừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Sau đó xoa bóp các cơ một cách nhẹ nhàng, có thể xoa một chút dầu nóng lên vùng da đang bị co cơ rồi mới xoa bóp.

Nếu bị co cứng cơ ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao, hướng về phía đầu gối.

Nếu bị co cứng cơ ở bắp đùi, bạn có thể nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia ấn đầu gối xuống.

Nếu bị co cứng cơ xương sườn, bạn cần hít thở sâu để thư giãn cơ hoành và cần xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

Biện pháp tự chăm sóc khi bị co rút cơ - chuột rút

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Chứng co cứng cơ thường tự biến mất và hiếm khi đủ nghiêm trọng để đòi hỏi sự chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu sự co cứng cơ của bạn có:

  • Gây ra sự khó chịu nghiêm trọng
  • Có liên quan đến phù chân, đỏ da hoặc thay đổi da
  • Có liên quan đến sự yếu cơ
  • Xảy ra thường xuyên
  • Không cải thiện khi sự tự chăm sóc
  • Không liên quan đến nguyên nhân rõ ràng, ví dụ như tập thể dục nặng

Để đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đến số 1900 1246. Các bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp đỡ được cho bạn.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung