Triệu chứng hạ huyết áp, nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng hạ huyết áp, nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn. Tôi thường được nghe đến triệu chứng hạ huyết áp nhưng chưa hiểu rõ về triệu chứng này. Vậy bác sĩ có thể giải thích giúp tôi về triệu chứng này được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Tuấn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hạ huyết áp là một triệu chứng thường gặp, tuy nhiên để bạn cùng mọi người có cái nhìn cụ thể hơn về triệu chứng này, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Định nghĩa hạ huyết áp

2. Biểu hiện của hạ huyết áp

3. Nguyên nhân gây ra hạ huyết áp

4. Phân loại hạ huyết áp

5. Xét nghiệm sàng lọc

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Triệu chứng hạ huyết áp là gì?

Huyết áp thấp đôi khi có thể là mong muốn của nhiều người và với một số người, nó không gây ra vấn đề gì với họ. Tuy nhiên, với nhiều người khác, huyết áp thấp bất thường (hạ huyết áp) có thể gây chóng mặt và ngất. Trong những trường hợp nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân của hạ huyết áp khá nhiều và đa dạng, có thể đơn thuần từ mất nước cho đến các vấn đề y tế nghiêm trọng hoặc các rối loạn, di chứng do phẫu thuật. Điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây ra hạ huyết áp để có thể điều trị.

Huyết áp thấp thường tốt trong hầu hết các trường hợp. Nhưng huyết áp thấp đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt. Trong những trường hợp đó, hạ huyết áp có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nền nên được điều trị.

Huyết áp được đo khi tim đập, trong giai đoạn nghỉ giữa các nhịp tim. Áp lực máu tống qua động mạch khi tâm thất của tim co bóp được gọi là huyết áp tâm thu. Khi đo áp lực trong thời kỳ nghỉ của tim được gọi là huyết áp tâm trương, hoặc tâm trương.

Kỳ tâm thu là giai đoạn cung cấp máu cho cơ thể, và tâm trương cung cấp máu cho tim qua động mạch vành. Huyết áp được viết với số tâm thu trên số tâm trương. Hạ huyết áp ở người lớn được định nghĩa là huyết áp từ 90/60 trở xuống.

2. Biểu hiện của triệu chứng hạ huyết áp

Đối với một số người, hạ huyết áp là dấu hiệu biểu hiện cho một sô bệnh tiềm ẩn, đặc biệt là khi giảm huyết áp đột ngột hoặc kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác như:

Những người bị hạ huyết áp có thể gặp các triệu chứng khó chịu khi huyết áp của họ giảm xuống dưới 90/60.

Các triệu chứng hạ huyết áp có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Cảm giác lâng lâng
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Da vã mồ hôi
  • Trầm cảm
  • Mất ý thức
  • Mắt nhìn mờ

Các triệu chứng có thể rất nghiêm trọng nhưng cũng sẽ thay đổi tùy theo người. Một số người có thể chỉ hơi khó chịu, trong khi những người khác có thể cảm thấy như bệnh cảm.

Sốc

Hạ huyết áp có thể dẫn đến các tình trạng đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Lú lẫn, đặc biệt ở người lớn tuổi
  • Lạnh, ớn lạnh, da nhợt nhạt
  • Thở nhanh, nông
  • Mạch yếu và nhanh

Biểu hiện của hạ huyết áp

Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện của hạ huyết áp

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng hạ huyết áp

Huyết áp của mọi người có thể giảm xuống đồng thời hoặc khác nhau. Một số người có huyết áp thấp cơ địa và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Một số tình trạng có thể gây ra hạ huyết áp kéo dài có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị. Những tình trạng này bao gồm:

  • Mang thai, do nhu cầu lưu lượng máu tăng lên từ mẹ và bào thai ngày càng tăng
  • Mất một lượng máu lớn do thương tích
  • Suy giảm hệ thống tuần hoàn do các nhồi máu cơ tim hoặc bệnh lí van tim 
  • Yếu và tình trạng sốc mà đôi khi đi cùng với sự mất nước
  • Sốc phản vệ, phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Nhiễm trùng máu
  • Rối loạn nội tiết như đái tháo đường, suy tuyến thượng thận, và bệnh tuyến giáp

Thuốc cũng có thể gây tụt giảm huyết áp. Các thuốc Chẹn beta và Nitroglycerin, được sử dụng để điều trị trong bệnh tim mạch, là thủ phạm phổ biến. Thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm ba vòng, và các thuốc rối loạn cương dương cũng có thể gây hạ huyết áp.

Một số người bị huyết áp thấp không rõ lý do. Loại hạ huyết áp này, được gọi là hạ huyết áp thấp mạn tính không triệu chứng, thường không gây hại.

Các tình trạng có thể gây ra hạ huyết áp

Các điều kiện y tế có thể gây ra hạ huyết áp bao gồm:

  • Mang thai: Do hệ tuần hoàn giãn nhanh trong thời kì mang thai nên huyết áp có xu hướng giảm. Điều này là hoàn toàn bình thường, và huyết áp sau khi sinh thường trở về mức bình thường như trước khi mang thai.
  • Bệnh tim: Một số tình trạng bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm chậm nhịp tim, bệnh lí van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim.
  • Các bệnh nội tiết: Các bệnh về tuyến giáp như bệnh tuyến cận giáp, suy tuyến thượng thận (bệnh Addison), lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) và, trong một số trường hợp, hạ đường huyết có thể gây ra huyết áp thấp.
  • Mất nước: Khi cơ thể mất nhiều nước hơn mức cần thiết, có thể gây suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập thể dục nặng có thể dẫn đến mất nước.
  • Mất máu: Mất rất nhiều máu, chẳng hạn như bị thương nghiêm trọng hoặc xuất huyết nội, làm cho lượng máu trong cơ thể giảm, dẫn đến huyết áp giảm nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết): Khi một ổ nhiễm trùng trong cơ thể xâm nhập vào máu, có thể gây giảm huyết áp dẫn đến tử vong còn được gọi là sốc nhiễm khuẩn.
  • Phản ứng dị ứng nặng (sốc phản vệ): Các tác nhân gây nên phản ứng nghiêm trọng và có thể đe doạ đến tính mạng bao gồm thực phẩm, các loại thuốc nhất định, nọc độc và cao su latex. Sốc phản vệ có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, mề đay, ngứa, sưng cổ họng và tụt huyết áp nguy hiểm.
  • Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Việc thiếu vitamin B-12 và folate có thể khiến cơ thể bạn không sản xuất đủ hồng cầu (thiếu máu), gây ra huyết áp thấp.

Các loại thuốc có thể gây ra hạ huyết áp

Một số loại thuốc có thể gây ra hạ huyết áp, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn alpha
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng)
  • Thuốc dùng cho rối loạn cương dương, đặc biệt khi dùng thuốc trị bệnh tim giãn mạch

Yếu tố nguy cơ gây ra hạ huyết áp

Huyết áp thấp (hạ huyết áp) có thể xảy ra ở bất cứ ai, mặc dù một số loại hạ huyết áp thường xảy ra phổ biến hơn tùy thuộc vào tuổi hoặc các yếu tố khác, bao gồm:

  • Tuổi. Hạ huyết áp khi đứng hoặc sau khi ăn xảy ra chủ yếu ở người lớn trên 65 tuổi. Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi.
  • Thuốc. Sử dụng các loại thuốc nhất định, ví dụ thuốc cao huyết áp như thuốc chẹn alpha, có nguy cơ cao gây hạ huyết áp.
  • Một số bệnh. Bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường và một số tình trạng bệnh tim gây tăng nguy cơ hạ huyết áp.

4. Các loại hạ huyết áp

Hạ huyết áp được chia thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo thời điểm tình trạng và nguyên nhân làm huyết áp giảm.

Tư thế

Hạ huyết áp tư thế là sự giảm huyết áp xảy ra khi bạn chuyển từ trạng thái ngồi hoặc nằm lên đứng, tình trạng này phổ biến ở mọi lứa tuổi.

Khi cơ thể bạn điều chỉnh sự thay đổi tư thế có thể có một khoảng ngắn bạn cảm thấy chóng mặt. Có thể còn được gọi là "hoa mắt" khi họ đứng dậy.

Sau bữa ăn

Hạ huyết áp sau bữa ăn là sự giảm huyết áp xảy ra ngay sau khi ăn. Chúng cũng là một loại với hạ huyết áp tư thế. Những người lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh Parkinson, thường có nguy cơ bị hạ huyết áp sau ăn.

Trung gian thần kinh

Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh xảy ra sau khi bạn đứng trong một thời gian dài. Trẻ em bị kiểu hạ huyết áp này thường xuyên hơn người lớn. Các tình trạng buồn phiền cũng có thể gây ra sự giảm huyết áp này.

Nặng

Hạ huyết áp nặng có liên quan đến sốc. Sốc xảy ra khi các cơ quan không nhận được đủ lượng máu và oxy mà chúng cần để có thể hoạt động chính xác. Tụt huyết áp nặng có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

5. Xét nghiệm sàng lọc và tìm ra nguyên nhân

  • Kiểm tra huyết áp
  • Xét nghiệm máu: tăng, hạ đường huyết, số lượng hồng cầu
  • Điện tâm đồ: nhịp tim, bất thường cấu trúc, cấp máu cơ tim
  • Siêu âm tim: cấu trúc, chức năng tim
  • Thử nghiệm gắng sức
  • Thử nghiệm Valsalva: kiểm tra chức năng hệ thần kinh tự động

6. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có dấu hiệu sốc, hãy gọi cấp cứu ngay lập tưc.

Nếu huyết áp bạn thường xuyên đo thấp nhưng vẫn luôn cảm thấy khoẻ, bác sĩ sẽ chỉ theo dõi huyết áp trong những lần khám sức khỏe định kì.

Ngay cả khi, bạn chỉ có những tình trạng không đáng kể như thỉnh thoảng chóng mặt hoặc cảm giác lâng lâng - như hậu quả của việc mất nước nhẹ do phơi nắng nhiều hoặc tắm bồn nước nóng quá lâu. Tuy nhiên, quan trọng là bạn hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng hạ huyết áp vì họ có thể sẽ phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ cần bạn miêu tả các triệu chứng bạn có, thời điểm xảy ra và công việc bạn đang làm vào thời điểm đó.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Gia Bảo

    Ngày trước tôi bị hạ huyết áp do mất nước. Sau khi truyền nước xong và nghỉ ngơi, tôi thấy mình đỡ hơn rất nhiều. Mọi người nhớ thường xuyên uống nhiều nước để tránh bị triệu chứng này.

    10/02/2018
  • Nguyễn Thùy Linh

    Trước đây tôi thường bị nhầm lẫn hạ huyết áp với hạ đường huyết. Nhờ bài viết này, tôi đã hiểu rõ hơn về triệu chứng này.

    26/09/2017
Dương Quốc Anh (10/02/2018)
Vợ tôi đang mang thai cũng thường xuyên bị hạ huyết áp. Bác sĩ bảo rằng việc này là hoàn toàn bình thường không cần phải lo lắng. Sau sinh sẽ huyết áp sẽ trở về mức bình thường như trước khi mang thai.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung