Triệu chứng khó ngủ, nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng khó ngủ, nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Minh. Thời gian gần đây tôi thường gặp phải tình trạng khó ngủ, tôi phải mất rất nhiều thời gian để có thể ngủ được. Tình trạng này trước kia tôi chưa gặp bao giờ. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Minh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khó ngủ là một triệu chứng thường gặp, tuy nhiên trước đây bạn chưa gặp phải tình trạng này bao giờ thì có lẽ đó là một dấu hiệu không tốt đối với sức khỏe của bạn. Trước tiên, bạn cần phải hiểu rõ về triệu chứng mà mình đang mắc phải, một số thông tin dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn.

1. Khó ngủ là gì?

2. Biểu hiện của khó ngủ

3. Nguyên nhân gây ra khó ngủ

4. Biến chứng của khó ngủ

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

6. Điều trị khó ngủ

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Triệu chứng khó ngủ là gì?

Khó ngủ là khi bạn gặp khó khăn trong việc cố gắng ngủ vào ban đêm. Triệu chứng khó ngủ có thể là tình trạng bạn khó rơi vào giấc ngủ, hoặc có thể thức dậy nhiều lần trong đêm.

Khó ngủ có thể ảnh hưởng đến cả sức khoẻ về thể chất lẫn tinh thần. Sự thiếu ngủ cũng có thể khiến bạn thường xuyên bị hành hạ bởi những cơn nhức đầu hoặc khó tập trung vào công việc.

Hầu hết mọi người sẽ có triệu chứng khó ngủ trong một khoảng thời gian nhất định trong cuộc đời. Một số người có thể cảm thấy tỉnh táo khi chỉ ngủ sáu hoặc bảy tiếng. Tuy nhiên, hầu hết người trưởng thành cần phải ngủ khoảng tám tiếng mỗi đêm để đủ thời gian nghỉ ngơi.

2. Biểu hiện của chứng khó ngủ

Các dấu hiệu của chứng khó ngủ có thể bao gồm mất khả năng tập trung vào ban ngày, thường xuyên đau đầu, cáu kỉnh, rất mệt mỏi vào ban ngày, thức dậy rất sớm vào buổi sáng, thức suốt đêm, hoặc nằm trằn trọc vài giờ trước khi rơi vào giấc ngủ. Bạn cũng có thể cảm thấy uể oải vào ngày hôm sau hoặc mắt bạn xuất hiện quầng thâm.

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng khó ngủ

Có rất nhiều lý do có thể gây ra khó ngủ, bao gồm thói quen ngủ hàng ngày của bạn, lối sống, và tình trạng bệnh y tế. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ mức độ nhẹ và có thể được cải thiện với việc tự chăm sóc, trong khi những nguyên nhân khác có thể đòi hỏi bạn cần phải tìm đến trợ giúp của bác sĩ.

Nguyên nhân của khó ngủ có thể do lão hóa, sự kích thích quá mức trước khi đi ngủ (như xem truyền hình, chơi trò chơi điện tử, tập thể dục), tiêu thụ quá nhiều caffeine, ô nhiễm tiếng ồn, phòng ngủ không thoải mái, hoặc cảm thấy quá hưng phấn trước khi ngủ.

Một số tình trạng khác như ngủ quá nhiều trong ngày, thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời, thường xuyên đi tiểu, cơn đau, thay đổi múi giờ, và một số thuốc cũng có thể gây ra tình trạng khó ngủ.

Khó ngủ cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Thông thường, trẻ vừa mới sinh ra sẽ thức dậy nhiều lần trong đêm.

Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ngủ xuyên suốt đêm sau khi chúng được 6 tháng tuổi. Nếu một đứa trẻ có dấu hiệu khó ngủ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng, đau ốm, đói, hoặc bị khó chịu do đầy bụng hoặc có các vấn đề về tiêu hóa.

Đối với nhiều người, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, hoặc lịch làm việc dày đặt cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra những nguyên nhân khác của các vấn đề về giấc ngủ cũng có thể do rối loạn giấc ngủ như chứng khó ngủ, ngưng thở khi ngủ, và hội chứng chân không yên.

Triệu chứng khó ngủ

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Để có thể hiểu đầy đủ và cụ thể về bệnh rối loạn giấc ngủ, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng có tắc nghẽn ở đường hô hấp trên. Kết quả dẫn đến việc bệnh nhân có tình trạng ngưng thở vào ban đêm có thể khiến họ thức dậy đột ngột.

Hội chứng chân không yên cũng có thể gây triệu chứng khó ngủ. Tình trạng này gây cảm giác không thoải mái ở chân, chẳng hạn như ngứa ran hoặc đau. Những cảm giác này khiến họ di chuyển chân thường xuyên trong khi ngủ, có thể dẫn đến gián đoạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ đến trễ là một tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tình trạng này gây ra một sự trì hoãn trong chu kỳ thức ngủ 24 giờ. Bạn có thể không cảm thấy buồn ngủ hoặc chỉ rơi vào giấc ngủ cho đến khi nửa đêm. Chu kỳ ngủ này khiến bạn khó thức dậy sớm vào buổi sáng hơn và dẫn đến sự mệt mỏi vào ban ngày.

4. Biến chứng của khó ngủ

Nếu không được điều trị, các vấn đề về giấc ngủ mạn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn. Bạn có thể mất tỉnh táo khi đang lái xe, làm tăng nguy cơ tai nạn. Chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể làm giảm năng suất của bạn trong công việc hoặc học tập. Chúng cũng có thể gây suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến bạn có thể bị cảm lạnh và các bệnh tật khác.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có triệu chứng khó ngủ và chúng ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn. Họ sẽ cố gắng tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó ngủ bằng cách tiến hành thăm khám và đặt câu hỏi về giấc ngủ của bạn.

Nếu bạn có một tình trạng bệnh lí hoặc rối loạn giấc ngủ gây ra chứng khó ngủ, bạn sẽ cần phải đến bác sĩ khám để điều trị tình trạng bệnh nền. Ví dụ, nếu chứng khó ngủ do rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống lo âu hoặc chống trầm cảm để giúp bạn đối phó với các lo lắng, căng thẳng và cảm giác tuyệt vọng.

6. Điều trị khó ngủ

Chuẩn bị trước khi đi khám

Trong cuộc thăm khám, hãy chắc chắn nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc kê toa, các thuốc không kê toa và các thực phẩm chức năng, thảo dược mà bạn đang uống. Một số thuốc và thực phẩm chức năng có thể gây kích thích quá mức và gây gián đoạn giấc ngủ nếu bạn uống chúng ngay trước khi đi ngủ.

Bạn cũng nên đề cập đến các vấn đề khác mà bạn đang mắc phải, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, hoặc đau mạn tính. Những yếu tố này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngủ của bạn.

Để xác định nguyên nhân của khó ngủ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên theo dõi giấc ngủ của mình. Bạn nên ghi lại các hoạt động trong ngày và thói quen ngủ, chẳng hạn như thời gian đi ngủ, thời gian thức dậy, lượng thức ăn và đồ uống mà bạn tiêu thụ, tâm trạng của bạn, bất kỳ loại thuốc bạn đang uống, mức độ hoạt động và chất lượng của giấc ngủ. Ghi nhận lại giấc ngủ giúp bác sĩ xác định được những thói quen có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên hoặc rối loạn giấc ngủ khác, họ có thể tiến hành xét nghiệm kiểm tra giấc ngủ. Đối với xét nghiệm này, bạn có thể sẽ phải trải qua cả đêm ở bệnh viện để kiểm tra. Một chuyên gia về giấc ngủ sẽ theo dõi bạn suốt đêm. Huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, lượng oxy trong máu và sóng não sẽ được ghi nhận để phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu rối loạn giấc ngủ nào.

Điều trị

Việc điều trị chứng khó ngủ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chúng. Trong một số trường hợp, biện pháp khắc phục tại nhà hoặc đơn giản chỉ cần thay đổi lối sống có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Bạn cần tránh cà phê và rượu ít nhất tám giờ trước khi đi ngủ. Hạn chế ngủ hơn 30 phút vào ban ngày. Giữ phòng ngủ của bạn có ánh sáng tối và mát mẻ.

Tránh các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ, bạn nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Nghe nhạc nhẹ nhàng và tắm nước nóng trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Giữ cố định giờ giấc đi ngủ mỗi ngày.

Bạn cũng có thể mua một số thuốc hỗ trợ giấc ngủ không cần kê toa. Tuy nhiên, thuốc ngủ cũng có thể gây buồn ngủ vào ban ngày nếu bạn không ngủ đủ 7 hoặc 8 tiếng. Ngoài ra, không nên sử dụng các sản phẩm này hàng ngày, vì nó có thể dẫn đến sự lệ thuộc thuốc. Nhớ luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và uống thuốc theo chỉ dẫn.

Bạn Minh nên thử một số cách điều trị mà chúng tôi đã đưa ra. Nếu tình trạng khó ngủ của bạn Minh vẫn tiếp diễn và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn, bạn có thể đi khám để biết được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng khó ngủ của mình và có biện pháp xử lý. Nếu bạn cần được hỗ trợ điều trị thì bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi rất sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Trung

    Tôi mất rất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, mỗi lần tỉnh giấc thì thôi khỏi ngủ lại luôn. Sau khi điều trị thì tình trạng này đã khá hơn.

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung