Triệu chứng rối loạn tư duy, nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng rối loạn tư duy, nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Dung. Thời gian gần đây tôi có nghe nhiều đến triệu chứng rối loạn tư duy nhưng chưa hiểu rõ về triệu chứng này. Vậy bác sĩ có thể giải thích giúp tôi cụ thể hơn về triệu chứng này được không ạ. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn Dung, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời thông qua một số thông tin dưới đây:

1. Rối loạn tư duy là gì?

2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tư duy

3. Biến chứng của rối loạn tư duy

4. Điều trị rối loạn tư duy

5. Bác sĩ điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Rối loạn tư duy là gì?

Rối loạn tư duy là tình trạng rối loạn khiến cho người bệnh nhận thức hay hiểu sự vật, sự việc khác thường và khác với những người xung quanh. Điều này có thể liên quan đến ảo giác hay ảo tưởng.

Hai triệu chứng chính của rối loạn tư duy đó là:

  • Ảo giác: khi mà một người nghe thấy hoặc cảm giác, ngửi, nếm những thứ không có thật. Loại ảo giác thường gặp nhất là ảo thanh (nghe giọng nói không có thật)
  • Ảo tưởng: khi một người tin tưởng vào một sự việc nào đó dù cho sự việc đó không có thật. Ví dụ: người bị ảo tưởng rằng hàng xóm đang muốn giết họ nhưng sự thật không phải như vậy.

Sự kết hợp giữa ảo giác và ảo tưởng có thể làm giảm khả năng nhận thức trầm trọng, giảm cả tư duy, cảm xúc và hành vi của người bệnh.

2. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng rối loạn tư duy

Thường thì rối loạn tư duy được khởi phát bởi một số tình trạng bệnh lí khác. Một số nguyên nhân có thể gây ra rối loạn tư duy như:

  • Bệnh tâm thần phân liệt: là bệnh gây nhiều triệu chứng rối loạn tâm lí khác nhau, bao gồm ảo giác và ảo tưởng.
  • Bệnh rối loạn lưỡng cực: một bệnh lí tâm thần ảnh hưởng lên tâm trạng; người bị rối loạn lưỡng cực có thể trải qua những đợt trầm cảm (trầm lắng cảm xúc) hay chứng điên cuồng (cảm xúc cuồng nhiệt, hưng phấn)
  • Trầm cảm nặng – một số người bị trầm cảm cũng có thể bị rối loạn tư duy

Ngoài ra, rối loạn tư duy còn có thể bị khởi phát bởi chấn thương, stress kéo dài hoặc các bệnh lí thực thể khác ví dụ như bệnh Parkinson, u não hoặc do lạm dụng thuốc hoặc rượu bia.

Tần số xuất hiện những đợt rối loạn tư duy và thời gian kéo dài mỗi đợt còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, bệnh tâm thần phân liệt có thể kéo dài nhưng hầu hết nhiều người có thể hồi phục khá tốt và chỉ khoảng ¼ trong số những người bị tâm thần phân liệt trải qua đợt rối loạn tư duy. Hoặc nếu nguyên nhân là rối loạn lưỡng cực thường cũng tự khỏi nhưng thỉnh thoảng có thể tái phát.

3. Biến chứng của rối loạn tư duy

Người có tiền căn rối loạn tâm lí thường tăng nguy cơ sử dụng và lạm dụng cồn, thuốc cũng như các chất kích thích. Điều này có thể do những hoạt chất trong các sản phẩm này giúp làm dịu các triệu chứng trong thời gian ngắn, mặc dù sau đó sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng dài lâu.

Biến chứng của rối loạn tư duy

Người bị rối loạn tư duy cũng có nguy cơ tự tử cao hơn người bình thường. Ước tính cứ 5 người bị rối loạn tư duy thì sẽ có 1 người muốn tự tử ở một thời điểm nào đó trong đời và cứ 25 người bị rối loạn tư duy thì sẽ có 1 người chết do do tự sát.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc chống loạn thần trong thời gian dài. Tăng cân là tác dụng phụ thường gặp nhất. Trong một số ít các trường hợp, người bị rối loạn tư duy cũng có thể bị đái tháo đường tuýp 2.

4. Cách điều trị rối loạn tư duy

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và hỏi một số vấn đề giúp quyết định nguyên nhân, ví dụ như:

  • Bạn có đang dùng hay điều trị với thuốc nào không?
  • Bạn có dùng những chất cấm hay chất kích thích không?
  • Tâm trạng của bạn ra sao? Ví dụ bạn có bị trầm cảm không?
  • Bạn làm gì hay có hoạt động gì diễn ra mỗi ngày? Ví dụ như đi làm, đi học 
  • Trong gia đình bạn trước giờ có ai bị rối loạn tâm lí hay tâm thần phân liệt không?
  • Hỏi về sự ảo giác của bạn – ví dụ như khi bạn nghe giọng nói kì lạ nhưng người khác lại bảo chúng không có thật (ảo thanh)
  • Hỏi về sự ảo tưởng của bạn – ví dụ như bạn có đang cảm giác như người khác tác động hay điều khiển bạn không?
  • Bạn có triệu chứng nào khác không?

Nếu thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lí rối loạn tâm thần bác sĩ khám tổng quát có thể sẽ chuyển bạn sang bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chính xác hơn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị

Điều trị rối loạn tư duy có thể kết hợp các phương pháp sau:

  • Thuốc chống loạn thần: giúp làm giảm các triệu chứng của rối loạn tâm lí, tư duy.
  • Tâm lí trị liệu: liệu pháp điều trị một người trò chuyện trực tiếp với người khác hay liệu pháp nhận thức hành vi đã cho thấy hiệu quả ở người bị tâm thần phân liệt và những trường hợp loạn thần có triệu chứng tương tự, trị liệu gia đình có thể làm giảm nguy cơ nhập viện điều trị ở người bị tâm lí hay tư duy bất ổn.
  • Nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ xã hội - ví dụ như về mặt giáo dục, công việc hoặc chỗ ở.

Hầu hết người bị rối loạn tư duy có thể cải thiện với thuốc và cần uống ít nhất trong vòng 1 năm. Một số người có thể phải điều trị thuốc lâu dài để ngăn ngừa các triệu chứng tái phát. Nếu các triệu chứng tỏ ra trầm trọng thì người bệnh cần nhập viện để điều trị.

Giúp đỡ từ người khác

Người bị rối loạn tư duy thường thiếu sự sáng suốt, thiếu khả năng thấu hiểu sự việc. Họ thậm chí còn không nhận thức được rằng họ đang suy nghĩ và hành động kì quặc. Nếu bạn quan tâm đến một người nào đó và nghi ngờ họ bị rối loạn tư duy thì bạn nên liên lạc với các trung tâm y tế để có sự can thiệp y khoa phù hợp.

Nếu bạn nghi ngờ người bệnh có các triệu chứng có thể đẩy họ vào tình huống nguy hiểm thì bạn có thể:

  • Đưa bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu địa phương gần nhất nếu bệnh nhân đồng ý
  • Gọi bác sĩ chăm sóc hay điều trị cho bệnh nhân
  • Gọi số cấp cứu và yêu cầu xe cứu thương nếu có thể

Bạn Dung thân mến, chúng tôi hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Bạn có thể đặt khám các bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Vũ Thùy Dương

    Anh trai tôi hay nghe thấy những âm thanh không có thật và anh ý còn hay cảm thấy có người muốn giết mình nhưng trên thực tế không phải vậy. Gia đình tôi có đưa anh ý đến gặp bác sĩ Phú và bác sĩ bảo anh tôi bị tâm thần phân liệt. Qua một thời gian điều trị tuy chưa khỏi hẳn bệnh nhưng tôi thấy anh ý đỡ hơn rất nhiều.

    28/02/2018
  • Thanh Thủy

    Những bài viết thực sự chất lượng và dễ hiểu

    29/09/2017
Phạm Thanh Thảo (28/02/2018)
Chị gái tôi bị bệnh trầm cảm cũng bị rối loạn tư duy. Tôi chỉ biết đến đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng chỉ khi chị gái tôi bị bệnh này thì tôi mới thấy rõ sự nguy hiểm của nó. Kể từ khi chị tôi bắt đầu bị bệnh, chị tôi càng ngày càng không có hứng thú với mọi việc nữa, càng ngày thu hẹp mình lại không giao tiếp với ngay đến cả người trong gia đình cũng rất khó nói chuyện với chị ý. Đỉnh điểm chị ý đã uống thuốc ngủ để tự sát, nhưng rất may gia đình tôi phát hiện kịp thời.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung