Có nên phẫu thuật cắt bỏ u trung thất không - tư vấn từ bác sĩ

Có nên phẫu thuật cắt bỏ u trung thất không - tư vấn từ bác sĩ

Chào bác sĩ, mẹ tôi đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh u trung thất. Xin hỏi bác sĩ là có nên phẫu thuật cắt bỏ u trung thất không, nếu phẫu thuật thì có gì nguy hiểm không. Xin cảm ơn.

Trả lời: 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin như sau:

  1. U trung thất là gì
  2. U trung thất có nguy hiểm không
  3. Có nên phẫu thuật u trung thất không

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Khối u trung thất là gì?

U trung thất là u nằm trong trung thất. Vùng này được giới hạn bởi:

  • Phía trước là mặt sau xương ức và các sụn sườn.
  • Phía sau là mặt trước các đốt sống ngực.
  • Hai bên là màng phổi trung thất.
  • Mặt dưới là cơ hoành.
  • Phía trên tiếp tục với vùng cổ (nền cổ).

Trung thất chứa tim, động mạch chủ, thực quản, tuyến ức và khí quản. Chia làm ba phần: trước, giữa, sau.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Khối u trung thất phần lớn cấu tạo bởi các tế bào bất thường, tăng sinh liên tục. Các loại tế này thường là tế bào từ tuyến ức, thần kinh (dây thần kinh), bạch huyết hoặc tế bào trung mô (mô mềm).

- U nguồn gốc từ tổ chức thần kinh:

  • Thần kinh ngoại biên: U xơ thần kinh, U bao Schwann, Sacom thần kinh...
  • Hạch giao cảm: U hạch thần kinh, U hạch nguyên bào thần kinh, U nguyên bào thần kinh...
  • Tổ chức cận hạch: U tế bào ưa Crom, U cận hạch...

- U nguồn gốc từ tuyến ức: U tuyến ức, U caxinoit, U mỡ...

- U hệ bạch huyết: bệnh Hodgkin, U lympho mô bào, U không biệt hoá...

- U phôi: u quái...

- U trung mô: U xơ và Sarcom xơ, U mỡ và Sarcom mỡ, U trung biểu mô, U cơ trơn và Sarcom cơ trơn, U cơ vân và Sarcom cơ vân, U mạch máu, U nội mô mạch máu, U tế bào quanh mạch, U bạch huyết,...

- U các tuyến nội tiết: U tuyến giáp, U tuyến cận giáp.

- Các U nang: U nang màng tim, U nang nguồn gốc phế quản, U nang nguồn gốc từ tế bào ruột, U nang tuyến ức, U nang ống ngực, U nang màng tuỷ (thoát vị màng tuỷ).

- Một số bệnh của hệ bạch huyết: Viêm hạch bạch huyết trung thất, U hạt,...

- Thoát vị cơ hoành.

- Phình mạch lớn trong trung thất.

Để hiểu rõ hơn về u trung thất, bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết U trung thất là gì.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về u trung thất và cần xử lý ngay thì vui lòng liên hệ 1900 1246.

U trung thất có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào vị trí và độ xâm lấn của khối u (bao gồm cả loại lành tính và ác tính). Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu khối u xâm lấn vào các mô xung quanh biểu hiện với hội chứng chèn ép trung thất.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Hội chứng chèn ép trung thất:

1. U chèn ép vào phổi hay các mạch máu lớn ở đáy tim

U chèn ép Làm bệnh nhân đau ngực, khó thở. Đôi khi ho ra máu do u dính vào các phế quản ngoại biên hoặc khạc ra một chất lỏng nhớt màu vàng lổn nhổn những hạt vôi hóa và những mảnh của phần khối u bị hoại tử.

Chèn ép lên thành ngực: làm thành ngực gồ lên rõ rệt.

Khối u chèn ép tĩnh mạch chủ trên: Xuất hiện mạng lưới tĩnh mạch bàng hệ, bệnh nhân thường kèm theo xanh tím môi, gò má, tai. Khi bệnh nhân có triệu chứng nuốt nghẹn, sặc nước, nổi hạch ở hố thượng đòn là khối u bị thoái hóa ác tính.

2. U gây tràn dịch màng phổi:

Làm xẹp nhu mô phổi dẫn đến sự thành lập một ổ tràn dịch màng phổi.

3. U chèn ép dây thần kinh giao cảm cổ (hay hội chứng claude Bernard-Horner);

Bệnh nhân có triệu chứng bị sa mi mắt, lõm mắt, co đồng tử, rối loạn vận mạch da, phù và đỏ nửa mặt, tiết nhiều mồ hôi.

4. U chèn ép các dây thần kinh khác (dây hoành):

Gây liệt vòm hoành, dây phế vị gây rối loạn hô hấp, chảy nước dãi, tăng huyết áp, chèn ép dây thần kinh quặt ngược trái gây khàn tiếng, liệt dây thanh âm…

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Có nên phẫu thuật u trung thất không?

Việc điều trị còn tùy thuộc vào loại khối u và vị trí. Ví dụ:

  • Ung thư tuyến ức cần phải phẫu thuật, tiếp theo là xạ trị hoặc hóa trị. Các loại phẫu thuật bao gồm nội soi ngực (là phương pháp xâm lấn tối thiểu), nội soi trung thất (xâm lấn ít) và mở ngực (phương pháp mổ hở, qua vết cắt ở thành ngực). 
  • U lympho được khuyến cáo điều trị bằng hóa trị, sau đó xạ trị.
  • Các khối u thần kinh nằm ở trung thất sau thì điều trị bằng phẫu thuật.

Bạn có thể xem thêm thông tin về phương pháp phẫu thuật trong bài viết Phẫu thuật u trung thất.

Những ưu điểm của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (hạn chế thao tác xâm nhập vào bên trong cơ thể) trong điều trị u trung thất là gì ?

So với phẫu thuật truyền thống, những phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, chẳng hạn như nội soi ngực dưới hướng dẫn của video (VATS) hay nội soi trung thất đều có ưu điểm là:

  • Giảm đau sau phẫu thuật.
  • Thời gian nằm viện ngắn.
  • Nhanh chóng hồi phục.

Các ưu điểm khác: có thể  giảm nguy cơ nhiễm trùng và ít chảy máu hơn.

Những rủi ro của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để điều trị khối u trung thất  là gì ? 

Trên thực tế cho thấy có thể xuất hiện nhiều biến chứng từ việc hóa trị, xạ trị và phẫu thuật để điều trị khối u trung thất.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Các biến chứng do điều trị phẫu thuật xâm lấn tối thiểu bao gồm:

  • Tổn thương cho các cơ quan xung quanh như tim, màng ngoài tim (màng mỏng bao bên ngoài tim) hoặc tủy sống. Tràn dịch màng phổi (là sự tích tụ dịch bất thường trong khoang giữa 2 màng phổi)
  • Dẫn lưu hậu phẫu
  • Nhiễm trùng sau mổ hoặc chảy máu sau mổ

Nhân viên y tế sẽ cung cấp thông tin hoặc hướng dẫn bạn nên chuẩn bị như thế nào trước cuộc phẫu thuật. Tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc và các chỉ định điều trị sau phẫu thuật sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục sau mổ và quay trở lại cuộc sống, công việc thường ngày.

Ngoài ra, người bệnh cần được động viên, tinh thần lạc quan để chiến thắng bệnh tật, cố gắng ăn uống tốt để tăng sức đề kháng chống đỡ, đặc biệt là trong trường hợp khối u ác tính (hay còn gọi là ung thư). Chế độ dinh dưỡng sẽ hỗ trợ cho điều trị rất nhiều, nhất là khi dùng hóa chất cơ thể sẽ mệt và chán ăn, nên sức đề kháng bị giảm sút. Nếu người bệnh khó thở nhiều, bạn nên trao đổi với bác sĩ đang điều trị để có thể dùng thuốc hoặc hút dịch màng phổi, cho thở ôxy trợ hô hấp nếu cần. 

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn.

Để điều trị bệnh u trung thất, liên hệ đặt khám ngay với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về U trung thất

Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối
U trung thất lớn gây chèn ép hoặc xâm lấn tĩnh mạch chủ trên, Dấu hiệu đặc trưng của chèn ép hệ tĩnh mạch chủ trên là “phù...
Những ai dễ mắc phải bệnh lý u trung thất?
Mặc dù u trung thất có thể hiện diện ở mọi lứa tuổi, và phát triển từ mọi loại mô nằm ở trong trung thất hay ngoài trung thất. Nhưng cũng có...
Cách phát hiện bệnh u trung thất ác tính qua các dấu hiệu
Không phải tất cả u trung thất đều là ác tính, chỉ khoảng 20-40% u trung thất là u ác tính. Tuy nhiên, để phân biệt bệnh u trung thất...
Mắc bệnh u trung thất nên ăn gì và không nên ăn gì?
Dinh dưỡng là một phần vô cùng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Những...
Phương pháp điều trị một số khối u trung thất thông thường
Điều trị khối u trung thất phụ thuộc vào vị trí của khối u thông qua các xét nghiệm khác nhau. Cần lưu ý rằng khối u dù lành...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung