Phương pháp điều trị một số khối u trung thất thông thường

Phương pháp điều trị một số khối u trung thất thông thường

Điều trị khối u trung thất phụ thuộc vào vị trí của khối u thông qua các xét nghiệm khác nhau. Cần lưu ý rằng khối u dù lành tính hay ác tính đều cần được điều trị tích cực vì các khối u lành tính có thể chèn ép lên các cấu trúc liền kề và có thể làm giảm chức năng của chúng.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Để biết cách nhận biết khối u trung thất, bạn có thể tham khảo thêm Triệu chứng bệnh u trung thất mà chúng tôi đã trình bày ở phần trước. Còn trong bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu các phương pháp điều trị cho từng loại u trung thất. Mời bạn theo dõi:

1. Phân loại khối u trung thất

Tùy theo vị trí của u trung thất mà người ta phân loại chúng như sau:

Khối u trung thất trước

  • U tuyến ức
  • Ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma)
  • U tế bào mầm
  • U thực quản
  • U thần kinh nội tiết

Khối u trung thất giữa

  • U thực quản
  • Ung thư tuyến cận giáp
  • Nang phế quản
  • Nang ống thực quản
  • U khí quản

Khối u trung thất sau

  • U thần kinh
  • U thần kinh nội tiết tuyến ức

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Phương pháp điều trị một số khối u trung thất thông thường

Việc điều trị u trung thất là rất cần thiết bởi vì các khối u lành tính có thể chèn ép lên các cấu trúc liền kề và có thể làm giảm chức năng của chúng. Trong khi, các khối u ác tính có thể xâm lấn sang các khu vực khác dẫn đến các biến chứng tiềm ẩn nghiêm trọng.

Vì vậy, chiến lược điều trị thông thường phải kết hợp: Phẫu thuật - hoá trị - xạ trị. Nếu khối u trung thất là ác tính, phẫu thuật sẽ được theo sau bởi hóa trị và xạ trị trong khi các khối u lành tính sau được loại bỏ thì bệnh nhân sẽ được yêu cầu tái khám và theo dõi thường xuyên.

Chỉ định phẫu thuật khối u trung thất thông thường áp dụng khi bệnh nhân không quá già, thể trạng tốt, chức năng hô hấp tốt và u có thể cắt được với khả năng 80 – 90%. Tuy nhiên, nếu khối u có dấu hiệu chèn ép thần kinh, di căn xa, xâm lấn rộng ra trung thất và phổi; bệnh nhân bị các biến chứng tràn dịch màng phổi, chọc dò dịch có máu… thì phương pháp phẫu thuật xem như chống chỉ định.

Sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh để nhận định bản chất tế bào học của khối u và thông qua đó có chỉ định xạ trị và hoá trị thích hợp.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Dưới đây là cách điều trị của một số khối u trung thất thông thường:

U tuyến ức ác tính:

Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến ức là điều trị ban đầu của u tuyến ức ác tính khi không có di căn hoặc bằng chứng của xâm lấn. Hoá trị liệu tương tác, có hoặc không có xạ trị, có thể được sử dụng ở những bệnh nhân có u tuyến ức ác tính tiến triển trước khi phẫu thuật cắt bỏ, khi mà hình ảnh CT cho thấy mất bề mặt mô hoặc có bằng chứng khối u xâm lấn vùng lân cận. 

Ung thư biểu mô tuyến ức

Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khi khả thi có thể chữa được bệnh. Các phương pháp khác (hóa trị liệu và xạ trị hay đơn hóa trị liệu) được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ (nếu chưa dùng trước khi phẫu thuật) ở bệnh nhân không có dấu hiệu di căn cũng có thể có hiệu quả. 

U mỡ tuyến ức 

Cách điều trị được khuyến cáo là phẫu thuật cắt bỏ. Chưa có báo cáo nào về sự tái phát.

Nang tuyến ức

Về mặt mô học, nang tuyến ức xuất hiện cùng với u nang tuyến ức, do đó cắt bỏ hoàn toàn thường được khuyến cáo.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Ung thư hạch lympho Hodgkin (Hodgkin’s Lymphoma)

Điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và khối u có lớn hay không. Giai đoạn I hoặc giai đoạn II thuận lợi để điều trị bằng xạ trị kết hợp hóa trị. Trong khi giai đoạn III hoặc giai đoạn IV được điều trị tốt nhất với đơn hóa trị.

Ung thư hạch lympho không Hodgkin (Non – Hodgkin’s Lymphoma)

Điều trị phụ thuộc vào giai đoạn khối u, mức độ, loại u và các yếu tố lâm sàng khác.

U tế bào mầm

Muốn điều trị dứt khoát các khối u thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật để giảm triệu chứng, tiếp theo là hóa trị bổ trợ cũng có thể có lợi.

U thực quản

Điều trị ung thư thực quản vô cùng phụ thuộc vào giai đoạn ung thư. Tùy thuộc vào ung thư nguyên phát hay thứ phát mà bệnh nhân có thể trải qua xạ trị, hóa trị, đặt stent, và cắt thực quản.

Ung thư tuyến cận giáp

Thông thường, ung thư tuyến cận giáp sẽ được cắt bỏ, đạt tỷ lệ chữa khỏi 95%. Bệnh nhân nhẹ thường được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone để giảm sự mất xương.

Nang phế quản

Việc cắt bỏ nang phế quản có thể được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực hoặc phẫu thuật mở lồng ngực, tùy theo kỹ năng của phẫu thuật viên và đặc điểm của nang. 

U khí quản

Việc điều trị các khối u khí quản tiên phát liên quan đến việc cắt bỏ cục bộ phần khí quản có khối u, tiếp theo là tái tạo phần khí quản còn lại. Khối u của khí quản thường không thích hợp để phẫu thuật cắt bỏ khối u và được điều trị tốt nhất bằng các liệu pháp như : tẩy nhiệt, đặt stent, hoặc bức xạ chùm bên ngoài để giảm đau.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

U thần kinh

Phần lớn khối u thần kinh được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ. Sinh thiết thường không cần thiết trước khi cắt bỏ vì vị trí và hình ảnh X – quang của các khối u này rất dễ dàng nhận biết. MRI được yêu cầu trước khi phẫu thuật cắt bỏ để đánh giá sự xâm lấn đến tủy sống đối với các khối u quanh cột sống.

U thần kinh nội tiết

Khi phẫu thuật cắt bỏ khả thi thì đó là sự lựa chọn cho các khối u thần kinh nội tiết. Việc sử dụng hóa trị và/hoặc xạ trị đã được báo cáo với lợi ích rất hạn chế.

>>>Để rõ hơn về phương pháp điều trị phương pháp phẫu thuật u trung thất, bạn có thể xem thêm tại: Phương pháp phẫu thuật u trung thất.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Để điều trị bệnh u trung thất, bạn có thể liên hệ đặt lịch khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về U trung thất

Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối
U trung thất lớn gây chèn ép hoặc xâm lấn tĩnh mạch chủ trên, Dấu hiệu đặc trưng của chèn ép hệ tĩnh mạch chủ trên là “phù...
Có nên phẫu thuật cắt bỏ u trung thất không - tư vấn từ bác sĩ
Chào bác sĩ, mẹ tôi đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh u trung thất. Xin hỏi bác sĩ là có nên phẫu thuật cắt bỏ u...
Những ai dễ mắc phải bệnh lý u trung thất?
Mặc dù u trung thất có thể hiện diện ở mọi lứa tuổi, và phát triển từ mọi loại mô nằm ở trong trung thất hay ngoài trung thất. Nhưng cũng có...
Cách phát hiện bệnh u trung thất ác tính qua các dấu hiệu
Không phải tất cả u trung thất đều là ác tính, chỉ khoảng 20-40% u trung thất là u ác tính. Tuy nhiên, để phân biệt bệnh u trung thất...
Mắc bệnh u trung thất nên ăn gì và không nên ăn gì?
Dinh dưỡng là một phần vô cùng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Những...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thùy Trâm

    Nếu bạn có một khối u trung thất, bạn có thể không gặp bất kỳ triệu chứng gì. Cho nên rất khó khăn trong việc phát hiện bệnh. Các bạn nên thường xuyên đến những trung tâm y tế khám tổng quát để có thể phát hiện sớm bệnh và có cách điều trị phù hợp.

    05/02/2018
nguyễn đức bảy (24/07/2020)
tôi vừa phẫu thuật nội soi cắt u trung thất sau trái được 10 ngày , sau mổ vẫn còn đau ở khu vực xương sườn trái . xin hỏi bs lý do tại sao và triệu chứng này về lâu dài có hết hay không ? xin cảm ơn !
Lê Trọng Đạt (05/02/2018)
Tôi hay bị đổ mồ hôi về đêm, khàn tiếng, tôi còn bị sụt cân. Đặc biệt tôi còn hay ho ra máu. Tôi đang cảm thấy rất là lo lắng. Đi khám mới biết là mắc bệnh u trung thất. Khối u của tôi khá lớn nên bác sĩ cũng khuyên tôi nên phẫu thuật.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung