Bệnh thần kinh dạ dày

Bệnh thần kinh dạ dày

Bệnh thần kinh dạ dày là một khái niệm rất lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, thực chất đây là bệnh rối loạn chức năng dạ dày. Bệnh hay gặp ở những người trẻ tuổi, những người có hệ thần kinh thực vật bị rối loạn.

1. Nguyên nhân của bệnh thần kinh dạ dày

2. Triệu chứng bệnh thần kinh dạ dày

3. Các thể bệnh thần kinh dạ dày

4. Điều trị bệnh thần kinh dạ dày

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

Rối loạn chức năng dạ dày có thể chỉ là cách mà hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động một cách tự nhiên trong thời gian căng thẳng, tuy nhiên rất có thể dạ dày của bạn bị bệnh về mặt thần kinh. Nếu bệnh thần kinh dạ dày kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn chức năng của dạ dày là co bóp và tiết dịch để lại hậu quả là đau dạ dày, khó tiêu.

1. Nguyên nhân của bệnh thần kinh dạ dày

Dạ dày cũng như các phần khác của ống tiêu hóa đều được chi phối bởi thần kinh thực vật:

  • Phần đối giao cảm: Do dây thần kinh phế vị (dây X) và một số nhánh của đoạn tủy cùng có vai trò tăng co bóp, bài tiết.

  • Phần giao cảm: Gồm các sợi giao cảm từ các hạch giao cảm ngực và thắt lưng, làm giảm hoạt động của hệ tiêu hóa.

  • Phần cảm giác tạng: Các xung động cảm giác của các cơ quan tiêu hoá được dẫn truyền qua các sợi hướng tâm đến tuỷ gai và võ não.

Bệnh thần kinh dạ dày nhiều khi không tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh hay nguyên nhân rất mơ hồ, tựu chung lại chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính:

Nguyên phát:

Thường xuất phát từ những yếu tố thần kinh tâm thần gây nên, ví dụ như stress, tức giận, hay sự sợ hãi, các sang chấn tâm lý ở các mức độ khác nhau…Nguyên nhân này được coi là bệnh thần kinh dạ dày điển hình.

bệnh thần kinh dạ dày

Thứ phát:

Bệnh thần kinh dạ dày có thể là hệ lụy do các bệnh lý ở cơ quan khác như bệnh mạn tính (viêm gan mạn, viêm tụy mạn, viêm túi mật mạn, viêm đại tràng mạn,..); bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ hệ thốngviêm khớp dạng thấp,…); chấn thương, nhiễm độc.

Do tác dụng phụ của một số thuốc nhất là thuốc điều trị ung thư.

Yếu tố nguy cơ bệnh thần kinh dạ dày

  • Thói quen ăn uống: Ăn nhanh, nhai không kỹ, giờ giấc ăn thất thường, ăn nhiều gia vị cay nóng, uống nhiều rượu bia;

  • Làm việc nặng sau khi ăn; chế độ sinh hoạt thiếu khoa học.

2. Triệu chứng bệnh thần kinh dạ dày

Nếu hệ thần kinh tự chủ chi phối dạ dày có vấn đề, cơ thể sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

  • Đau thắt dạ dày, dạ dày cảm giác như bị khuấy tung lên;

  • Sự đầy hơi thường xuyên, có thể xuất hiện ợ hơi;

  • Buồn nôn hoặc buồn nôn liên quan đến bữa ăn (trước hoặc sau);

  • Ăn không ngon miệng, không cong hứng thú với những món ăn ưa thích;

  • Ăn nhanh đầy bụng, cảm giác ăn ít đã no;

  • Thường xuyên táo bón hoặc tiêu chảy do dạ dày bị rối loạn chức năng co bóp;

  • Trong trường hợp hiếm hoi, một cơn đau thần kinh dạ dày có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến ruột. Đi tiểu thường xuyên hoặc không kiểm soát được hoặc đi đại tiện nhiều;

  • Bệnh thần kinh dạ dày kéo dài làm người bệnh sút cân, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống, công việc.

3. Các thể bệnh thần kinh dạ dày

Giảm trương lực dạ dày: 

  • Thường xuất hiện sau chấn thương các loại; sau căng thẳng thần kinh tâm thần; bội thực sau một thời gian dài nhịn đói

  • Biểu hiện: cơ thể mệt mỏi, lao động giảm, rối loạn giấc ngủ; đầy bụng, ậm ạch, đau âm ỉ, ăn ít, nhanh no, buồn nôn, ợ hơi, táo bón, ỉa lỏng.

Tăng trương lực dạ dày: 

  • Do chấn thương tâm thần, nhiễm độc chì mạn hoặc sau viêm loét dạ dày, đại tràng.

  • Biểu hiện: đau bụng vùng thượng vị thường xuyên, tăng lên khi làm việc hay sang chấn tâm lý; buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua.

Giãn dạ dày cấp: 

  • Thường xuất hiện sau chấn thương ổ bụng; viêm tụy có mủ; ăn hoặc uống quá mức kéo dài.

  • Biểu hiện: đau bụng vùng thượng vị dữ dội hoặc âm ỉ; nôn nhiều, kéo dài gây rối loạn nước và điện giải, có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh thần kinh dạ dày tuy không phổ biến như những bệnh lý dạ dày khác, tuy nhiên người bệnh cũng không nên coi thường, khi có các triệu chứng của bệnh thì tốt nhất là nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

4. Điều trị bệnh thần kinh dạ dày

Trong trường hợp khác, bệnh thần kinh dạ dày có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ, họ sẽ giúp bạn loại trừ các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến dạ dày, chẳng hạn như:

  • Hội chứng ruột kích thích;

  • Bệnh viêm loét dạ dày;

  • Bệnh viêm ruột;

  • Bệnh celiac.

Nếu có các triệu chứng của bệnh thần kinh dạ dày thường xuyên và đặc biệt là nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể cần chú ý hơn đến mức độ căng thẳng và sức khỏe tiêu hóa của bạn.

  • Điều trị theo nguyên nhân: Trong điều trị bênh thần kinh dạ dày, nếu xác định được nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo nguyên nhân, việc này mang lại kết quả khá khả quan cho người bệnh.

  • Điều trị triệu chứng: Trường hợp không xác định được nguyên nhân thì người bệnh sẽ được dùng thuốc điều trị theo triệu chứng. Cụ thể là buồn nôn thì cho thuốc chống nôn, đầy bụng thì cho thuốc chữa đầy bụng, táo bón, tiêu chảy thì dùng thuốc ổn định tiêu hóa…

  • Liệu pháp tâm lý: Bác sĩ có thể bắt đầu điều trị một cơn đau thần kinh bằng cách xác định các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của một người ở trường học, công việc, gia đình hoặc các mối quan hệ.

Giảm stress: Tham gia vào các hoạt động giúp giảm căng thẳng, như tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc hoặc nói chuyện với bạn bè, ...       

  • Thuốc: Trong một số trường hợp, một người có thể cần uống thuốc để giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng. Điều trị lo lắng và trầm cảm cũng có thể giúp giảm tỷ lệ mắc chứng loét dạ dày.

  • Thực phẩm: Tránh các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm bệnh. Bao gồm các sản phẩm sữa và đồ uống có chứa caffein, chẳng hạn như cà phê, sô cô la, soda và trà.

Rối loạn thần kinh thực vật dạ dày có thể tự khỏi sau vài năm hoặc kéo dài cả đời. Tuy nhiên, dù thời gian ngắn hay dài, các triệu chứng của nó cũng đều gây ra các ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Trung Hậu

    Chào bác sĩ. Tôi bị đau dạ dày đã mấy tháng nay nhờ bác sĩ giúp đỡ mà bệnh tình đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    14/08/2018
Đoàn tiêu phong (09/10/2019)
Chào bác sĩ,tôi bị bệnh trướng bụng,đầy hơi,bụng nặng trì đã gần ba năm nay.nội soi đại tràng bình thường,dạ dày bị xung huyết hàng vị,uống rất nhiều toa thuốc dạ dày,đại tràng,ruột kích thích,thần kinh ruột,men tiêu hoá,men vi sinh,ko có tác dụng gì cả,bụng ko đau gì cả,đại tiện bình thường,ăn uống mau no,lâu tiêu..ăn uống gì vào dạ dày ko thích thì trướng bụng lên ngay ví dụ kẹo menthol,thuốc ngậm có bạc hà,cà phê,sữa..Có phải tôi bị bệnh thần kinh dạ dày?
Lưu ý:tất cả thuốc đặc trị dạ dày,ruột kích thích đã uống hai năm qua ko có tác dụng gì cả
Bụng nặng nhiều hay ít cứ duy trì mấy năm nay gây mệt mỏi quá Bác ơi giúp với???




Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Rối loạn thần kinh dạ dày
Bệnh thần kinh dạ dày
Rối loạn thần kinh dạ dày hay liệt dạ dày là một bệnh hiếm gặp. Hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh này, tuy nhiên vẫn có nhiều...