Béo phì ở trẻ em

Béo phì ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh béo phì do chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như không kiểm soát được việc ăn uống của mình. 

1. Bệnh béo phì ở trẻ em là gì

2. Triệu chứng của bệnh béo phì ở trẻ em

3. Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ em

4. Biến chứng của bệnh béo phì ở trẻ em

5. Điều trị bệnh béo phì ở trẻ em

6. Phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em

1. Bệnh béo phì ở trẻ em là gì?

Béo phì trẻ em (tên tiếng Anh là Obesity) là một tình trạng bất thường sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ em, tình trạng này ảnh hưởng đến trẻ nhỏ cũng như trẻ vị thành niên. Những đứa trẻ béo phì sẽ có cân nặng vượt mức bình thường so với độ tuổi và chiều cao hiện tại.

Nhiều trẻ béo phì tiếp tục béo phì khi lớn, đặc biệt nếu có bố hoặc mẹ béo phì. Béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến giảm sự tự tin và trầm cảm.

Một trong những chiến lược tốt nhất để giảm tình trạng béo phì ở trẻ em là cải thiện chế độ ăn và thói quen tập thể dục đều dặn của cả gia đình. Điều trị và dự phòng béo phì ở trẻ em giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong hiện tại cũng như tương lai.

>>>Bạn có thể tham khảo thêm bệnh béo phì ở người lớn tại BỆNH BÉO PHÌ.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh béo phì ở trẻ em

Không phải tất cả trẻ có cân nặng hơn bình thường đều là trẻ thừa cân hay béo phì. Một số trẻ có thân hình lớn hơn so với mức bình thường. Và trẻ em thường có khối lượng mỡ khác nhau ở từng giai đoạn phát triển khác nhau. Vì vậy, bạn có thể nhận định sai lầm nếu chỉ nhìn vào chỉ số cân nặng của trẻ.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) được đánh giá dựa trên mối quan hệ giữa cân nặng với chiều cao. Chỉ số này được công nhận để đánh giá thừa cân hay béo phì. Bác sĩ có thể giúp bạn nhận định xem cân nặng của con bạn có gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ hay không, bằng cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng, BMI và một số xét nghiệm khác nếu cần.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh béo phì ở trẻ em

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn lo lắng con bạn đang quá dư cân, hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, sự thay đổi cân nặng và chiều cao của cả gia đình, và đứa trẻ đang ở vị trí nào trên biểu đồ tăng trưởng. Điều này có thể giúp xác định nếu cân nặng của con bạn đang ở trong vùng nguy hiểm.

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

3. Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ em

Lối sống quá ít hoạt động và chế độ ăn giàu năng lượng là các yếu tố chính góp phần làm cho trẻ béo phì. Tuy nhiên gen và các nội tiết tố cũng đóng góp một vai trò quan trọng không kém. Ví dụ, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự thay đổi các hormone của đường tiêu hóa có ảnh hưởng đến tín hiệu báo khi nào bạn ăn no.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ em

Nhiều yếu tố thường kết hợp với nhau làm tăng nguy cơ thừa cân ở trẻ như:

Chế độ ăn: ăn thường xuyên các thức ăn giàu năng lượng như thức ăn nhanh, đồ nướng, bánh snack, có thể dễ dàng làm trẻ tăng cân. Kẹo ngọt và các món tráng miệng cũng có thể gây tăng cân, và ngày càng nhiều bằng chứng chỉ ra rằng các nước uống có đường, bao gồm cả nước ép trái cây là thủ phạm gây béo phì ở một số người.

Nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ em

Thức ăn nhanh là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ em

Thiếu vận động: trẻ em không tập thể thao thường xuyên thường tăng cân vì không tiêu thụ được năng lượng dư thừa. Chúng dùng nhiều thời gian để xem tivi hoặc chơi game. Những hoạt động thụ động như vậy góp phần làm tình trạng béo phì nặng thêm.

Các yếu tố gia đình: nếu con bạn xuất thân từ gia đình có người bị thừa cân, chúng có thể cũng dễ tăng cân như vậy. Điều này đặc biệt đúng trong những gia đình sử dụng nhiều thức ăn giàu năng lượng và thiếu vận động thể chất.

Các yếu tố tâm lý: căng thẳng cá nhân, của bố mẹ hay các thành viên trong gia đình có thể làm tăng các yếu tố nguy cơ của béo phì ở trẻ. Một số trẻ ăn nhiều để đối phó với các rắc rối này hoặc  đối phó với cảm xúc căng thẳng hay buồn tẻ của chúng. Bố mẹ của chúng cũng có những xu hướng tương tự.

Các yếu tố kinh tế xã hội: những người trong một số cộng đồng có nguồn lực hạn chế hay hạn chế tiếp cận với siêu thị, chợ. Khi đó, họ sẽ chọn lựa các thức ăn tiện lợi mà không nhanh hỏng, như thịt đông lạnh, các loại bánh hộp. Thêm vào đó, những người sống ở nơi thu nhập thấp khó có thể có một chỗ tập thể thao an toàn.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em

Béo phì trẻ em có các biến chứng cho thể chất, tâm lý, xã hội của trẻ:

Các biến chứng về thể chất

  • Đái tháo đường tuýp 2: là bệnh mãn tính ảnh hưởng tới sự hấp thụ đường( glucose) của cơ thể trẻ. Béo phì, lối sống thụ động làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. 
  • Hội chứng chuyển hóa: một tình trạng khiến trẻ dễ mắc bệnh tim, đái tháo đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Hội chứng này bao gồm cao huyết áp, đường huyết cao, mỡ máu cao và tăng tích tụ mỡ vùng bụng.
  • Mỡ máu cao và cao huyết áp: một chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng có thể khiến trẻ có 1 trong 2 hoặc cả 2 tình trạng trên. Chúng có thể góp phần hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Những mảng này có thể khiến các động mạch bị hẹp và cứng, dễ dẫn tới nhồi máu tim hay choáng tim ngay sau đó.
  • Hen suyễn: những trẻ có thừa cân hay béo phì có thể có hen suyễn.
  • Bất thường lúc ngủ: ngưng thở khi ngủ là một bất thường nghiêm trọng. Những trẻ có tình trạng này sẽ có các cơn ngừng thở trong một khoảng thời gian, sau đó thở trở lại xen kẽ trong suốt giấc ngủ.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: là một bệnh thường không có triệu chứng, gây tích tụ mỡ ở gan. Bệnh này có thể gây sẹo và hủy hoại gan.

Các biến chứng về cảm xúc và xã hội:

  • Thiếu tự tin và dễ bị bắt nạt: trẻ em thường thích trêu chọc hay bắt nạt những bạn quá cân là những trẻ ù lì và dễ mắc trầm cảm.
  • Gặp rắc rối trong hành vi và học tập: những trẻ thừa cân có xu hướng lo âu nhiều và yếu kém kỹ năng xã hội hơn những trẻ có cân nặng bình thường, những vấn đề này làm những trẻ thừa cân phá phách trong lớp học theo một xu hướng cực đoan, hoặc tự kỷ rút lui vào thế giới riêng của chúng.
  • Chứng trầm cảm: thiếu tự tin có thể tạo cảm giác tuyệt vọng, có thể dẫn đến trầm cảm ở những trẻ béo phì.

5. Các phương pháp điều trị bệnh béo phì ở trẻ em

Chuẩn bị trước khi đi khám

Bác sĩ gia đình và bác sĩ chuyên khoa nhi có thể cho những chẩn đoán ban đầu của tình trạng béo phì ở trẻ. Nếu con bạn có các biến chứng của béo phì, bạn có thể được giới thiệu đến các chuyên gia khác để giúp kiểm soát các biến chứng này.

Dưới đây là một số thông tin có thể giúp bạn có cự chuẩn bị tốt cho cuộc hẹn:

Bạn có thể làm gì?

Khi bạn đặt cuộc hẹn với bác sĩ, hãy hỏi nếu con bạn cần làm bất cứ điều gì, như nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm không, và trước bao lâu. Hãy lên danh sách sau:

  • Các triệu chứng của con bạn, nếu có.
  • Các thông tin chính, bao gồm tiền sử dùng thuốc của gia đình và tiền sử béo phì.
  • Tất cả các thuốc, vitamin và các thuốc bổ trẻ đang dùng, liều dùng?
  • Con bạn  thường ăn gì trong 1 tuần, và bao nhiêu hoạt động mà trẻ có thực hiện.
  • Các câu hỏi để hỏi bác sĩ.

Bạn nên đi cùng người thân hay bạn bè, nếu có thể, để giúp ghi nhớ các thông tin mà bạn nhận được từ bác sĩ.

Chẩn đoán

Như một phần của chăm sóc trẻ thường quy, bác sĩ sẽ đo đạc và tính chỉ số BMI của trẻ và xác định bất thường BMI theo độ tuổi của trẻ ở mức độ nào. Chỉ số BMI giúp xác định trẻ có thừa cân so với tuổi hay so với chiều cao của trẻ hay không.

Bằng cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng, bác sĩ sẽ xác định con bạn thuộc nhóm  phần trăm nào, nghĩa là sẽ so sánh con bạn với các trẻ khác ở cùng độ tuổi và cùng giới tính. Ví dụ, nếu con bạn thuộc phần trăm thứ 80, nghĩa là con bạn khi so với những trẻ cùng độ tuổi và cùng giới tính, 80% trẻ sẽ có trọng lượng hoặc BMI bằng hay thấp hơn con bạn. 

Các điểm cắt trên biểu đồ tăng trưởng giúp xác định những trẻ thừa cân hay béo phì:

  • BMI giữa phần trăm thứ 85 và phần trăm thứ 94: thừa cân.
  • BMI ở phần trăm thứ 95 hay hơn: béo phì.

Vì BMI không bao gồm khối cơ hay những trẻ có thân hình to lớn hơn bình thường; và vì sự phát triển khác nhau ở từng trẻ, bác sĩ cũng đóng góp vào sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Điều này giúp xác định cân nặng trẻ có phải là vấn đề hay không.

Ngoài  BMI và cân nặng của trẻ, bác sĩ có thể đánh giá thêm:

  • Tiền sử béo phì hay thừa cân ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình, như bệnh đái tháo đường.
  • Thói quen ăn uống của trẻ.
  • Mức độ hoạt động thể lực của trẻ.
  • Các vấn đề sức khỏe khác mà con bạn có thể có.
  • Tiền sử tâm lý trẻ, bao gồm trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, buồn phiền, hay trẻ có phải là đối tượng bị bắt nạt của bạn bè hay không.

Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm máu nếu trẻ có béo phì, bao gồm:

  • Xét nghiệm mỡ máu.
  • Xét nghiệm đường huyết.
  • Các xét nghiệm khác đánh giá mất cân bằng nội tiết tố, thiếu hụt vitamin D hoặc các chỉ số khác liên quan đến béo phì.

Trong số các xét nghiệm này đòi hỏi trẻ không ăn hay uống trước xét nghiệm.

Điều trị

Điều trị trẻ thừa cân

Khuyến cáo rằng những trẻ trên 2  tuổi và trẻ vị thành niên có cân nặng rơi vào khoảng thừa cân sẽ được đưa vào chương trình duy trì cân nặng để làm giảm quá trình tăng cân. Chương trình này cho phép những trẻ này tăng chiều cao nhưng cân nặng vẫn giữ nguyên. Điều này sẽ khiến cho BMI giảm từ từ đến khi rơi vào khoảng an toàn.

Điều trị trẻ béo phì

Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi bị béo phì có thể được chỉ định điều chỉnh chế độ ăn sao cho cân nặng giảm không quá 0,5kg mỗi tháng. Những trẻ lớn hơn và trẻ vị thành niên có béo phì hay béo phì nặng có thể được chỉ định điều chỉnh chế độ ăn sao cho giảm tối đa 1kg mỗi tuần.

Phương pháp duy trì cân nặng hiện tại của trẻ hay giảm cân nặng đều như nhau: đứa trẻ cần một chế độ ăn lành mạnh- cả về loại và chất lượng thức ăn- và gia tăng các hoạt động thể chất. Thành công phụ thuộc phần lớn vào độ kiên trì của bạn để giúp trẻ có được những thay đổi cần thiết.

Ăn uống lành mạnh

Bố mẹ trẻ là người mua nguyên liệu, nấu các bữa ăn và quyết định cả việc ăn ở đâu. Thậm chí chỉ một vài thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra những khác biệt lớn cho sức khỏe của trẻ.

  • Khi đi chợ hay siêu thị, chú ý chọn trái cây và rau củ quả:  bỏ qua những thức ăn tiện lợi như bánh ngọt hay các thức ăn nấu sẵn, những loại thực phẩm này thường chứa nhiều đường, mỡ và lượng năng lượng cao.
  • Hạn chế các loại nước ngọt, bao gồm cả các loại nước ép trái cây: những thức uống này cung cấp giá trị năng lượng thấp nhưng lượng năng lượng lại cao. Chúng cũng có thể làm trẻ no trước khi ăn các loại thức ăn tốt cho sức khỏe khác.
  • Hạn chế thức ăn nhanh:  nhiều loại chứa lượng mỡ và năng lượng rất cao.
  • Ăn chung với gia đình: các bậc cha mẹ nên ra quy định về bữa ăn chung với gia đình  hoặc một khoảng thời gian để chia sẻ tin tức và kể chuyện cho nhau. Không nên vừa ăn vừa xem tivi, chơi game hay xem phim; điều này có thể làm trẻ ăn nhanh và không chú ý tới khối lượng thức ăn mà mình ăn.
  • Khẩu phần ăn thích hợp: trẻ em không cần lượng thức ăn như người lớn. Cho phép trẻ ăn đến khi chúng vừa đủ no, thậm chí nếu  điều đó làm thừa thức ăn, không nên bắt ép trẻ ăn hết. Hãy nhớ rằng, khi bạn ăn ở ngoài, khẩu phần của nhà hàng thường lớn hơn so với trẻ.

Hoạt động thể chất

Một phần quan trọng trong việc đạt được vầ duy trì cân nặng khỏe mạnh, đặc biệt cho trẻ em, là hoạt động thể chất. Nó đốt năng lượng giúp kéo dài xương và cơ, và giúp trẻ ngủ ngon giắc và luôn tỉnh táo cả ngày.

Những thói quen tốt hình thành trong trẻ giúp cho đến độ tuổi thiếu niên có thể duy trì cân nặng lý tưởng dù cho các nội tiết tố có thay đổi, ngược lại tăng trưởng nhanh và những va chạm trong xã hội thì lại dẫn đến ăn nhiều. Một đứa trẻ năng động sẽ trở thành một người lớn khỏe mạnh trong tương lai.

Làm tăng hoạt động cho trẻ

Hạn chế xem tivi và thời gian ngồi bên máy tính: thời gian dùng để xem tivi hoặc sử dụng vi tính, điện thoại hay máy tính bảng được gọi là thời gian xem màn hình. Trẻ em dưới 18 tháng nên tránh thời gian xem màn hình, ngoại trừ gọi điện thoại có hình với bạn bè hay gia đình. Đối với những trẻ lớn hơn vào độ tuổi đi học, cần giới hạn thời gian xem màn hình khoảng 1 tiếng 1 ngày cho những chương trình chất lượng.

Hoạt động, không phải chỉ tập thể dục: trẻ em nên hoạt động từ nhẹ tới nặng ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Các hoạt động của trẻ không phải là một chương trình tập thể dục được dựng sẵn- mục đích là để chúng di chuyển. Các hoạt động tự do-như chơi trốn tìm, nhảy cao- có thể rất tuyệt vời để đốt cháy năng lượng và cải thiện sức khỏe.

Tìm kiếm những hoạt động mà trẻ thích: lấy ví dụ, nếu con bạn có xu hướng nghệ thuật, hãy cho trẻ đi dạo mát và thu thập lá và đá sỏi-thứ mà con bạn có thể dùng để tạo một bức ảnh. Nếu con bạn thích leo trèo, hãy đến khu phòng tập gym gần đó hoặc cho leo tường. Nếu con bạn thích đọc, hãy chở trẻ đến thư viện gần đó. 

Thuốc

Thuốc có thể được chỉ định cho một số thiếu niên như một phần của kế hoạch giảm cân toàn diện. Nguy cơ của việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài chưa được biết, và ảnh hưởng của thuốc lên sự sụt cân và duy trì cân nặng cho trẻ thiếu niên vẫn còn là một câu hỏi.

Phẫu thuật giảm cân

Phẫu thuật để giảm cân có thể là một lựa chọn đối với những trường hợp béo phì nặng của trẻ thiếu niên-những người khó có thể giảm cân thông qua thay đôi lối sống. Tuy nhiên, như bất cứ một ca phẫu thuật nào, phẫu thuật giảm cân cũng có nguy cơ và biến chứng một thời gian dài. Hơn nữa, ảnh hưởng kéo dài của phẫu thuật giảm cân trên sự tăng trưởng trong tương lai của trẻ chưa được biết tường tận.

Phẫu thuật giảm cân ở trẻ thiếu niên ít phổ biến. Tuy nhiên bác sĩ có thể khuyên chọn nếu cân nặng con bạn gây nên nguy hiểm cho trẻ hơn là những nguy cơ mà cuộc mổ mang lại. Điều quan trọng là trẻ có chỉ định phẫu thuật giảm cân sẽ gặp những chuyên gia về nhi, bao gồm bác sĩ nội tiết nhi, bác sĩ tâm lý và nhà dinh dưỡng học để được tư vấn.

Phẫu thuật giảm cân không phải là phép chữa bệnh thần kỳ. Nó không đảm bảo rằng trẻ có thể mất đi toàn bộ cân nặng dư thừa hoặc có thể giữ tình trạng sụt cân lâu dài. Và một cuộc phẫu thuật không thể thay thế cho một chế độ ăn lành mạnh với một chế vận động thể chất thường xuyên.

Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục

Giải quyết các vẫn đề sứ khỏe và cân nặng của người phụ nữ trước khi mang thai có thể cải thiện chứng béo phì trẻ em. Nếu bạn thừa cân và hay suy nghĩ về việc có thai, giảm cân và ăn kiêng có thể ảnh hưởng đến trẻ sau này. Ăn kiêng trong quá trình mang thai có thể có những ảnh hưởng không tốt đến sự chọn lựa đồ ăn của trẻ về sau.

Lối sống ăn uống lành mạnh là cách khắc phục bệnh béo phì ở trẻ em tốt nhất

Lối sống ăn uống lành mạnh là cách khắc phục bệnh béo phì ở trẻ em tốt nhất

Để một đứa trẻ sơ sinh có một sự khởi đầu khỏe mạnh, Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

Nếu con bạn có thừa cân hay béo phì, cơ hội tốt nhất của chúng để đạt được và duy trì cân nặng bình thường là bắt đầu ăn với chế độ ăn lành mạnh và tập thể thao nhiều hơn. Dưới đây là một số bước bạn có thể dùng tại nhà để giúp trẻ đạt mục tiêu:

  • Trở thành hình mẫu: chọn những thức ăn tốt cho sức khỏe và các hoạt động gải trí lành mạnh cho bản thân bạn, nếu bạn cần giảm cân, thực hiện những việc như vậy sẽ là động lực giúp con bạn làm theo.
  • Cả nhà cùng thực hiện: ăn uống lành mạnh là tiền đề và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với mọi người về thể chất. Điều này giúp tránh làm trẻ bị thừa cân.

Đối phó và hỗ trợ

Phụ huynh đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ béo phì cảm thấy được quan tâm và đang tham gia vào việc kiểm soát cân nặng của chúng. Tận dụng mọi cơ hội để xây dựng sự tự tin của trẻ. Đừng ngại đưa ra các chủ đề về sức khỏe hay tập vận động, nhưng hãy chú ý rằng trẻ có thể hiểu nhầm sự quan tâm quá mức của bạn như là coi thường chúng. Hãy trò chuyện trực tiếp với trẻ, cởi mở và không có thái độ phê bình hay phán xét.

Ngoài ra, hãy xem xét các vấn đề sau:

  • Tránh nói đề cập đến cân nặng: những nhận xét tiêu cực của bạn về cân nặng của một ai đó hay của chính đứa trẻ có thể làm tổn thương trẻ, dù có là những ý tốt chăng nữa. Những lời nói tiêu cực về cân nặng có thể khiến bạn làm xấu hình ảnh trong mắt trẻ. Thay vào đó, nên tập trung cuộc nói chuyện vào vấn đề ăn uống lành mạnh và những hình ảnh tích cực của trẻ nếu giảm được cân.
  • Hạn chế ăn kiêng và bỏ bữa: thay vào đó, khuyến khích và hỗ trợ ăn uống lành mạnh và tăng cương hoạt động thể lực.
  • Tìm lý do để tăng sự cố gắng ở trẻ:  khích lệ trẻ có những thay đổi hành vi nhỏ, từ tù nhưng không nên khen thưởng bằng thức ăn. Chọn cách khác để thưởng khi trẻ hoàn thành một mục tiêu nào đó, như cho trẻ chơi bowling hay đi chơi công viên.
  • Trò chuyện với trẻ về cảm giác của chúng: giúp trẻ tìm cách khác hay hơn cách ăn uống để kiếm soát cảm xúc.
  • Giúp trẻ tập trung vào các mục tiêu tích cực: ví dụ, đưa ra mục tiêu trẻ có thể đạp xe trong 20 phút mà không cảm thấy mệt hay có thể hoàn thành số vòng chạy theo yêu cầu trong lớp thể dục.
  • Hãy kiên nhẫn: hãy tin tưởng rằng việc tập trung nhiều vào thói quen ăn uống và cân nặng của con bạn có thể dễ dàng bị phản tác dụng, dẫn đến trẻ thậm chí có thể ăn nhiều hơn hoặc có khả năng làm cho trẻ dễ bị rối loạn ăn uống hơn.

7. Phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em

Dù con bạn đang có cân nặng bình thường hay trong nguy cơ thừa cân, bạn có thể kiểm soát để giúp trẻ phát triển đúng hướng:

  • Hạn chế hấp thu các nước uống có đường
  • Cho trẻ ăn nhiều rau củ-trái cây.
  • Cũng ăn cả nhà thường xuyên
  • Hạn chế ăn ngoài, đặc biệt ở các cửa hàng thức ăn nhanh
  • Điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp độ tuổi.
  • Hạn chế xem tivi hoặc chơi game.

Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng cho trẻ khám bác sĩ để kiểm tra ít nhất 1 lần 1 năm. Mỗi lần như vậy, bác sĩ sẽ đo chiều cao và cân nặng của trẻ, đồng thời tính chỉ số BMI. Nếu tăng chỉ số BMI hoặc trẻ nằm ở khoảng phần trăm cao hơn, trẻ có thể có nguy cơ bị thừa cân. Lúc đó, bạn có thể được tư vấn kịp thời để điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của trẻ.

Bệnh béo phì ở trẻ em nên được điều trị sớm để đảm bảo cho sự khỏe mạnh của trẻ. Hãy liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bởi các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Minh Hiếu

    Tôi đã có cái nhìn cụ thể về căn bệnh này

    24/10/2017
  • Quốc Thiên

    Đời sống tốt lên cũng là lúc những bệnh như thế này nhiều hơn. Bài viết cung cấp thông tin bệnh rất hay, hy vọng sẽ có thêm nhiều bài như thế này nữa

    16/10/2017
  • Nguyễn Thu Cúc

    Con tôi cũng bị bệnh béo phì. Tôi đã liên hệ với bác sĩ và được bác sĩ tư vấn. Tôi đã áp dụng phương pháp mà bác sĩ tư vấn, và tôi thấy nó rất hiệu quả. Cảm ơn bác sĩ.

    05/10/2017
  • Mai Văn Hoàng

    Con tôi cũng đang có cân nặng vượt quá mức, nhưng không cho cháu ăn thì thương. Tôi nên làm gì ạ

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...