Bướu sợi tuyến

Bướu sợi tuyến

Bướu sợi tuyến là một trong số những khối u vú không gây ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ. Chúng ta nên có những kiến thức về căn bệnh này để có thể phòng chống và đối phó với nó.

1. Bệnh bướu sợi tuyến là gì?

2. Triệu chứng của bệnh bướu sợi tuyến

3. Nguyên nhân gây ra bệnh bướu sợi tuyến

4. Biến chứng của bệnh bướu sợi tuyến

5. Điều trị bệnh bướu sợi tuyến

6. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh bướu sợi tuyến là gì?

Bướu sợi tuyến là dạng u xơ, cứng, không gây ung thư và thường xuất hiện ở phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi.

Bướu sợi tuyến thường chắc, cứng, bề mặt nhẵn và có hình dạng rõ ràng. Bướu không gây đau, cảm giác như có một viên bi nằm bên trong vú, dễ di chuyển dưới da khi khám. Bướu sợi tuyến thay đổi về kích thước, chúng có thể tự to lên hoặc nhỏ lại.

Điều trị bướu sợi tuyến có thể bao gồm: theo dõi để phát hiện sự thay đổi về mặt kích thước và cảm giác, sinh thiết để đánh giá khối u hoặc phẫu thuật để loại bỏ nó.

Phân loại bướu sợi tuyến

Ngoài các bướu sợi tuyến đơn giản, còn có:

Bướu sợi tuyến phức tạp: có thể chứa những biến đổi chẳng hạn như tăng quá mức các tế bào (tăng sản) phát triển một cách nhanh chóng. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ chẩn đoán là dạng bướu sợi tuyến phức tạp sau khi xem xét các mô bệnh qua sinh thiết.

Bướu sợi tuyến thanh thiếu niên: Đây là loại bướu vú phổ biến nhất ở bé gái và trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Bướu sợi tuyến dạng này sẽ có thể phát triển to lên, nhưng hầu hết sẽ co lại theo thời gian, và một số sẽ biến mất.

Bướu sợi tuyến khổng lồ: có thể phát triển lớn hơn 2 inch (5 cm). Nên được loại bỏ vì nó sẽ gây đè nén hoặc chiếm chỗ các mô vú khác.

Khối u Phyllodes: Mặc dù thường là lành tính, nhưng một số khối u phyllodes có thể trở thành ung thư (ác tính). Các bác sĩ thường khuyên cắt bỏ các u dạng này.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh bướu sợi tuyến

Bướu sợi tuyến là những khối u vú rắn chắc và thường:

  • Bờ trơn láng, giới hạn rõ 
  • Dễ di động
  • Cứng hoặc chắc
  • Không đau

Bạn có thể có một hoặc nhiều bướu sợi tuyến trong một hoặc cả hai vú.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Ở những phụ nữ bình thường, mô vú thường có cảm giác sần. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn:

  • Phát hiện ra một khối u mới.
  • Nhận thấy có sự thay đổi nào đó trong vú của bạn.
  • Khối u vú mà bạn đã được kiểm tra trước đó phát triển hoặc có những thay đổi khác và xuất hiện tách biệt với những mô vú xung quanh.

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

3. Nguyên nhân gây ra bệnh bướu sợi tuyến

Nguyên nhân gây ra bướu sợi tuyến là không rõ, nhưng có thể chúng liên quan đến các hoóc môn sinh dục. Bướu sợi tuyến thường xảy ra trong độ tuổi sinh sản, nó có thể phát triển to lên trong thời gian mang thai hoặc sử dụng liệu pháp hoocmon, và có thể co lại sau khi mãn kinh, khi lượng hoocmôn giảm.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh bướu sợi tuyến

Hầu hết các bướu sợi tuyến không gây ung thư vú. Tuy nhiên, nguy cơ ung thư vú của bạn có thể bị tăng nhẹ nếu bạn có bướu sợi tuyến phức tạp hoặc khối u phyllodes.

5. Các phương pháp điều trị bệnh bướu sợi tuyến

Chuẩn bị trước khi đi khám

Bạn có thể bắt đầu bằng việc gặp một bác sĩ đa khoa hoặc phụ khoa. Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn chuẩn bị cho buổi đi khám tốt hơn.

Bạn có thể làm gì?

Hãy hỏi bất cứ điều gì bạn cần chuẩn bị trước khi đi khám bệnh, chẳng hạn như việc hạn chế ăn uống. Lập danh sách:

  • Các triệu chứng của bạn, bao gồm bất kỳ triệu chứng nào bạn cho rằng liên quan và không liên quan đến sự thay đổi ở vú, và khi nào thì những triệu chứng đó bắt đầu.
  • Thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm cả lịch sử bệnh tiền sử về bệnh của bạn và của gia đình bạn và có ai trong gia đình có phát hiện ung thư vú hay không.
  • Tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc các chất bổ sung khác mà bạn dùng, và liều lượng của chúng.
  • Các câu hỏi để hỏi bác sĩ.

Chẩn đoán

Khi đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cả hai vú để phát hiện khối u và các vấn đề khác. Một số bướu sợi tuyến quá nhỏ để cảm nhận, vì vậy chúng chỉ có thể được phát hiện qua chẩn đoán hình ảnh.

Nếu bạn có một khối u có thể sờ thấy được, bác sĩ sẽ đưa ra các đề nghị về các xét nghiệm hoặc thủ thuật, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn và đặc tính của khối u.

Các xét nghiệm để đánh giá khối u vú

Chụp nhũ ảnh: Chụp nhũ ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh (xạ hình tuyến vú) ở vùng mô vú nghi ngờ có u. Hình ảnh bướu sợi tuyến có thể được thể hiện trên hình chụp nhũ ảnh như một khối u vú với bờ tròn, nhẵn, tách riêng với các mô vú xung quanh.

Siêu âm vú: sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh bên trong vú. Bác sĩ có thể đề nghị thêm siêu âm vú bên cạnh chụp nhũ ảnh để đánh giá một khối u vú nếu mô vú của bạn quá dày dặc.

Đối với phụ nữ dưới 30 tuổi có khối u vú, bác sĩ có thể sẽ đề nghị siêu âm vú trước tiên để đánh giá khối u.

Nếu chụp nhũ ảnh chỉ chỉ ra rằng bạn có khối u ở vú hoặc có các bất thường nào đó ở vú, thì siêu âm vú còn có thể giúp đánh giá khối u một cách toàn diện hơn. Siêu âm vú giúp xác định khối u là một khối đặc hay chứa dịch. Vì một khối đặc thì khả năng cao là bướu sợi tuyến hơn trong khi một khối chứa dịch thì khả năng cao đó là một u nang.

Thủ thuật đánh giá khối u vú

Sinh thiết kim nhỏ (FNA): Bác sĩ dùng một cây kim nhỏ đâm vào vú và rút thành phần chứa bên trong khối u ra.

Nếu rút ra chất lỏng, khối u đó có thể là một u nang.

Sinh thiết kim lõi (CNB): Bác sĩ với sự chỉ dẫn từ hình chụp nhũ ảnh và từ hình ảnh siêu âm sẽ sử dụng cây kim lõi để lấy mẫu mô từ khối u, sau đó đem đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Điều trị

Trong nhiều trường hợp, bướu sợi tuyến không cần phải điều trị. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn chọn phẫu thuật loại bỏ u nhằm tạo cảm giác yên tâm.

Điều trị bệnh bướu sợi tuyền

Điều trị không phẫu thuật

Nếu bác sĩ chắc chắn rằng u vú của bạn là một bướu sợi tuyến - dựa trên kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh và sinh thiết - có thể bạn không cần phải phẫu thuật.

Bạn có thể quyết định không phẫu thuật vì:

  • Phẫu thuật có thể làm thay đổi hình dạng và kết cấu của vú
  • Bướu sợi tuyến đôi khi sẽ tự co lại hoặc biến mất
  • Vú có nhiều bướu sợi tuyến sẽ xuất hiện ổn định - không có sự thay đổi về kích thước trên siêu âm so với lần siêu âm trước đó

Nếu bạn không phẫu thuật, điều quan trọng là phải theo dõi bướu sợi tuyến định kì qua siêu âm để phát hiện sự thay đổi về hình dạng, cấu trúc hoặc kích thước của khối u. Nếu sau này bạn cảm thấy lo lắng, bạn có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ nó.

Điều trị bằng phẫu thuật

Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật để loại bỏ bướu sợi tuyến nếu một trong các xét nghiệm của bạn - khám lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh hoặc sinh thiết - có bất thường hoặc nếu bướu có kích thước cực kỳ lớn hoặc gây ra các triệu chứng.

Các thủ thuật để loại bỏ bướu sợi tuyến bao gồm:

  • Thủ thuật chỉ cắt bỏ khối u (lumpectomy) hoặc sinh thiết cắt bỏ (excisional biopsy). Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u và gửi mô vú tới phòng xét nghiệm để kiểm tra ung thư.
  • Kỹ thuật nhiệt động (Cryoablation): Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị mỏng, dạng que (cryoprobe) qua da đến chỗ bướu sợi tuyến. Khí nitơ lạnh sẽ được bơm vào để đóng băng và tiêu hủy mô.

Sau khi bướu sợi tuyến được loại bỏ, có thể sẽ có một hoặc nhiều bướu sợi tuyến mới phát triển. Khối u mới vẫn cần được đánh giá bằng chụp nhũ ảnh, siêu âm và sinh thiết - để xác định khối u là bướu sợi tuyến hay có khả năng trở thành ung thư.

Việc điều trị bệnh bướu sợi tuyến là cần thiết và bạn nên điều trị ngay khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh. Nếu bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ, hãy liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Đặng Thị Thu Oanh (11/08/2020)
    Có thuốc nào có thể làm tiêu bướu sợi tuyến vú mà không cần phẫu thuật không ạ. Em đã phẫu thuật 1 bướu, hiện còn 1 bướu và có xuất hiện thêm bướu mới ạ. Cám ơn bác sĩ
    Ngoc Hoang(16/02/2020)
    Chào bác sĩ : em năm nay 33t đã lập gd và có 2 con. Dạo gần đây em cảm thấy đau 2 bên ngực ,em có đi khám và siêu âm 2 bên vú. Kết quả là em bị bướu sợi tuyến vú trái : cấu trúc mô tuyến vú và mô mỡ vị trí 12h cách núm vú 2 cm có cấu trúc echo kém kích thước =10×5 mm,ko tăng sinh mạch máu.
    Vậy cho em hỏi mình có cần điều trị ko và cách điều trị như thế nào, có cần phẫu thuật ko .Và bệnh này có nguy hiểm gây ung thư ko ạ. Cảm ơn ạ
    Đào Oanh (19/02/2020)
    Bạn đã bị bướu sợi tuyến thì tốt nhất bạn nên đi khám để bác sĩ tư vấn chữa trị tốt hơn.

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...