Chốc lở ngoài da

Chốc lở ngoài da

Bệnh chốc lở là căn bệnh nhiễm khuẩn ngoài da thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh chốc lở có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, vì vậy bệnh nên được nhận biết sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

1. Bệnh chốc lở ngoài da là gì

2. Triệu chứng của bệnh chốc lở ngoài da

3. Nguyên nhân gây ra bệnh chốc lở ngoài da

4. Điều trị bệnh chốc lở ngoài da

1. Bệnh chốc lở ngoài da là gì

Chốc lở (tên tiếng Anh là Impetigo) là bệnh nhiễm trùng da do cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong các vùng vệ sinh kém. Những vùng da bị nhiễm bệnh xuất hiện những đám da rộp đỏ, có bóng nước khi vỡ ra sẽ thành loét. Bệnh có thể lan rộng hoặc diễn tiến đến nhiễm trùng huyết nếu không được điều trị kịp thời.

Chốc lở là nhiễm trùng rất dễ lây, gây đau và làm xuất hiện những vết loét trên da. Những vết loét đỏ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Trong một số trường hợp chúng thường đặc biệt xuất hiện xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân. Một khi vỡ, chất lỏng sẽ chảy ra và sau đó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh chốc lở ngoài da

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chốc lở thông thường là:

  • Vết loét đỏ và mụn nước nhanh chóng bị vỡ, chảy ra dịch trong một vài ngày và sau đó tạo thành một lớp vỏ màu vàng nâu phía trên;
  • Các vết loét da quanh mũi, miệng hoặc các khu vực khác;
  • Ngứa và đau nhức;
  • Trong trường hợp nặng, sang thương trở thành vết loét sâu;
  • Sưng hạch bạch huyết gần vị trí nhiễm trùng.

Tuy nhiên bạn vẫn  có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Triệu chứng của bệnh chốc lở ngoài da

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mỗi người phản ứng rất khác nhau. Hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng bệnh của bạn để tìm ra giải pháp điều trị tối ưu nhất.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh chốc lở ngoài da

Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân của bệnh chốc lở. Bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn khi bạn tiếp xúc với các vết loét hoặc các chất lỏng bị ô nhiễm từ mụn nước của người nhiễm bệnh.

Một trong hai loại vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở là liên cầu khuẩn (Streptococcus) hoặc tụ cầu khuẩn (Staphylococcus).  Do các vấn đề về da như chàm, nhiễm độc cây thường xuân, côn trùng cắn, vết bỏng hoặc vết cắt, da của bạn sẽ bị tổn thương, các vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể thông qua các vi tổn thương đó dù cho các tổn thương đó không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Sau khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng làm cho da dưới mũi bị thô, trẻ em có thể mắc bệnh chốc lở. Trong một số trường hợp, bệnh chốc lở vẫn có thể xảy ra trên làn da hoàn toàn khỏe mạnh.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh chốc lở ngoài da

Chốc lở là một trong các bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Chốc lở hiếm khi xảy ra ở người lớn. Nếu có thì chốc lở sẽ xảy ra sau những bệnh về da hay nhiễm trùng thường phổ biến hơn ở nam giới. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.

Có nhiều yếu tố có thể gây nên bệnh chốc lở, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: trẻ em từ 2 đến 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh chốc lở cao nhất;
  • Sống ở nơi dân cư đông đúc: điều kiện đông đúc làm bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác, chẳng hạn như trong trường học và các cơ sở chăm sóc trẻ em;
  • Thời tiết ấm, ẩm: đây là loại thời tiết tạo điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Vì vậy, trong mùa hè, bạn có nguy cơ cao bị mắc bệnh chốc lở;
  • Cấu trúc da bị phá vỡ: vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương da hoặc thậm chí là các tổn thương mà ta không thể nhìn thấy.

4. Các phương pháp điều trị bệnh chốc lở ngoài da

Chẩn đoán

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh chốc lở bằng cách nhìn vào các vết loét đặc trưng.

Trong trường hợp tình trạng của bạn không cải thiện, một mẫu chất lỏng từ vết loét sẽ được thử nghiệm để xem những loại thuốc kháng sinh nào có thể hiệu quả trong trường hợp đó. Một số loại vi khuẩn gây bệnh chốc lở đã trở nên đề kháng với một số thuốc kháng sinh nhất định. Vì vậy, cần phải lấy mẫu để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc đó.

Nếu bạn hoặc con bạn có dấu hiệu khác của bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Điều trị

Bạn có thể điều trị bệnh chốc lở bằng cách sử dụng một loại thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh mà bạn có thể bôi trực tiếp lên các khu vực bị nhiễm bệnh. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải loại bỏ vảy bằng cách ngâm vùng da bệnh trong nước ấm hoặc đắp gạc ướt. Một khi vảy được loại bỏ, các kháng sinh có thể xâm nhập vào da tốt hơn.

Bạn có thể dùng kháng sinh đường uống khi bạn có rất nhiều vết lở loét mà bạn không thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem trên tất cả các vết loét. Điều quan trọng là bạn phải dùng đủ liều thuốc điều trị ngay cả khi các vết loét đã lành. Nếu bạn ngừng sử dụng do thấy tất cả mọi thứ đã ổn, chốc lở sẽ tái phát và xảy ra tình trạng đề kháng sinh.

Biện pháp khắc phục khi bị bệnh chốc lở ngoài da

Biện pháp khắc phục và tự chăm sóc

Bạn có thể đối phó với bệnh chốc lở bằng các lối sống và biện pháp sau đây:

  • Giữ da sạch sẽ: bạn có thể làm điều này bằng cách rửa sạch các vết xước, vết côn trùng cắn và vết thương ngay lập tức;
  • Giặt quần áo, khăn mặt và khăn tắm của người bị bệnh mỗi ngày và không dùng chung những vật dụng đó với bất cứ ai khác trong gia đình;
  • Cắt ngắn móng tay của trẻ bị nhiễm bệnh để ngăn chặn tổn thương da do việc cào hay gãi.

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng vệ sinh môi trường kém và ở những người bị suy giảm miễn dịch. Bạn có thể phòng tránh bệnh bằng cách tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, dùng các loại xà phòng diệt khuẩn và mặc quần áo thoáng mát. Tránh gãi làm trầy xước da và tránh dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thảo dược đắp ngoài da vì có thể làm tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn.

Khi có các triệu chứng của bệnh chốc lở, nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ khoa da liễu để được điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và hẹn khám. 

Bác sĩ khám, điều trị

Phạm Ngọc Trâm

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm

Khoa: Da liễu

Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...