Hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận

Các động mạch ở thận bắt nguồn từ tim và phụ trách vận chuyển máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng đến thận. Khi các động mạch thận bị tắc nghẽn hay tình trạng này còn gọi là hẹp động mạch thận thì thận sẽ không nhận đủ lượng máu và oxy.

1. Bệnh hẹp động mạch thận là gì

2. Triệu chứng của bệnh hẹp động mạch thận

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp động mạch thận

4. Biến chứng của bệnh hẹp động mạch thận

5. Điều trị bệnh hẹp động mạch thận

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh hẹp động mạch thận là gì?

Hẹp động mạch thận là một hoặc nhiều động mạch đến thận bị hẹp (động mạch thận).

Các động mạch bị hẹp làm giảm lượng máu giàu oxy đến được thận. Thận của bạn cần đủ lượng máu để giúp lọc các chất thải và loại bỏ dịch dư thừa. Giảm lượng máu có thể gây tăng huyết áp toàn bộ cơ thể (huyết áp toàn thân hoặc tăng huyết áp) và làm tổn thương mô thận.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng. Bệnh đôi khi được phát hiện một cách ngẫu nhiên trong quá trình xét nghiệm vì một vài lý do khác. Bác sĩ cũng có thể nghi ngờ hẹp động mạch thận nếu bạn:

  • Huyết áp cao bắt đầu đột ngột hoặc trở nên nặng hơn mà không rõ nguyên nhân
  • Huyết áp cao bắt đầu trước 30 tuổi hoặc sau 50 tuổi

Khi hẹp động mạch thận tiến triển, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Huyết áp cao khó kiểm soát
  • Tiếng rít khi máu chảy qua động mạch hẹp (tiếng rù), mà bác sĩ nghe thấy tại thận qua ống nghe 
  • Tăng nồng độ protein trong nước tiểu hoặc các dấu hiệu khác của bất thường chức năng thận 
  • Chức năng thận xấu đi trong điều trị tăng huyết áp
  • Ứ đọng dịch và phù trong các mô của cơ thể
  • Suy tim kháng trị 

Hình ảnh bệnh hẹp động mạch thận

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy hẹn gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng liên tục nào khiến bạn lo lắng.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp động mạch thận

Hai nguyên nhân chính gây hẹp động mạch thận bao gồm:

Xơ vữa động mạch của các động mạch thận: Xơ vữa động mạch là sự tích tụ các chất béo, cholesterol và các chất khác (mảng bám) trong và trên các thành động mạch. Khi các chất béo lắng đọng đủ lớn, chúng có thể làm cứng, giảm lưu lượng máu và gây sẹo thận. Cuối cùng, có thể dẫn đến hẹp động mạch. Hầu hết các trường hợp hẹp động mạch thận xảy ra do chứng xơ vữa động mạch.

>>>Để biết thêm thông tin về bệnh xơ vữa động mạch, bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

Loạn sản sợi cơ: Trong loạn sản sợi cơ, cơ thành động mạch phát triển bất thường. Động mạch thận có thể có những đoạn hẹp xen kẽ với đoạn rộng hơn, hình thành hình dạng giống như dạng chuỗi trong hình ảnh của động mạch.

Động mạch thận có thể hẹp nhiều đến nỗi thận không nhận đủ lượng máu và có thể bị tổn thương. Điều này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai thận. Người ta chưa biết nguyên nhân tại sao gây loạn sản sợi cơ, nhưng tình trạng này phổ biến ở nữ hơn và có thể có ngay khi sinh (bẩm sinh).

Xơ vữa động mạch và loạn sản sợi cơ và có thể làm ảnh hưởng đến các động mạch khác trong cơ thể cũng như các động mạch thận và gây biến chứng.

Hiếm khi, hẹp động mạch thận do các tình trạng khác như viêm mạch máu; Rối loạn hệ thần kinh gây ra khối u phát triển trên các mô thần kinh (u sợi thần kinh); Hoặc khối u phát triển trong vùng bụng và chèn ép vào động mạch thận (áp lực từ bên ngoài).

Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp động mạch thận

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch thận

Hầu hết các trường hợp hẹp động mạch thận đều do xơ vữa động mạch. Các yếu tố nguy cơ cho xơ vữa động mạch của thận cũng tương tự như chứng xơ vữa động mạch ở bất cứ nơi nào khác trong cơ thể, bao gồm:

4. Biến chứng của bệnh hẹp động mạch thận

Các biến chứng có thể xảy ra của hẹp động mạch thận bao gồm:

  • Cao huyết áp (cao huyết do mạch máu thận)
  • Suy thận, cần điều trị bằng chạy thận hoặc ghép thận
  • Ứ đọng dịch (phù) ở chân, gây ra phù mắt cá hoặc bàn chân 
  • Khó thở do sự ứ đọng dịch trong phổi đột ngột (phù phổi nhanh)

5. Điều trị bệnh hẹp động mạch thận

Chẩn đoán

Để chẩn đoán hẹp động mạch thận, bác sĩ có thể bắt đầu với:

  • Khám sức khoẻ bác sĩ nghe thấy tiếng rù vùng thận qua ống nghe có nghĩa là động mạch thận bị hẹp
  • Xem lại tiền sử y tế của bạn
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra chức năng thận
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để đo nồng độ hóc môn điều chỉnh huyết áp

Xét nghiệm hình ảnh thường được thực hiện để chẩn đoán hẹp động mạch thận bao gồm:

  • Siêu âm Doppler: Các sóng âm thanh tần số cao giúp bác sĩ quan sát các động mạch và thận và kiểm tra chức năng của chúng. Thủ thuật này cũng giúp bác sĩ phát hiện tắc nghẽn trong mạch máu và đánh giá mức độ nghiêm trọng của chúng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Trong quá trình chụp CT, một máy X-quang kết nối với máy tính tạo ra một hình ảnh chi tiết cho thấy các hình ảnh cắt ngang qua các động mạch thận. Bạn có thể được tiêm thuốc nhuộm để hiển thị dòng máu chảy.
  • Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA): Chụp cộng hưởng từ mạch máu sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết 3 chiều của các động mạch thận và thận. Một thuốc nhuộm được tiêm vào động mạch để hiển thị các mạch máu trên hình ảnh.
  • Chụp động mạch thận: Loại tia X đặc biệt này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tắc nghẽn động mạch thận và đôi khi mở rộng đoạn hẹp lại bằng bóng và stent. Trước khi chụp X-quang, bác sĩ sẽ tiêm thuốc nhuộm vào các động mạch thận thông qua một ống dài, mỏng (ống thông) để giúp hiển thị các động mạch và quan sát dòng máu chảy rõ ràng hơn. Xét nghiệm này thường được thực hiện cùng lúc với sửa chữa mạch máu mở rộng với stent.

Điều trị bệnh hẹp động mạch thận

Điều trị

Điều trị chứng hẹp động mạch thận có thể bao gồm thay đổi lối sống, thuốc hoặc thủ thuật. Đôi khi sự kết hợp của các phương pháp điều trị là cách tiếp cận tốt nhất. Tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ và các triệu chứng, theo dõi có thể là tất cả những gì bạn cần.

Thuốc 

Huyết áp cao - ngay cả khi chủ yếu liên quan đến hẹp động mạch thận - thường có thể điều trị thành công bằng thuốc. Tìm được thuốc thích hợp hoặc sự kết hợp các thuốc có thể đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn.

Một số loại thuốc thường dùng để điều trị cao huyết áp liên quan đến hẹp động mạch thận bao gồm:

  • Các thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs), giúp giảm co mạch và ngăn chặn sự hình thành hoặc các hiệu ứng của một hóa chất tự nhiên gọi là angiotensin II, làm co mạch máu
  • Thuốc lợi tiểu, còn được gọi là thuốc tháo nước, giúp cơ thể bạn thải lượng natri và nước dư
  • Thuốc chẹn beta và thuốc chẹn alpha-beta, có thể có tác dụng chậm nhịp tim và giảm co bóp hoặc giãn mạch máu, tùy thuộc vào loại thuốc bạn sử dụng
  • Thuốc chẹn kênh Canxi, giúp giảm co mạch máu

Nếu chứng xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây hẹp động mạch thận, bác sĩ cũng có thể dùng aspirin và thuốc hạ cholesterol. Thuốc nào tốt nhất cho bạn tùy thuộc vào tình trạng cá nhân.

Thủ thuật

Đối với một số người - ví dụ như những người có huyết áp cao không kiểm soát được và biến chứng như phù phổi hoặc chức năng thận kém - một thủ thuật có thể được đề nghị để khôi phục lượng máu qua động mạch thận và cải thiện tưới máu tới thận.

Thủ thuật điều trị hẹp động mạch thận có thể bao gồm:

  • Nong mạch máu thận và đặt stent: Trong thủ thuật này, các bác sĩ mở rộng động mạch thận bị thu hẹp và đặt một thiết bị bên trong mạch máu để giữ các thành mạch mở và cho phép máu lưu thông tốt hơn.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch thận: Trong thủ thuật bắt cầu, các bác sĩ ghép một mạch máu thay thế vào động mạch thận để tạo đường mới để máu đi tới thận của bạn. Đôi khi điều này có nghĩa là nối động mạch thận với mạch máu từ nơi khác, chẳng hạn như gan hoặc lá lách.

Kết quả gần đây từ các thử nghiệm lâm sàng so sánh việc nong mạch thận và đặt stent với điều trị nội không cho thấy sự khác biệt giữa hai phương pháp điều trị để giảm huyết áp và cải thiện chức năng thận cho bệnh nhân hẹp động mạch thận trung bình. Sử dụng các thủ thuật để mở rộng thành mạch nên được xem xét đối với những người không thành công khi chỉ điều trị nội.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Nếu huyết áp của bạn tăng vừa phải hoặc nhiều, bạn có thể cần phải thay đổi lối sống nhất định, chẳng hạn như:

  • Duy trì cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân nếu bạn thừa cân
  • Ăn các thức ăn lành mạnh
  • Hạn chế muối trong chế độ ăn uống của bạn
  • Hãy vận động cơ thể
  • Giảm căng thẳng 
  • Kiểm soát lượng rượu uống hoặc thức uống có chứa caffein
  • Không hút thuốc

Bệnh hẹp van động mạch phổi nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Anh Toàn

    Bạn gái tôi được chẩn đoán mắc bệnh hẹp động mạch thận, trong quá trình điều trị nhiều khi tây chân bị ngứa, phù rất khó chịu. Bác sĩ nói đây là 1 dạng biến chứng. Một thời gian kinh hoàng với bản thân tôi và cô ấy.

    16/10/2017
  • Nguyễn Đức Hải

    Muốn điều trị tốt tốt nhất là nên tới gặp bác sĩ tránh cách rủi ro mọi người ạ.

    05/10/2017
  • Lê Ngọc

    Tôi có người nhà đang mắc bệnh này nên đang tìm hiểu tất cả các thông tin về bệnh. Bài viết có rất nhiều thông tin hữu ích giúp tôi hiểu rõ hơn về căn bệnh.

    29/09/2017
  • Lê Minh Hải

    Anh tôi phát hiện bị bệnh hẹp động mạch thận khi bệnh đã chuyển biến nặng, giờ đang phải tích cực điều trị theo bác sĩ. Căn bệnh này chỉ được phát hiện sớm nếu bạn thường đi khám định kì thôi.

    11/09/2017
Nguyen ba thien (27/03/2018)
Chào hellodoctors ,Cho tôi hōi tôi dã Dat Stent dong mach than Nhung ma Khi Lam Phau Thuat xong toi Cam Thay Binh Thuong Va sau Do 1ngay Co di Kiem Tra Lai dang ngoi bong dung Thay ĐAu nhoi Va tu do den gio Luc nao cung Thay kho Chiu.xin Cho Hoi Bay gio toi Muon bo Stent do ra Ngoai Duoc ko toi Co Dat Stent gan 2nam roi.xin Cam on Chương trinh
Hello Doctor (17/04/2018)
Chào bạn, Thường rất ít trường hợp lấy stent sau khi đặt. Tuy nhiên, nếu stent làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây các biến chứng lên chức năng thận của bạn thì bạn có thể bàn với bác sĩ về kế hoạch lấy stent ra.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...