Nói lắp

Nói lắp

Tình trạng nói lắp thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em, nhưng trong nhiều trường hợp người lớn vẫn có thể mắc phải bệnh nói lắp. Bệnh nói lắp có thể được điều trị bằng các liệu pháp luyện ngữ âm.

1. Nói lắp là gì

2. Triệu chứng của bệnh nói lắp

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nói lắp

4. Biến chứng của bệnh nói lắp

5. Điều trị bệnh nói lắp

1. Bệnh nói lắp là gì?

Nói lắp (tên tiếng Anh là Stuttering) là tình trạng rối loạn ngữ âm bao gồm các vấn đề đặc trưng và thường gặp về sự liền mạch và trôi chảy khi đang nói. Người nói lắp biết rõ mình muốn bày tỏ điều gì, nhưng lại không truyền đạt một cách trôi chảy khi nói. Chẳng hạn như họ hay kéo dài một từ, âm tiết nguyên âm hay phụ âm, hoặc có thể họ sẽ dừng lại đột ngột khi đang nói vì có một từ hay âm tiết khó phát âm.

Nói lắp thường xảy ra ở trẻ nhỏ đang trong quá trình tập nói. Trẻ nói lắp có thể do ngôn ngữ và cách nói của trẻ chưa bắt kịp được suy nghĩ của bản thân. Nhiều trẻ có thể bỏ qua được tật nói lắp này khi đã nói hoàn chỉnh.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, nói lắp có thể theo trẻ đến tuổi trưởng thành và gây khó khăn cho trẻ khiến trẻ kém tự tin và khó giao tiếp với mọi người xung quanh.

Cả trẻ em hay người lớn bị nói lắp có thể được chữa trị bằng các liệu pháp luyện ngữ âm, dùng thiết bị điện tử hỗ trợ cho việc nói trôi chảy hơn hay liệu pháp nhận thức hành vi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh nói lắp

Các triệu chứng của tật nói lắp có thể kể đến:

  • Khó khăn khi phải nói một từ khó, một câu hay một đoạn
  • Kéo dài một từ hay phát âm từ đó quá lâu
  • Lặp lại từ,nguyên âm hay phụ âm
  • Nói đứt quãng
  • Thường hay phát ra từ “um” nếu như đang chuẩn bị nói một từ khó phát âm tiếp theo
  • Căng cứng cả mặt và ngừoi để phát âm được một từ nào đó
  • Hay lo ngại khi đang nói chuyện
  • Hạn chế trong khả năng giao tiếp

Các vấn đề mắc phải khi nói lắp có thể đi kèm:

  • Chớp mắt liên tục
  • Rung hàm hay rung môi
  • Giật cơ mặt
  • Co giật phần đầu
  • Nắm chặt tay lại

Tình trạng nói lắp có thể trầm trọng hơn khi người bệnh đang phấn khích, mệt mỏi hay áp lực hoặc bản thân thiếu tự tin. Các trường hợp khi nói trước một nhóm người hay giao tiếp bằng điện thoại có thể gây khó khăn cho người nói lắp.

Tuy nhiên, đa số trường hợp người nói lắp có thể nói một cách trôi chảy khi nói chuyện với bản thân hoặc cùng nói hay hát với một người khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi thường dễ bị nói lắp. Đây có thể là hiện tượng thường có khi trẻ đang trong quá trình tập nói và có thể sẽ khỏi khi trẻ nói hoàn chỉnh. Tuy nhiên, một số trường hợp phải cần điều trị để giúp trẻ nói trôi chảy hơn.

Hãy gọi cho bác sĩ nhờ trợ giúp hoặc gặp bác sỉ chuyên về ngữ âm học để trao đổi khi tình trạng nói lắp:

  • Kéo dài hơn 6 tháng
  • Xuất hiện cùng với các vấn đề về ngữ âm khác
  • Trở nên thường xuyên hơn khi trẻ lớn hơn
  • Xuất hiện khi co cứng cơ hay tầm nhìn bị hạn chế khi đang nói
  • Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp ở trường ,trong công việc hay giao tiếp xã hội
  • Làm cho bản thân thấy lo âu và tự ti khi buộc phải nói trong trường hợp cụ thể
  • Mạn tính ở người lớn

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nói lắp

Các nhà nghiên cứu cũng đang tiếp tục tìm hiểu về nguyên nhân gây ra vấn đề nói lắp. Sự kết hợp của các yếu tố sau đây như:

  • Dây thần kinh vận động bất thường
  • Di truyền

Nguyên nhân khác

Một số nguyên do như đột quỵ, chấn thương vùng đầu hay các rối loạn ở não bộ khác có thể khiến việc nói chậm lại hay lặp từ (nói lắp do yếu tố thần kinh – neurotic stuttering)

Việc nói trôi chảy có thể là nguyên nhân của một loại yếu tố bệnh stress khi quá áp lực hay hồi hộp làm cho người nói không thể trôi chảy được lời nói của mình.

Một nguyên nhân khác có thể nhắc đến là do vấn đề về shock tâm lý (psychogenic) thường không phổ biến lắm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh nói lắp

Nam giới thường dễ có tình trạng nói lắp hơn nữ giới. Các yếu tố có thể tăng nguy cơ nói lắp bao gồm:

  • Trẻ chậm phát triển
  • Gia đình có người nói lắp
  • Căng thẳng

4. Biến chứng và tác hại của bệnh nói lắp

Bệnh nói lắp khiến cho người bệnh không thể trình bày hay nói được trôi chảy ý nghĩ của mình. Điều đó là một nhược điểm rất lớn và khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc, nó cướp đi nhiều cơ hội của người bệnh. 

Bệnh nói lắp cũng sẽ khiến cho bệnh nhân trở nên tự ti, không tự tin với bản thân, bệnh nhân không dám nói vì sợ chứng nói lắp của mình, từ đó dẫn đến nhiều bệnh tâm lý và bệnh tâm thần khác như trầm cảm.

Các vấn đề tâm lý mà nói lắp có thể gây ra là:

  • Khó khăn khi giao tiếp với mọi người
  • Tỏ ra ngại ngùng và lo lắng khi nói
  • Không thích hay từ chối  công việc phải dùng giao tiếp 
  • Bỏ lỡ các động xã hội, ở trường hay trong công việc
  • Bị bắt nạt
  • Thiếu tự tin về bản thân

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Tác hại của bệnh nói lắp là khiến bệnh nhân trở nên tự ti với bản thân

Tác hại của bệnh nói lắp là khiến bệnh nhân trở nên tự ti với bản thân

5. Các phương pháp điều trị bệnh nói lắp

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán sẽ do bác sĩ chuyên khoa âm ngữ học kiểm tra và điều trị. Họ cũng sẽ là người giúp trẻ hay người nói lắp làm quen với việc nói ở nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau.

Nếu bạn là người thân

Nếu bạn là người thân của trẻ nói lắp, bác sĩ sẽ:

  • Đặt các câu hỏi về tiền căn sức khỏe của trẻ, bao gồm thời gian trẻ bắt đầu nói lắp khi nào và nói lắp có thường xuyên xảy ra không
  • Hỏi bạn về các khó khăn trẻ gặp phải khi nói lắp là gì, như việc học ở trường hay mối quan hệ của trẻ với mọi người
  • Trò chuyện với trẻ, và hỏi trẻ có đọc to để phát hiện sự bất thường ở đâu hay không
  • Phân biệt giữa việc lặp lại các âm tiết và phát âm sai  hay gặp ở trẻ và việc nói lắp có phải là tình trạng kéo dài hay không
  • Loại trừ các nguyên nhân khác gây rối loạn ngôn ngữ, như hội chứng Tourette

Nếu bạn là người trưởng thành bị nói lắp

Nếu bạn có tật nói lắp, bác sĩ sẽ:

  • Đặt các câu hỏi về tiền sử sức khỏe của bạn, về việc bạn nói lắp khi nào hay việc nói lắp có lặp lại thường xuyên không
  • Loại trừ các nguyên nhân khác gây nói lắp
  • Muốn biết về việc điều trị của bạn trước đó và tìm ra phương pháp phù hợp nhất
  • Biết thêm về tình trạng  khó khăn bạn gặp phải khi nói lắp
  • Biết thêm  về tình trạng học tập của bạn, các mối quan hệ và các khía cạnh cuốc sống có khó khăn khi nòi lắp và cả áp lực của việc nói lắp

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị bệnh nói lắp bằng một số liệu pháp ngôn ngữ

Điều trị bệnh nói lắp bằng một số liệu pháp ngôn ngữ

Điều trị

Sau khi đã được chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Có rất nhiều phương pháp phù hợp cho trẻ và người lớn nói lắp. Và vì việc hiệu quả của các liệu pháp còn phụ thuộc vào từng cá nhân nên việc kết hợp là phương pháp tốt để áp dụng.

Việc điều trị có thể không loại bỏ hoàn các tật nói lắp nhưng các kỹ năng từ liệu pháp sẽ:

  • Nói chuyện lưu loát hơn
  • Việc giao tiếp trở nên hiệu quả hơn
  • Tham gia được các hoạt động ở trường , ở nơi làm việc hay hoạt động xã hội

​Một vài phương pháp có thể kể đến bao gồm:

  • Liệu pháp ngôn ngữ:  Giúp bạn cách nói chậm lại và để ý đến các từ nói lắp. Bạn sẽ bắt đầu bằng việc nói thật chậm và từ từ tăng tốc độ nói lên
  • Sự dụng các thiết bị điện tử: Các thiết bị điện tự sẽ hỗ trợ bạn để giúp bạn giảm tốc độ nói lại và điều chỉnh các lỗi phát âm của bạn.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Sẽ giúp bạn nhận dạng và thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực khi nói lắp, qua đó giúp bạn giảm nhẹ áp lực, lo âu và lấy lại sự tự tin bản thân.
  • Tương tác giữa cha mẹ và con cái: Sự hỗ trợ từ gia đình là chìa khóa giúp trẻ đối mặt với việc nói lắp. Tuân theo chỉ dẫn của các bác sĩ là các hiệu quả nhất đễ hỗ trợ cho con bạn.
  • Thuốc: Một vài loại thuốc có thể hỗ trợ cho việc nói lắp chứ không hoàn toàn chữa trị khỏi được.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Biện pháp tự khắc định

Nếu bạn có con bị nói lắp, các điều sau có thể giúp bạn:

  • Hãy lắng nghe trẻ thật kỹ
  • Chờ đợi để trẻ có thể phát âm được từ đang cố gắng nói
  • Sắp xếp thời gian để nói chuyện với trẻ
  • Nói chậm, không gấp gáp
  • Thay đỗi vai trò nói và nghe
  • Học cách bình tĩnh
  • Đừng cố gắng chú ý đến vấn đề nói lắp của trẻ hằng ngày
  • Động viên hơn là chê trách
  • Chấp nhận trẻ khi trẻ nói lắp

Giao tiếp với mọi người

Gia đình có người bị nói lắp có thể liên hệ với một gia đình khác cũng có người bị tình trạng tương tự, thành lập ra các nhóm hỗ trợ để đưa ra lời khuyên và giải pháp đối mặt với các vấn để mà nhiều người chưa biết đến.

Để điều trị bệnh nói lắp, bạn nên đến gặp bác sĩ để có được lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Ngọc Anh

    Nếu bị bệnh nói lắp mà không sửa được thì tốt nhất là nên đi khám bác sĩ. Chữa càng sớm thì càng nhanh khỏi.

    05/10/2017
  • Trần Thu Hà

    Nói lắp hồi bé mà không chữa thì lớn lên sẽ thành tật đó. Mà càng lớn thì càng khó chữa.

    28/09/2017
Tấn Thảo (08/02/2020)
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 27 tuổi, tôi bị nói lắp từ nhỏ. Gia đình tôi có bố tôi cũng bị nói lắp, khi còn nhỏ a tôi cũng bị nói lắp nhưng lớn thì hết còn tôi bị từ nhỏ đến giờ vẫn không khỏi. Khi nói tôi thường bị ngắt quãng, muốn nói nhưng ko nói ra đc, càng cố gắng nói càng nghẹn trong cổ họng, những lúc như thế tim đập mạnh, cảm giác hoang mang, lo sợ ko nói đc. Mong bác sĩ tư vấn, giúp đỡ e.
Phúc (23/02/2020)
Bạn nên đi khám đẻ bác sĩ tư vấn rõ hơn về tình trạng của mình.
Nguyễn thị tân túy nga (22/06/2019)
Tôi 47 tuổi,bị nói lắp,tôi đọc văn bản rất khó khăn,tuy giao tiếp bình thường rất ít bị.Cứ mỗi lần cầm văn bản là tim đập mạnh khó đọc được thành câu dài.Lúc nhỏ tôi thường hay đập đầu mình vào tường mỗi khi tức giận,lớn lên không như vậy nữa,liệu thói quen này có bị ảnh hưởng đến vùng ngôn ngữ hay không thưa bác sĩ.Tôi muốn đặt lịch khám và điều trị.Mong BS tư vấn giùm.Xin cảm ơn.
Mẹ Tên Trần Đức Thuỳ Hương ,con tên Võ Duy Hoà (26/03/2019)
Chào Bác Sĩ, cháu trai nhà tôi đi học lớp 1, từ nhỏ khi biết nói đã thấy cháu nói cà lăm rồi,gia đình cũng có chỉnh sửa nhưng càng lớn cháu càng nói cà nhiều hơn,và có khi kéo dài mặc dù cha mẹ vẫn kiên nhẫn dặn con nói từ từ,nhất là những lúc cháu phá cái gì mà bị la là hai tay run rẫy sau đó nói kéo dài càng nặng,kính mong bác sĩ hướng dẫn dùm cho gia đình cách khắc phục,cũng như có phương pháp điều trị dùm cháu,để cháu tự tin hơn trong cuộc sống,ở nhà không có ai bị vậy cả,thấy cháu nói mà tôi xót quá rất là tội,tôi cám ơn bác sĩ nhiều.
Hello Doctor (03/04/2019)
Chào bác, gia đình có thể đưa cháu đi khám bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết và cụ thể điều trị thế nào. Việc điều trị có thể không giúp cháu khỏi hoàn toàn nhưng phần nào khắc phục. Để hỗ trợ cháu, gia đình cần kiên nhẫn, cho cháu nói chậm lại. Gia đình nên để ý cháu hay bị lắp từ gì để từ đó hướng dẫn cháu bỏ thói quen đó. Gia đình cũng không nên gây sức ép cho cháu về việc nói lắp vì điều này khiến trẻ mất tự tin, trở nên tự ti. Khi căng thẳng, trẻ không kiểm soát được và sẽ càng nói lắp nhiều hơn.
Thân Văn Luyến(07/10/2019)
chào bác sĩ.
Em năm nay 20 tuổi, bị nói lắp từ khi khoảng 7 8 tuổi đến tận bây giờ không khỏi. E gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp hằng ngày. Lúc nói thường bị ngắt quãng, muốn nói mà k bật đc từ ra khỏi miệng. Giống như có cái gì chặn ở cổ họng vậy ạ.
Mong bác sĩ tư vấn giúp ạ

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...