Rò động tĩnh mạch màng cứng

Rò động tĩnh mạch màng cứng

Rò động mạch màng cứng là một căn bệnh nguy hiểm và biểu hiện rất đa dạng do sự nối thông trực tiếp từ động mạch cảnh trong và hoặc động mạch cảnh ngoài vào tĩnh mạch màng não cứng.

1. Rò động tĩnh mạch màng cứng là gì

2. Triệu chứng của bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng

4. Biến chứng của bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng

5. Điều trị bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng là gì?

Rò động tĩnh mạch màng cứng (tên tiếng Anh là Dural arteriovenous fistulas - dAVF) là tập hợp các tình trạng dị thể mà có các luồng thông động tĩnh ở mạch máu màng cứng. Chúng có biểu hiện rất đa dạng có thể là xuất huyết hoặc tăng áp tĩnh mạch, và là một thử thách trong việc điều trị.

Rò động tĩnh mạch màng cứng là một trường hợp của bệnh rò động tĩnh mạch. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh rò động tĩnh mạch, bạn có thể xem tại BỆNH RÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng

Cũng như bệnh rò động tĩnh mạch nói chung, biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng. Một số trường không có biểu hiện triệu chứng và không được phát hiện cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng. Biểu hiện của bệnh bao gồm:

  • Ù tai: tiếng o o hoặc tiếng chuông bất thường trong tai có thể là triệu chứng, đặc biệt khi rò động tĩnh mạch màng cứng xảy ra gần tai. Một vài bệnh nhân nghe thấy tiếng mạch đập gây ra khi dòng máu chảy qua chỗ rò.
  • Các triệu chứng tại ổ mắt, vấn đề về thị lực: khi rò động tĩnh mạch màng cứng gần mắt, bệnh nhân thường than phiền về suy giảm thị lực, đỏ và sưng mắt, và xoang sung huyết.
  • Đau đầu: đau đầu là triệu chứng thường gặp nhất với tất cả các loại Rò động tĩnh mạch màng cứng.
  • Triệu chứng như đột quỵ: tất cả các loại rò động tĩnh mạch có thể gây triệu chứng như đột quỵ và cơn động kinh nếu mạch máu bị vỡ. Xuất huyết trong não là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất có thể gây ra dị tật vĩnh viễn hoặc tử vong.
  • Liệt dây thần kinh sọ
  • Triệu chứng tăng áp tĩnh mạch
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Thiếu hụt thần kinh cục bộ

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng như trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị một cách tốt nhất, tránh những hậu quả xấu do bệnh gây ra. 

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng

Rò động tĩnh mạch màng cứng (dAVF) thường xảy ra và trong hầu hết các trường hợp đều không rõ nguyên nhân. Ở những bệnh nhân có nguyên nhân tiền căn, hầu hết xảy ra do kết quả của quá trình hình thành vi mạch gây ra bởi huyết khối xoang màng cứng trước đây (điển hình là xoang ngang). Các nguyên nhân khác bao gồm chấn thương và phẫu thuật não trước đó. Có thể thấy một số bệnh nhân có rò không rõ nguyên nhân có huyết khối không tiền triệu, đặc biệt là tình trạng tiền huyết khối do di truyền, (ví dụ như thiếu hụt antithrombin, protein C và thiếu protein S) có liên quan đến sự phát triển rò động tĩnh mạch màng cứng.

Trên và cạnh lều: (động mạch cảnh ngoài)

  • Động mạch giữa màng não
  • Động mạch thái dương nông (các nhánh transosseous)

Sàn sọ trước: (động mạch cảnh trong)

  • Nhánh sàng của động mạch mắt

Xoang hang: (động mạch cảnh trong và ngoài)

  • Động mạch thân màng não hố yên và Động mạch thân bên dưới
  • Động mạch màng não phụ

Sàn sọ sau: (động mạch cột sống và động mạch cảnh ngoài)

  • Các động mạch cột sống (cả hai là các thành phần dural và cơ bắp)
  • Chẩm và động mạch hầu lên

Nguyên nhân gây ra rò động tĩnh mạch màng cứng

4. Tác hại và biến chứng của bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng

Khả năng biến chứng xảy ra phụ thuộc vào sự đổ ra của tĩnh mạch (phản ánh trong hệ thống phân loại Cognard và Borden), và không phải do động mạch cung cấp.

Xuất huyết

  • Xuất huyết dưới màng cứng
  • Xuất huyết nội sọ
  • Xuất huyết dưới màng nhện

Sung huyết/tăng áp tĩnh mạch và phù nề

  • Tăng áp lực nội sọ
  • Nhuyễn tủy

6. Điều trị bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng

Chẩn đoán

Các xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán rò động tĩnh mạch màng cứng (DAVF) và giúp xác định kích thước, vị trí và mô hình dòng máu chảy.

Chụp mạch máu não: chụp X quang sẽ cho ta thấy cấu trúc của mạch máu và đây là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán rò động tĩnh mạch màng cứng. Khi tiến hành chụp X-quang, thuốc nhuộm được tiêm vào động mạch cấp máu cho não. Chúng sẽ chảy trong mạch máu đến não và biểu hiện bất kì vị trí tắc nghẽn hay rò rỉ nào của tĩnh mạch.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Trong xét nghiệm này, tia X được sử dụng để tạo hình ảnh 3 chiều của não và có thể giúp xác định bất kỳ chỗ chảy máu hoặc xuất huyết nào. Để có hình ảnh mạch máu chính xác hơn, chụp mạch máu não và chụp cộng hưởng từ (MRA) thường được chỉ định.

Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA): MRA sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh chi tiết của mạch máu. Sử dụng từ trường mạnh, nó sẽ tạo ra hình ảnh 3 chiều của não giúp phát hiện, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng và các rối loạn mạch máu khác. Trong một số trường hợp, sẽ tiêm thuốc nhuộm vào tĩnh mạch.

Hình ảnh rò động tĩnh mạch màng cứng

Hình ảnh rò động tĩnh mạch màng cứng

Điều trị bệnh

Điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng phụ thuộc vào các mạch máu có liên quan, loại rò, độ tuổi và bệnh đồng mắc của bệnh nhân, cũng như là các biểu hiện trực tiếp của triệu chứng do rò. 

Điều trị bảo tồn (đặc biệt Borden loại I và Cognard loại I và IIa)

Điều trị cao cấp (Borden loại II và III, Cognard loại IIb-V) có tỉ lệ tử vong mỗi năm ~10% và nguy cơ xuất huyết nội sọ ~8% mỗi năm cho nên có thể cân nhắc điều trị.

  • Nội mạch: kỹ thuật nội mạch, là thủ thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua các mạch máu, đã được phát triển để điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng một cách an toàn
  • Một phương pháp tiếp cận được gọi là phương pháp gây tắc mạch, làm giảm lưu lượng máu đến chỗ rò bằng cách làm nghẽn các mạch máu xung quanh đó. Trong thủ thuật này, lỗ rò được làm đầy bằng các cuộn dây, keo hoặc khối cầu được thiết kế đặc biệt để chặn mạch máu.
  • Xạ phẫu đích: Một số rò không thể hoàn toàn bị tắc nghẽn với thủ thuật gây tắc mạch và có thể phải phẫu thuật để phân tách hoặc đóng chúng. Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể cố gắng để đóng rò với những gì được gọi là xạ phẫu đích hoặc dao Gamma.

Khi bạn điều trị bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng tại Hello Doctor, bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ nhiều bác sĩ từ nhiều chuyên khoa để có thể khám, chữa toàn diện bệnh tật của mình. Liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Mai

    Tôi cũng bị căn bệnh rò động tĩnh mạch màng cứng này. Sau khi gặp bác sĩ Bình, tôi đã đỡ hơn rất nhiều. Cảm ơn bác sĩ Bình.

    05/10/2017
  • Nguyễn Thái Bình

    Tôi có người thân mắc căn bệnh này. Bài viết đã giúp tôi hiểu rõ hơn về bệnh.

    28/09/2017
pham duy linh (28/06/2018)
thong dong tinh mach mang cung tuy song cô

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...