Rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối

Con bạn sẽ có khi cư xử không đúng và có những hành động ngoài tầm kiểm soát của mình. Tuy nhiên, nếu trẻ liên tục giận dữ, cáu gắt, cãi lại, thách thức, thù hận với bạn hoặc những người lớn khác, thì có khả năng trẻ bị rối loạn thách thức chống đối. Khoảng 1/10 trẻ em dưới 12 tuổi mắc rối loạn này.

1. Bệnh rối loạn thách thức chống đối là gì

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn thách thức chống đối

3. Tác hại của bệnh rối loạn thách thức chống đối

4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thách thức chống đối

5. Điều trị bệnh rối loạn thách thức chống đối

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh rối loạn thách thức chống đối là gì?

Rối loạn thách thức chống đối bao gồm rối loạn hành vi và rối loạn tăng động giảm chú ý. Nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng như hung hăng, bạo lực và có thể là vi phạm pháp luật.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn thách thức chống đối

Các triệu chứng phổ biến của bệnh rối loạn thách thức chống đối là:

  • Dễ dàng tức giận, khó chịu hoặc dễ bị kích thích;
  • Thường xuyên giận dữ;
  • Hay tranh cãi quá mức với người lớn, đặc biệt là những người có quyền và gần gũi với trẻ, chẳng hạn như bố mẹ;
  • Từ chối làm theo quy tắc;
  • Cố ý làm phiền khiến những người khác khó chịu hoặc dễ bị khó chịu bởi những người khác;
  • Có lòng tự trọng thấp;
  • Dễ thất vọng;
  • Tìm cách đổ lỗi cho người khác về tai nạn hoặc hành vi xấu do mình gây ra;
  • Chủ động từ chối thực hiện yêu cầu và quy định;
  • Đổ lỗi cho người khác vì những sai lầm của mình;
  • Thường xuyên bùng phát cơn giận dữ và oán giận;
  • Thù hằn và tìm cách trả thù;
  • Chửi thề hoặc sử dụng ngôn ngữ tục tĩu;
  • Nói những những điều không hay hoặc có ý xấu khi buồn bã.

Rối loạn thách thức chống đối có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng:

  • Mức độ nhẹ. Các triệu chứng xảy ra trong một giới hạn, chẳng hạn như khi ở nhà, trường học, nơi làm việc hoặc với bạn bè;
  • Mức độ trung bình. Các triệu chứng xảy ra ít nhất ở hai môi trường hoặc nhiều hơn;
  • Mức độ nặng. Các triệu chứng xảy ra ở ba môi trường hoặc nhiều hơn.

Nếu không điều trị, rối loạn thách thức chống đối có thể dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng. Các triệu chứng của rối loạn hành vi bao gồm:

  • Nói dối;
  • Có những hành vi tàn bạo, độc ác với động vật và con người;
  • Lạm dụng thể chất hoặc tình dục với người khác;
  • Có các hành vi vi phạm pháp luật như cố tình đốt cháy, phá hoại hoặc ăn cắp.

Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Tác hại của bệnh rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là căn bệnh sẽ khiến cho con của bạn trở nên dễ kích động, có những hành động quá khích, chống đối lại người lớn. Bệnh nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của trẻ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thách thức chống đối

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thách thức chống đối, nhưng họ cho rằng việc sinh con, di truyền và yếu tố môi trường có thể đóng vai trò nhất định gây ra bệnh. Vấn đề về dẫn truyền thần kinh của trẻ cũng dẫn đến rối loạn thách thức chống đối cũng như các bệnh tâm thần khác. Trẻ sống trong gia đình có người bị bệnh thần kinh sẽ có khả năng mắc bệnh tâm thần, mặc dù các bác sĩ vẫn chưa giải thích được mối liên hệ này. Yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng đối với tiến triển bệnh rối loạn thách thức chống đối ở trẻ em, bao gồm:

  • Có kỹ năng làm cha mẹ kém (giám sát không đầy đủ, kỷ luật quá nghiêm khắc hoặc không phù hợp hay khước từ);
  • Xung đột hôn nhân;
  • Bạo lực gia đình;
  • Lạm dụng thể chất;
  • Lạm dụng tình dục;
  • Bỏ mặc;
  • Nghèo nàn;
  • Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ lạm dụng các chất gây nghiện.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn thách thức chống đối

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn thách thức chống đối

Theo ước tính, khoảng 1-11% dân số mắc bệnh này. Trước tuổi dậy thì, các bé trai thường dễ mắc bệnh hơn bé gái (1,4:1) và tỉ lệ này bằng nhau sau tuổi dậy thì. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn thách thức chống đối, chẳng hạn như:

  • Con bạn có tính cách nóng nảy: Tính cách bao gồm ít cảm xúc, phản ứng tình cảm thái quá và dễ thất vọng, sẽ dễ gây ra bệnh.
  • Con bạn từng bị lạm dụng, bỏ rơi, kỷ luật quá nghiêm khắc hoặc thiếu sự giám sát quan tâm của cha mẹ.
  • Trẻ sống với cha mẹ bất hòa hoặc cha mẹ sử dụng chất kích thích làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các cách điều trị bệnh rối loạn thách thức chống đối

Chẩn đoán

Các bác sĩ tâm lý khoa nhi sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách phỏng vấn bạn và bé để xác định vấn đề và nguyên nhân. Các bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá bệnh bằng cách tìm hiểu bệnh sử và khám lâm sàng cho các triệu chứng bé đang có.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Có rất nhiều phương pháp điều trị cho chứng rối loạn thách thức chống đối.

Những phương pháp điều trị tâm lý để điều trị bệnh, bao gồm:

  • Bố mẹ cần được đạo tạo để kiểm soát và tương tác với con mình tốt hơn, cũng như có thể đối phó phù hợp với các hành vi của trẻ. Bố mẹ và bé cũng nên tham gia các nhóm hỗ trợ xã hội để củng nhau chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm;
  • Liệu pháp chức năng gia đình nhằm giúp tất cả các thành viên gia đình có thể giao tiếp và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn;
  • Trẻ em cần được quan tâm một cách nhất quán. tất cả mọi người (kể cả bố mẹ, ông bà, giáo viên, người chăm sóc trẻ,… ) cần phải thống nhất cách đối xử và quản lý trẻ.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc để trị bệnh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có loại thuốc nhất định để điều trị rối loạn thách thức chống đối. Bác sĩ đôi khi có thể chỉ định một số thuốc để điều trị bệnh tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc trầm cảm. Bác sĩ thường sẽ kê những loại thuốc này trong đơn thước.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị bệnh rối loạn thách thức chống đối

Chế độ sinh hoạt

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Công nhận và khen ngợi nếu trẻ có những hành vi tốt, càng cụ thể càng tốt;
  • Hãy hành động theo cách bạn muốn con mình phải làm theo;
  • Lập ra những giới hạn để trẻ tuân theo và nên có người chăm sóc (như cha mẹ, ông bà và giáo viên) để giám sát các giới hạn;
  • Tạo cho trẻ thói quen tốt để làm theo, ví dụ như cho trẻ làm việc nhà;
  • Sẵn sàng với những thách thức. Lúc đầu, con bạn có thể không muốn hợp tác hoặc bé sẽ nhận thấy những phản ứng thay đổi của mẹ đối với hành vi của mình.

Mặc dù các triệu chứng của bệnh rối loạn thách thức chống đối dễ bị nhầm lẫn, nhưng ngay khi thấy con có các dấu hiệu của bệnh thì nên đưa con đi khám bác sĩ. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Mến

    Dạo gần đây con nhà tôi hay dễ nổi nóng, dù là chuyện nhỏ nhưng cũng có phản ứng hơi quá. Ban đầu tôi không để ý. Nhưng khi nghe một người quen nói rằng có thể cháu đang bị bệnh. Tôi mới đưa cháu đi khám thì mới phát hiện là cháu bị rối loạn thách thức chống đối. Sau khi điều trị thì bé đỡ hơn rất nhiều.

    05/10/2017
  • Hoàng Linh

    Cháu nhà tôi có các dấu hiệu như vậy , không biết có phải cháu mắc bệnh này không nữa. Có lẽ tôi phải đưa cháu đi khám thôi.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...