Thiểu năng tuần hoàn não - rối loạn thiếu máu não

Thiểu năng tuần hoàn não - rối loạn thiếu máu não

Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn thiếu máu não, là danh từ để chỉ trạng thái bệnh lý với nhiều biểu hiện khác nhau nhưng đều có chung một cơ chế sinh bệnh là thiếu máu nuôi não, dẫn đến thiếu oxy vì lưu lượng máu kém đến một vùng của cơ thể.

1. Hội chứng thiểu năng tuần hoàn máu não là gì ?

Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn thiếu máu não, là danh từ để chỉ trạng thái bệnh lý với nhiều biểu hiện khác nhau nhưng đều có chung một cơ chế sinh bệnh là thiếu máu nuôi não, dẫn thiếu oxy vì lưu lượng máu kém đến một vùng của cơ thể. Hiện nay, các bệnh mạn tính như nhiễm mỡ máu, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, nghiện rượu, thuốc lá...Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc, nam bị nhiều hơn nữ.

Thiểu năng tuần hoàn não hay gặp biểu hiện của hệ động mạch đốt sống thân nền vì cung lượng máu đến động mạch đốt sống chỉ bằng 10% cung lượng máu đến động mạch cảnh và vận tốc lưu thông ở đây cũng kém hơn. Người bình thường lưu lượng máu (tưới máu não là 55ml máu/100g não/phút), khi lưu lượng máu não đến não quá thấp (dưới 20ml/100g/phút) thì não sẽ bị thiếu máu (rối loạn tuần hoàn não). Hoạt động tim mạch bảo đảm hoạt động tưới máu não, nhất là huyết động học. Độ quánh của máu, lòng động mạch ảnh hưởng nhiều tới dòng chảy trong các mạch máu.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

2. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nề

Thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống thân nền là một bệnh rất hay gặp ở lứa tuổi trên 50. Nguyên nhân hay gặp nhất là do vữa xơ động mạch. Vữa xơ động mạch khu trú tại nơi xuất phát của động mạch não sau hoặc chỗ phân đôi của các động mạch, đoạn cuối động mạch đốt sống. Khi gặp các yếu tố kết hợp khác như huyết áp động mạch thấp sẽ có những biểu hiện của triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não. Một nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn động mạch đốt sống thân nền đó là tình trạng thoái hoá cột sống cổ, tuỳ mức độ thoái hoá khớp, mấu gai bên đốt sống gây chèn ép động mạch đốt sống. Đặc biệt một số động tác như quay đầu cổ đột ngột, hoặc gập cổ quá mức có thể chèn ép gây cản trở đường đi của động mạch đốt sống đối bên ở đoạn cổ (C1). Các bất thường bản lề đốt sống cổ C1 và lỗ chẩm cũng là những nguyên nhân hiếm gặp của thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền.

3. Thiểu năng tuần hoàn não ở người già

Là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, làm giảm sút sức khỏe, khả năng lao động. Nếu không dự phòng và điều trị tích cực sẽ gây nhiều biến chứng.

Nguyên nhân ở người già

Do xơ vữa thành mạch máu, do thoái hóa đốt sống cổ làm hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu lên não, do tuổi tác, cơ thể lão hóa, do chế độ dinh dưỡng và tập luyện thiếu hụt, chưa khoa học…

Các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não ở người già: Đau đầu kéo dài, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, dễ bị té ngã khi thay đổi tư thế đột ngột, buồn nôn và nôn, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm khó ngủ lại… Suy giảm trí nhớ, nhanh quên, khả năng tập trung – chú ý kém, thường xuyên bị tê bì, nhức mỏi chân tay

Phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở người già

Khi nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch hoặc nội thần kinh càng sớm càng tốt. Nên có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây, cá; hạn chế ăn thịt đặc biệt là thịt đỏ, mỡ động vật, đồ ăn nhiều muối, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, hạn chế các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước có ga, thuốc lá…thể dục thể thao đều đặn, lựa chọn những bài tập phù hợp với tuổi và thể trạng của bản thân. Các bài tập như yoga, dưỡng sinh, đi bộ, hít thở sâu… rất tốt cho người già phòng chống bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Lưu ý: Người già không nên tắm nước lạnh hay khi mới đi ngoài trời nắng về và mùa lạnh; giữ ấm cơ thể đúng cách; buổi sáng thức dậy cần ngồi dậy từ từ, tránh thay đổi tư thế đột ngột…

4. Thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ

Các biểu hiện thường gặp nhất về thiếu máu não ở người trẻ tuổi có thể là: đau đầu, ù tai, mất ngủ,  hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu do lưu lượng máu não giảm, giảm khả năng tập trung, ghi nhớ vào những việc đang xảy ra, hay nhầm lẫn, tính tình dễ nổi nóng, cáu gắt hơn và thay đổi cảm xúc một cách thất thường, cơ thể mệt mỏi, luôn luôn trong trạng thái “cạn năng lượng” ngay cả trong những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, da xanh xao nhợt nhạt. Tê bì nửa người hoặc tay chân

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi

Lối sống & sinh hoạt thiếu khoa học: đầu óc luôn căng thẳng, stress vì cuộc sống gia đình và công việc, ngồi nhiều trước máy tính, ít vận động – thể dục thể thao, chế độ ăn nhiều dầu béo... khiến khả năng lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể giảm sút.

Bệnh lý đốt sống cổ: Một số bệnh lý đốt sống cổ như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ,… cũng là nguyên nhân gây thiếu máu não. Bởi các mạch máu chính dẫn máu lên não đi qua vùng cổ, và khi nơi này bị bất thường về cấu trúc hay thoái hóa sẽ chèn ép các mạch máu từ đó cản trở quá trình lưu thông máu lên não. 

Bệnh thiếu máu: thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu do thiếu sắt, do tủy xương ngừng sản xuất tế bào máu hoặc do bệnh mạn tính như lao, HIV, ung thư, bệnh thận,...

Huyết áp thấp: do áp lực máu lên thành mạch quá thấp không thể đưa máu từ tim lên não, biểu hiện dễ nhận biết nhất là hoa mắt, chóng mặt.

Bệnh tim mạch: Ở nhiều người có các bệnh lý về tim mạch như bệnh van tim, bệnh cơ tim, xơ vữa động mạch, huyết áp cao… khiến cho tim hoạt động kém, không bơm đủ lượng máu cần thiết lên não.

Dị dạng mạch máu não: Làm tăng nguy cơ tắc nghẽn và cản trở dòng máu về não.

5. Thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ mang thai

Thiếu máu não khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Theo thống kê có khoảng 30% thai phụ gặp phải chứng thiếu máu não. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể người phụ nữ sẽ nhiều hơn bình thường nhưng các tế bào hồng cầu trong máu sẽ không tăng lên nhiều. Do đó, việc thiếu đi các tế bào hồng cầu này trong máu sẽ dẫn đên tình trạng thiếu máu. Chế độ dinh dưỡng của các mẹ bầu không được đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, từ đó dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Về lâu dài bệnh sẽ được hình thành.

Khi bị thiếu máu não, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện bất thường như cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da xanh tái, cảm giác khó thở, đau đầu, chóng mặt….. gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Trên thực tế, thiếu máu não không phải là căn bệnh khó chữa. Nếu người bệnh chẩn đoán bệnh chính xác và thực hiện chế độ ăn uống bổ sung các loại thực phẩm cần thiết thì chắc chắn bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện hoàn toàn.

Nguyên nhân gây thiếu máu não khi mang thai: Thai nhi hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng của mẹ qua dây rốn để lớn lên. Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, cơ thể người mẹ cần rất nhiều máu. Tuy nhiên, lượng hồng cầu trong máu không thay đổi nhiều và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai.Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng cao hơn so với bình thường để phù hợp và đáp ứng nhu cầu sinh lý của người mẹ và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến bị thiếu máu và cơ thể suy nhược.Chất sắt là thành phần chính cấu tạo máu. Do vậy nếu cơ thể bị thiếu sắt sẽ gây thiếu máu và gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, người mệt mỏi.

Thiếu máu não khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi: Thiếu máu trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì: Đây là thời điểm quan trọng đối với sự hình thành cơ thể của thai nhi. Thiếu máu trong giai đoạn này sẽ dẫn đến sinh non hoặc bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân, ngoài ra còn có nguy cơ dị tật bẩm sinh. Thiếu máu trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Trong giai đoạn giữa và cuối thai kì, nếu mẹ bầu bị thiếu máu có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Cách đề phòng bệnh thiếu máu não khi mang thai: Cách tốt nhất để phòng chống thiếu máu não thời kỳ mang thai là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều thành phần chất tạo máu. Thực phẩm chứa nhiều sắt gồm các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, trứng, gan,…; các loại đậu, trái cây khô. Thực phẩm chứa nhiều Acid folic: Các loại rau xanh, đậu quả, nước ép trái cây, các hạt nẩy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…) đều giàu folat. Bên cạnh chế độ ăn uống, để phòng chống thiếu máu não khi mang thai, hàng ngày thai phụ cần uống bổ sung thêm viên sắt/folat (loại viên chứa 60 mg sắt nguyên tố và 0,4 mg acid folic) ngay từ lúc bắt đầu có thai đến sau khi sinh 1 tháng. Chị em cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, tăng cường vận động nhẹ, tạo tâm lý thoải mái giúp tăng cường lưu thông máu và phòng tránh các dấu hiệu của bệnh có thể xảy ra.

6. Đột quỵ thiểu năng tuần hoàn não

Là một trong 3 loại đột quỵ, loại đột quỵ này là do tắc nghẽn trong động mạch cung cấp máu cho não. Sự tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu và oxy đến não, dẫn đến tổn thương hoặc chết tế bào não. Nếu lưu thông không được phục hồi nhanh chóng, tổn thương não có thể vĩnh viễn

Một loại đột quỵ khác là đột quỵ do xuất huyết, trong đó một mạch máu trong não bị vỡ và gây chảy máu. Sự chảy máu chèn ép mô não, làm hư hại hoặc giết chết nó.

Loại đột quỵ thứ ba là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Loại đột quỵ này là do tắc nghẽn tạm thời hoặc giảm lưu lượng máu đến não. Các triệu chứng thường tự biến mất.

Khoảng 87% các loại đột quỵ là do thiếu máu não

7. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não:

Các triệu chứng của bệnh gợi ý lúc đầu thường xuất hiện thoáng qua, sau tiến triển, hay tái phát. Các tổn thương có thể lan toả rải rác hoặc có khi khu trú. Các triệu chứng đó là

Nhìn bên ngoài: kém nhanh nhẹn; kèm theo cơ nhẽo, niêm mạc khô, tóc rụng.

Đau đầu: đau lan tỏa, có tính co thắt hoặc khu trú vùng chẩm gáy - trán. Đau tăng khi căng thẳng thần kinh; cảm giác nặng nề, u ám. Nhức đầu rất thường gặp do hậu quả của rối loạn tuần hoàn hoặc thiếu máu. Đau sau gáy, vùng chẩm, đôi khi đau âm ỉ hoặc từng cơn lan lên nửa bên đầu.

Rối loạn cảm giác: đau tay chân và toàn thân, đau kẽ liên sườn, chuột rút, rối loạn thần kinh thực vật, cảm giác kiến bò, tê 1/2 người, tai ù như có tiếng ve kêu, nóng đầu.

Thực thể: run các ngón tay khi đưa tay thẳng, nghiệm pháp Romberg (+).

Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ.

Rối loạn sự chú ý: giảm sự chú ý, hay đãng trí hoặc chỉ chú ý đến một việc nào đó mà không còn phù hợp với hoàn cảnh lúc đó nữa

Rối loạn tri giác: khả năng nghe giảm hơn, hẹp thị trường.

Rối loạn trí nhớ: giảm trí nhớ gần, khả năng sắp xếp lại theo trình tự giảm, ý nghĩ lộn xộn, nhầm.

Rối loạn xúc cảm: dễ cáu, dễ xúc động.

Chóng mặt và rối loạn thăng bằng, cảm giác lảo đảo thoáng qua hoặc xoay tròn kiểu rối loạn tiền đình. Các cảm giác trên có thể thoáng qua hoặc tăng lên khi thay đổi tư thế kéo dài nhiều giờ đến vài ngày. Có thể tự hết hoặc dùng thuốc chữa triệu chứng đỡ

Rối loạn vận nhãn, nhìn đôi, nhìn sang hai bên mờ hoặc có ám điểm kéo dài trong vài giây vài phút. Các triệu chứng này xảy ra đột ngột khi từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng. Có thể gặp ảo thị.

8. Các phương pháp điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Điều trị bệnh có hiệu quả phải tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc. Kết hợp với điều trị triệu chứng.

Mục tiêu đầu tiên sẽ là phục hồi hơi thở, nhịp tim, và huyết áp lại bình thường. Nếu cần thiết sẽ giảm áp suất tại não bằng thuốc điều trị.

Phương pháp điều trị chính là bằng cách tiêm tPA, thuốc kích hoạt plasminogen của mô sẽ khiến các cục máu đông tan ra. Hiệp hội tim mạch và đột quỵ của Mỹ đã chỉ ra rằng thuốc tPA sẽ hoạt động tốt nhất khi được dùng trong vòng 4 giờ 30 phút từ khi bắt đầu cơn.

Thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não:

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh này, tùy cơ chế bệnh sinh mà bệnh nhân sẽ được dùng các loại thuốc điều trị khác nhau.

Các thuốc có cả dạng tiêm và uống như tanganil; thuốc dạng uống đơn thuần như sibelium; beta serc; dedalon…

Các thuốc cải thiện tuần hoàn não tác động trên nhiều cơ chế khác nhau như: stugeron làm giãn mạch não hoặc tăng cung cấp ôxy não như duxil hoặc tăng lưu thông mạch máu như piracetam…

Nếu huyết áp thường xuyên thấp hơn bình thường, dùng các thuốc nâng huyết áp (heptamyl) hoặc uống trà gừng, trà sâm hằng ngày vào buổi sáng. Một số thuốc nguồn gốc Đông y cũng được sử dụng có hiệu quả như hoạt huyết dưỡng não, thuốc có chứa thành phần giloba…

Tuy nhiên, để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn thì phải tìm nguyên nhân và điều trị tận gốc nguyên nhân, kết hợp với điều trị triệu chứng. Không nên tự ý mua thuốc về dùng vì sẽ rất nguy hiểm. Thuốc có thể chỉ định được cho bệnh nhân này nhưng với người bệnh khác lại là chống chỉ định.

Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não (hay thiếu máu não) là trạng thái nhất thời, xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh, thường hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và có xu hướng lặp lại nhiều lần, thường gặp ở những người đứng tuổi, đặc biệt ở người lao động trí óc. Thiểu năng tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày và gây biến chứng nặng nề khiến bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu não nên rất nguy hiểm đến tính mạng. Khi thiếu máu não nặng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm như:

Thiếu oxy lên não: Não không có đủ oxy để hoạt động, khiến người bệnh hay bị nhầm lẫn. Nếu không giải quyết sớm tình trạng này sẽ gây tổn hại mô não, có thể dẫn tới hôn mê, thậm chí tử vong.

Đột quỵ não: Là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tàn tật, nguyên nhân thứ hai dẫn tới chứng sa sút trí tuệ và là “sát thủ” thứ 3 gây tử vong ở người lớn. Nhiều người nhầm tưởng rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi, nhưng với người trẻ tuổi bị thiếu máu não kéo dài rất dễ dẫn tới đột quỵ sớm.

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua: Thiếu máu cục bộ thoáng qua gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ, nhưng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn từ vài phút đến 1 giờ. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm rằng đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Chứng liệt não: là hình thức phổ biến của chứng sa sút trí tuệ do thiếu máu não với biểu hiện suy giảm trí tuệ từ từ, ngoài ra không có biểu hiện gì khác.

Thiểu năng tuần hoàn não có chữa khỏi được không

Thiểu năng tuần hoàn não hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và tiến hành chữa trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện có rất nhiều cách điều trị thiểu năng tuần hoàn não.

Khám chữa bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở đâu

Ở các cơ sở y tế cấp quận trở lên có các khoa tim mạch và thần kinh đều có thể khám bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Ví dụ như: bệnh viện đại học y hà nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện trung ương quân đội 108, bệnh viện nhân dân 115, bệnh viện y dược TP.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy.

9. Phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não

Phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa thiếu máu não là kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Giữ một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục sẽ không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể, mà còn cải thiện lưu thông máu. Nó cũng là một ý tưởng tốt để tránh hút thuốc và uống rượu, vì điều đó có thể thúc đẩy đông máu và các bất thường khác về sức khỏe có hại.

Ngoài ra, bạn nê thực hiện những điều sau:

  • Kiểm soát huyết áp
  • Không hút thuốc
  • Giảm cân và kiểm soát cân nặng tối ưu
  • Vận động thường xuyên hơn
  • Xác định và kiểm soát rung nhĩ
  • Kiên quyết trong việc điều trị các cơn đột quỵ ngắn và cơn thiếu máu não thoáng qua
  • Điều trị các vấn đề về hệ tuần hoàn như là bệnh về động mạch ngoại vi, bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu máu nặng...
  • Kiểm soát đường huyết và nồng độ Cholesterol xấu trong máu
  • Uống rượu điều độ, bỏ rượu càng tốt
  • Ăn một chế độ ăn ít muối và giàu Kali
  • Hiểu rõ các dấu hiệu về đột quỵ và phản ứng kịp thời

Thiểu năng tuần hoàn não kiêng gì?

Kiêng các loại thức ăn nước uống không lành mạnh như là bia rượu, thuốc lá, đồ ăn dầu mỡ nhiều.

Hạn chế các chất tạo ngọt nhân tạo, sô cô la, sữa béo, nước ngọt, cà phê, trà đen... không tốt tới não bộ.

Một chế độ ăn ít chất béo gồm rau, ngũ cốc, đậu, cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, thịt trắng (như thịt gà, thịt lợn nạc), và tránh xa thuốc lá giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì?

Tăng cường đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là các loại thực phẩm giúp bổ sung sắt bao gồm táo, măng tây, chuối, súp lơ, trứng, các loại rau lá xanh đậm, đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt.

Ăn thêm thức ăn hoặc trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, xoài,… sẽ rất tốt để tăng cường hấp thu sắt. Cùng với sắt, các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong tạo máu, nên lựa chọn thực phẩm như gan, men bia…

Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thanh Tâm

    Chào bác sĩ. Người nhà tôi bệnh này nhờ bác sĩ giúp đỡ nên bện tình thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    17/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...